Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

April 30, 2008

Gạo VN trở thành vũ khí chiến lược của Bắc Kinh !!!

Đoàn Hưng Quốc

Mỗi quyết định của đảng Cộng Sản Việt Nam đều có hai, ba mặt trái mà thông thường hưởng lợi là bọn đầu cơ, giai cấp cầm quyền tay sai và đế quốc Trung Hoa chớ không phải nhân dân Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới tăng vọt hơn gấp đôi, nhà nước ra lệnh ngưng sản xuất để bảo đảm an toàn thực phẩm. Thoạt nghe thì có lý nhưng xem lại thì nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt thòi vì vật giá tăng mà gạo lại giữ giá vì không bán được. Các chuyên viên kinh tế và nông nghiệp của VN cũng lên tiếng phản đối, họ nhận xét rằng với phương thức sản xuất hiện thời VN không sợ bị thiếu gạo, mà trái lại cần bán ra nước ngoài để tăng lợi nhuận và mức sống của nông dân.

Mặt trái thứ nhất, trước đây có nhiều bài phân tích cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đã ký nhiều hợp đồng với Phi-Luật-Tân và Indonesia với giá 350 đô-la/tấn (so với thị trưòng hiện thời là 750 đô-la/tấn), bây giờ mua gạo mới lắp vào kho sẽ bị thua lỗ nặng nề nên vận động tạm ngưng xuất cảng nhằm kềm giá gạo của nông dân.

Mặt trái thứ nhì, Trung Quốc can thiệp không để VN xuất cảng gạo hầu biến vựa lúa miền Nam thành kho lương thực dự trữ của mình. Từ khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu ăn uống tiêu thụ của dân Trung Hoa cũng tăng, bên cạnh đó một số diện tích đất đai canh tác bị mất vì phát triển đô thị, nên hiện tại giá thực phẩm tăng vọt, ngũ cốc khan hiếm. Trong tương lai nếu xảy ra nạn đói thì có nguy cơ dân nghèo nổi loạn là mối lo canh cánh của Bắc Kinh. Trong ba nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất, Thái Lan đã xuất cảng nhiều năm nên các quan hệ buôn bán với thế giới vững chắc và khó bị khuynh đảo; Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì nên phải lo phần mình trước, hơn nữa với Trung Hoa có những tỵ hiềm chiến lược và ngấm ngầm nên nhất quyết sẽ không có thiện ý giúp đỡ; chỉ còn Việt Nam với bộ chính trị bị xỏ mũi và nền kinh tế bị lũng đoạn, đối với nhà cầm quyền thì Bắc Kinh “khuyến cáo” không nên xuất cảng gạo ra thế giới để bảo đảm an toàn lương thực trong nước và giúp đỡ nước láng giềng (!) khi cần thiết, còn về mậu dịch thì Trung Quốc tung lái buôn vào mua gạo với giá cao hơn thị trường – nhưng thấp hơn giá quốc tế. Sau đó gạo chở lậu qua biên giới đường bộ rẻ mà lại không đóng thuế xuất cảng, phí tổn quá thấp so với mua gạo chở đường biển qua các cửa khẩu xuất cảng của Thái Lan và Ấn Độ.

Mặt trái thứ ba có dính líu đến quần đảo Trường Sa: Phi-Luật-Tân là một trong các nước giành  chủ quyền nhưng lại nhập khẩu gạo hàng đầu, hiện phải đối phó với tình trạng dân nghèo nổi loạn vì thiếu lương thực. Bán gạo cho Phi thứ nhất là giúp giải quyết nạn đói tạo ổn định xã hội, nhân đó củng cố vị thế trên bàn thương thuyết… của Trung Quốc, bởi vì điều kiện để sản xuất gạo VN là do Bắc Kinh đặt ra, Trung Hoa (và tay sai) hưởng lợi chớ còn dân Việt chỉ nay lưng ra làm công giá rẻ trên chính đất nước của mình phục vụ bá quyền.

Mặt trái thứ tư là các nước Phi Châu cũng đang có nguy cơ bị đói vì giá lương thực lên cao. Đây lại là nơi mà Trung Quốc cần bành trướng ảnh hưởng để chiếm đoạt tài nguyên và thị trường mậu dịch, Trung Quốc xử dụng gạo Việt Nam như một vủ khí chiến lược để khuynh đảo các lực lượng chống đối và củng cố các thành phần thân thiện.

Trong hoàn cảnh thua thiệt mọi bề thì người dân Việt Nam cũng có một điều lợi, là Trung Quốc sẽ cẩn trọng trong việc điều tiết lưu lượng nước tại các đập thượng nguồn sông Hồng và sông Cửu Long để các vựa lúa sản xuất đầy kho lương thực.

Dân tộc chỉ còn có một biện pháp đối phó duy nhất là phải tranh đấu dân chủ hoá đất nước càng sớm càng tốt để bọn  cầm quyền tay sai không còn chỗ đứng, rồi từ đó trên dưới một lòng cứng rắng nhưng mềm dẽo trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc.

http://www.doi-thoai.com/baimoi0408_423.html


Giải pháp hành chính cho giá gạo VN
 
Giáo sư Võ Tòng Xuân từ Đại học An Giang
Giáo sư Võ Tòng Xuân từ Đại học An Giang

Dù giá gạo tại Việt Nam đã tạm thời “hạ sốt” nhưng truyền thông trong nước vẫn đặt câu hỏi liệu nền kinh tế quốc gia có phải đang không ổn định vì dựa trên xuất khẩu lúa gạo và chịu tác động của giới đầu cơ.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, từ Đại học An Giang, cho rằng nhà nước hoàn toàn có thể khống chế được vấn đề giá gạo.

