Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

April 6, 2008

Thấy gì qua một phát biểu của ông Ðồ Hoàng Ðiềm tại Thượng Viện Hoa Kỳ

Ðặng Vũ Chấn 

Gần đây, có những nỗ lực thổi lớn để công kích câu trả lời của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, đối với TNS James Webb trong buổi dìều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 12-3-08 vừa qua.

Những sự công kích trên đã vô tình hay cố ý bỏ quên toàn bộ những lời trình bày khác hoàn toàn có lợi cho đấu tranh chống VC của ông ĐH Điềm cũng trong buổi điều trần này mà chỉ xoáy mạnh vào một đoạn nhỏ sau đây khi TNS Webb hỏi :

WEBB: (…) Mr. Diem, have you been able to examine situations inside Vietnam where the people who are family members and close associates with the former government are still suffering a special type of discrimination? (Ông Điềm, ông đã có thể xem xét những trường hợp ở VN trong đó những người là thân nhân hay liên hệ chặt chẽ với chính quyền trước đây (VNCH) vẫn còn bị ngược đãi một cách đặc biệt hay không?)
……
DIEM: For a long while, after the end of the war, that was and had been the situation. Actually, Supervisor Janet Nguyen — in her testimony, she did refer to the fact that her family suffered greatly, and that lasted a long time. However, my understanding is that by the late ’80s into the ’90s, the situation seems to have faded away, if you will. So, right now, at this point, there’s no particular incident that I am aware of. Now is that still going on? I have to say that I’m not 100 percent certain, but I do know that it did go on, and I have talked to people who have suffered that greatly, but, like I said, until the late ’80s, early ’90s, that…(Trong một thời gian dài sau khi chiến tranh chấm dứt, tình trạng ngược đãi đó đã xẩy ra. Và chính Bà Giám sát viên Janet Nguyễn trong bài điều trần của bà ta cũng đã nói đến kinh nghiệm của chính gia đình bà, đã phải gánh chịu khổ đau trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo tôi hiểu thì bắt đầu vào cuối thập niên 80 và kéo dài qua thập niên 90 thì tình trạng này dường như phai nhạt đi. Do đó, ngay giờ phút này, chính bản thân tôi không được biết có còn trường hợp ngược đãi đặc biệt nào hay không. Nếu hỏi ngay giờ phút này có còn xẩy ra hay không? Tôi phải nói là tôi không dám chắc 100%, nhưng điều tôi biết chắc là nó đã xẩy ra. Chính tôi đã được nghe kể lại từ rất nhiều người trực tiếp là nạn nhân của sự ngược đãi đó, nhưng vào cuối thập niên 80 và qua thập niên 90…)

WEBB: Well, I’m personally aware that it went on well into the ’90s .(Tôi thì lại trực tiếp biết rằng nó vẫn tiếp diễn sang thập niên 90 …)