Trong cuộc trao đổi với BBC Việt ngữ ngày 28.04, GS Xuân, một chuyên gia khuyến nông cho rằng thị trường lúa gạo ở Việt Nam hoàn toàn không gặp vấn đề sút giảm khối lượng cung cấp.

Theo ông, việc giá gạo tăng đột biến trong mấy ngày gần đây là do bàn tay của giới doanh thương buôn bán thóc gạo đầu cơ và ghìm giá nhằm trục lợi.

Năm tầng nấc gạo

Giáo sư Xuân cho hay có ít nhất năm tầng nấc trong hệ thống phân phối lúa gạo, đặc biệt ở đồng bắng Sông Cửu Long. Đó là thương lái buôn thóc gạo ở cấp xã, thương lái ở cấp huyện, thương lái chế biến gạo, công ty và các tổng công ty.

 Chính việc không xuất khẩu gạo do sợ liên quan đến an ninh lương thực là một nguyên nhân làm cho những người nắm gạo ở trong nước rất mừng
 
Giáo sư Võ Tòng Xuân

 

Chính những người thương lái các cấp này có vai trò quyết định trong việc ghìm giữ hoặc giải phóng phân phối thóc gạo.

Người đứng đầu đại học An Giang cho hay, việc đầu cơ thóc gạo của các thương lái năm nay còn được tiếp sức bởi một quyết định mà theo ông là không hợp lý của Chính phủ.

Ông nói: “Chính việc không xuất khẩu gạo do sợ liên quan đến an ninh lương thực là một nguyên nhân làm cho những người nắm gạo ở trong nước rất mừng.”

“Những người này tiếp tục mua gạo với giá rẻ và neo gạo lại, làm cho giá thóc gạo tăng lên”.

Ông Xuân cũng nói quyết định đóng cửa xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện đang làm cho Thái Lan được hưởng lợi lớn. Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam này, đang một mình một ngựa độc diễn “đẩy giá gạo lên” trên thế giới như họ muốn.

Biện pháp hành chính

Chuyên gia khuyến nông từ Đại học An Giang cho hay trong ngắn hạn, Chính phủ cần có các biện pháp giải thích, động viên kể cả hành chính đối với giới đầu cơ thóc gạo.

Giáo sư Võ Tòng Xuân nhắc lại một chuyện được cho là giai thoại khi người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Cộng hoà, ông Nguyễn Cao Kỳ, vào năm 1966 đã đe doạ sử dụng hình phạt tử hình với 12 nhà đầu cơ gạo lớn nhất của miền Nam khi giá gạo đột nhiên leo thang sau khi ông Kỳ lên nhậm chức.

“Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau cuộc gặp mặt với Tướng Kỳ, giá gạo Sài Gòn và Đồng Bằng Sông Cửu Long hạ ngay xuống”.

Ông Xuân tin rằng, Chính phủ Việt Nam hiện nay, nhất là với lực lượng công an cơ sở trải khắp, nắm rất rõ ai là người đầu cơ gạo. Và chính quyền hoàn toàn có thể ra lệnh để những người này phải bán gạo ra thị trường.

Ngoài ra, Chính phủ nên mở trở lại thị trường xuất khẩu gạo trong nước để việc sản xuất, phân phối lưu thông được diễn ra bình thường và làm giảm khả năng can thiệp của giới thương lái đầu cơ.

Chưa có thống kê chính thức nào của Chính phủ về tổn hại do việc giá gạo tăng đột biến gây ra cho người tiêu dùng ở Việt Nam

Về lâu về dài, giáo sư Võ Tòng Xuân đề nghị, nhà nước cần tiến hành đồng thời một loạt biện pháp để ổn định sản lượng, khống chế giá cả và điều tiết thị trường thóc gạo.

Vẫn theo lời ông Xuân, Chính phủ nên sử dụng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như một cơ quan tham vấn chiến lược về vấn đề sản xuất, lưu thông, xuất khẩu gạo. Bộ này cần nâng cao khả năng nắm bắt thông tin, hoạch định các kế hoạch liên quan đến sản xuất, an ninh và thị trường lúa gạo để tư vấn Chính phủ.

Về mặt sản xuất, giáo sư Xuân đề nghị Việt Nam nên chuyển hướng, giảm cạnh tranh về gạo chất lượng cao với Thái Lan, để tập trung vào các giống cao sản có thể lên tới 8 tấn trên một hecta, kháng rầy nâu và sâu bệnh khác, để vừa đóng góp cho xuất khẩu vừa đảm bảo an ninh trong nước.

Chưa rõ các giải pháp kỹ thuật mà chuyên gia khuyến nông hàng đầu của Việt Nam này đưa ra sẽ được Nhà nước lắng nghe đến đâu, song theo quan sát của dư luận, xem ra việc sử dụng biện pháp hành chính với giới ma-fia thóc gạo ở Việt Nam có thể là hơi khó vì tình hình và quan hệ đầu cơ hiện nay ở Việt Nam là rất khác so với thời kỳ ở miền Nam trước năm 1975.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/04/080429_vo_tong_xuan_rice.shtml

Leave a Comment »

No comments yet.

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.