Từ mẫu đối thoại trên , người ta đã lên án ông Điềm nào là phạm tội tầy trời, nào là phản bội chính nghĩa quốc gia và công sức đấu tranh của đồng bào, nào là tiếp tay bênh vực VC giết chết dự luật nhân quyền tại Thượng Viện v.v… Những lời lên án chụp mũ khắc nghiệt này đã làm cho một phóng viên tự do trẻ Trần Đông Đức, đang cộng tác với đài BBC, có mặt tại chỗ hôm điều trần, phải lên tiếng qua bài “Cần Phải Công Bằng và Trung Thực” để nói lên lời công đạo dù sau đó anh cũng đã phải chính mình nhận lãnh những lời chụp mũ.
Bình tĩnh lại, không để cho lòng yêu nước và tinh thần hăng say chống cộng của mình bị lợi dụng khích động lôi kéo vào những chuyện chống báng chụp mũ nhau lung tung trong hàng ngũ đấu tranh, ta thấy gì qua đoạn phát biểu ngắn trên của ông Đỗ Hoàng Điềm:
1-       Không như những lời dịch không đúng vô tình hay cố ý bóp méo rằng ông Điềm đã khẳng định rằng tình trạng kỳ thị thành phần chế độ VNCH đã chấm dứt (stopped, ceased) từ năm 90, ông Điềm đã dùng từ “faded away” có nghĩa là phai nhạt đi. Có nghĩa là cái sự kỳ thị không còn rõ nét nữa trên mặt biểu kiến. Và điều này không sai sự thật khách quan. Vì nhu cầu sinh tồn, cứu vãn chính mình, mở cửa ra bên ngoài với bộ mặt đổi mới, CSVN đã phải không dám trắng trợn kỳ thị thành phần mà chúng từng gọi Ngụy Quân Ngụy Quyền, và ngay cả không còn dám dùng chữ Ngụy Quân Ngụy Quyền nữa hiện nay. Hãy hỏi những cưu quân cán chính VNCH từng đi đi về về VN một cách phơi phới xem bao nhiêu người trong đó đã bị kỳ thị sau này.
2-       Việc ghi nhận một thực tế khách quan trên, tuy có làm một số ngườI bất mãn khi không thấy toàn 100% là lờI kết tộI VC như họ thích nghe, không làm hại công cuộc đấu tranh như có người hô hoán, mà nó duy trì sự khả tín của ông Điềm đ/v đối tượng chính là các TNS Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ và Tây Phương nói chung rất kỵ những lối nói một chiều mà họ cho là tuyên truyền theo lối Phát Xít hay CS. Nếu ông Điềm mà chối bỏ thực tế hiện tượng biểu kiến trên để mà cứ khẳng định CSVN vẫn còn trắng trợn tiếp diễn kỳ thị như trước đây, thì đối tượng TNS Hoa Kỳ sẽ không còn tin tưởng vào giá trị của toàn bộ những phát biểu trước của ông, vì họ sẽ đánh giá ông chủ Tịch Đảng Việt Tân này nói một chiều cứng ngắc chủ quan theo lối tuyên truyền của CS. Và lúc đó sẽ lạc nhịp một cách bất lợi với TNS Webb khi chính ông này lúc sau cũng đã nói: That seems to have gone away to a certain extent in recent experience.. .điều này (sự kỳ thị) có vẻ đã biến đi ở một mức độ nào đó, qua những kinh nghiệm gần đây. Muốn có tính thuyết phục cao vớI các vị dân cử Hoa Kỳ, ngườI điều trần phảI hoặc là nhân chứng trực tiếp có thể chia xẻ cảm xúc là nạn nhân của mình cho mủI lòng ngườI nghe hoặc, nếu không phảI là nhân chứng trực tiếp, phảI là ngườI chứng tỏ được sự chân thật khách quan trung thực của mình. Và ông Ðồ Hoàng Ðiềm đã làm điều đó một cách tự nhiên.
3-       Ông Ðiềm đã bị ông Webb cắt lờI nên ta không biết ông còn định nói gì thêm, định kết luận như thế, hay sau đó mớI trình bày là nhưng trên mặt bề sâu những sự kỳ thị ngược đãi vần còn v.v.. Dù muốn dù không, sự dừng lạI ở đó đã chỉ nói lên một nửa sự thật, và ta có quyền phê bình là sự trình bày này của ông Ðiềm đã không đạt. Và tôi rất vui khi thấy ông Ðiềm cũng tự thấy điều đó để mà sau đó viết thư minh chính gửi ông Webb và xin lồI bà con. Ðiều này thể hiện thái độ khiêm cung biết phục thiện của ngườI lãnh đạo đảng VT. Và tôi tin chắc ông đang thấy đây lạI thêm một kinh nghiệm rút tỉa để tự canh tân tôi luyện cho càng ngày càng sắc bén hữu hiệu hơn
4-       Ông Webb cắt lờI ông Ðiềm để khoe hay chia xẻ rằng chính ông trực tiếp biết sự kỳ thị vần còn tiếp diễn sang tớI thập niên 90, rồI tự ông kể ra một loạt các sự việc và thành phần khác nhau bị VC kỳ thị. VớI cái nhìn bi quan đầy cảm tính, ngườI ta có thể cảm thấy quê khi thấy một ngườI Mỹ ngoạI cuộc ra vẻ còn biết rành hơn ngườI Việt về một số vấn đề trong nước. Nhưng vớI cái nhìn lạc quan cân nhắc lợI hạI cho đấu tranh, thì đây lạI là một điều hay. Vì mục đích của buôi điều trần từ phía ta không phảI cho ngườI Việt mà là cho các đốI tượng TNS Mỹ hiểu và cảm nhập được những điều ác và phi lý của VC. Còn gì hay hơn khi những điều ta muốn họ cảm nhận lạI chính được phát ra từ miệng của một ngườI Mỹ khách quan ngay từ trong hang ngũ đốI tượng ta cần tranh thủ. Vô hình chung, đây lạI trở thành điểm may, đạt của ta cho buôi điều trần.
Nhưng dù có hay hay dở, dù những phần đạt được nhiều hơn chưa đạt hay ngược lạI, ta cũng nên đặt vai trò của cuộc điều trần và các ngườI điều trần vào đúng vị trí thực sự của nó. 
Thứ nhất, buôi điều trần hoàn toàn không có tính cách quyết định cho số phận dự luật nhân quyền tại Thượng Viện, cho nên nếu nó có thành công thì cũng chưa phảI là điều đáng ăn mừng và nếu nó có chưa đạt thì cũng không phảI là trờI xập như một số những lờI tấn công ông Điềm đang muốn tạo ấn tượng. Nó chỉ là bước đầu tiên tạo dịp cho vấn đề nhân quyền VN được lắng nghe nghiêm chỉnh tạI Thượng Viện HK, để dự luật nhân quyền có cơ may khỏI bị nhận chìm xuồng tại đó như những năm trước đây,
Thứ hai, những ngườI được mờI điều trần hoàn toàn không được mờI vớI tư cách là đạI diện cho tập thể nào khác ngoài cá nhân và tổ chức cơ quan của họ. Và những tiếng nói của họ dù có tính thuyết phục hay không, cũng không thể có ảnh hưởng quyết định lên thái độ hành xử của các TNS HK đốI vớI dự luật nhân quyền. Cho nên những lời hô hào bà con ký tên vào một kiến nghị thư để tâu mach vớI chính giớI HK rằng Chủ tịch đảng Việt Tân không phảI là đạI diện của ngườI Việt HảI ngoạI thực ra chỉ là những toan tính khích động kéo bà con nhiệt tình chống cộng vào một trò chơi tản lực phí thì giờ qua đó ngườI ta cố dán phong mão cho nạn nhân để có cớ hè nhau đuổI đánh nạn nhân để thi đua giựt xé rách phong mão đó.
Muốn đẩy thành công dự luật nhân quyền mà bà con ta đã dày công vận động được qua Hạ Viện, ngườI Việt tạI Hoa Kỳ cần phảI tiếp tục khai thác, bước tiếp lên trên thành quả hé mở cánh cửa Thượng Viện qua buổI điều trần vừa qua. Thái độ đấu tranh đứng đắn là phảI liên tục mở ra những cuộc vận động các TNS của mình, vận động sao cho có nhiều cuộc điều trần kế tiếp về nhiều góc cạnh khác nhau, để vấn đề VN được nghe và nói lên nhiều hơn nữa tạI Thượng Viện, thay vì vô tình hay cố ý lạc hướng hè nhau đập vỡ viên gạch lót đường mà chủ tịch đảng Việt Tân Ðồ Hoàng Ðiềm đã vất vả đưa mình để làm.
Ðặng Vũ Chấn

Leave a Comment »

No comments yet.

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Leave a comment

Blog at WordPress.com.