Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

May 8, 2008

VIỆT NAM SAU THÁNG TƯ ĐEN (Sự Phán Xét Của Lịch Sử)

Filed under: Chính trị, xã hội, ngày 30/4 đen, Tài liệu — tudo @ 7:19 am

Lê Tùng Minh

V.-GIAI ĐOẠN 1996-2001

Bức thư gửi cho BCT Trung ương ĐCSVN của Võ Văn Kiệt, dài 22 trang đánh máy, đề ngày 9 tháng 8 năm 1995, nêu ra 4 chủ điểm (1/- Đánh giá tình hình, cục diện thế giới ngày nay. 2/- Chệch hướng hay không chệch hướng XHCN? 3/- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước. 4/- Xây dựng Đảng trong tình hình mới.) đã tạo nên một sự lạc quan “Đổi Mới Giả Tạo” trên chính trường ở cả Trong và Ngoài nước (!)

Ở trong nước, những người cộng sản thức tỉnh, những trí thức-văn nghệ sĩ phản kháng, đều tin tưởng “Phe Đổi Mới” do Võ Văn Kiệt đứng đầu, sẽ chiếm ưu thế trong Đại Hội VIII vào tháng 6 năm 1968, và từ đó họ hy vọng dưới sự lãnh đạo của Võ Văn Kiệt, nước Việt Nam XHCN sẽ tiến mạnh trên con đường Đổi Mới Thật Sự (?)

Ở hải ngoại, có một số chính khách người Việt đã hy vọng Võ Văn Kiệt sẽ trở thành “Gorbachev Việt Nam”; thậm chí có chính khách còn cho Võ Văn Kiệt là “Lãnh Tụ Cộng Sản Cấp Tiến”, cần phải được cộng đồng người Việt Hải Ngoại ra sức ủng hộ … Và họ đã tiên đoán rằng: “Việt Nam sẽ có thay đổi lớn trong Đại Hội lần thứ Tám của Đảng CSVN (?)

Thực tế lịch sử đã chứng minh: những mong muốn, những hy vọng của những ai tin tưởng Võ Văn Kiệt, đều sai lầm và thất vọng!

Ngày 28 tháng 6 năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng CSVN đã khai mạc tại Hội trường Ba đình (Hànội). Trong diễn văn khai mạc, Lê Đức Anh – ủy viên BCT khóa VII – đã huênh hoang tuyên bố rằng: “Đại hội VIII có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt chuyển nước ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa…” (Theo Văn kiện Đại hội 8, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hànội, 1996, trang 6) Những lời nói suông, sáo rỗng có tính chất mị dân này, đã bị lột trần suốt trong nhiệm kỳ khóa VIII (1996-2001) của BCH trung ương Đảng CSVN!

KẾT QUẢ CỦA ĐẠI HỘI VIII

Trong Đại hội VIII, vì quyền lợi thống trị tối cao của Đảng, cái goi là “Phe Bảo Thủ” do Đỗ Mười cầm đầu và “Phe Đổi Mới” do Võ Văn Kiệt chỉ đạo, đã tạm thời hòa giải mâu thuẫn, vốn đã kéo dài trong nhiệm kỳ khóa VII (1991-1996).

Đỗ Mười – Lê Đức Anh – Võ Văn Kiệt vẫn là nhóm “tam đầu chế”, nắm trọn quyền lãnh đạo tối cao của quốc gia XHXHCNVN! Đỗ Mười vẫn ngồi lại ghế Tồng Bí Thư Trung ương Đảng. Lê Đức Anh vẫn nắm chắc chức Chủ tịch nước, Võ Văn Kiệt vẫn không buông chức Thủ tướng Chính phủ!

Thực chất của sự hòa giải mâu thuẫn của tập đoàn Đỗ Mười-Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt, là sự sắp xếp lại thành phần lãnh đạo tối cao – tức Bộ Chính Trị Trung ương khóa VIII. Cụ thể như sau:

– Loại 7 ủy viên BCT khóa VII ra khỏi BCT khóa VIII. Đó là các ông: Đào Duy Tùng, Vũ Oanh, Bùi Thiện Ngộ, Lê Phước Thọ, Võ Trần Chí, Hồng Hà và Nguyễn Hà Phan. Riêng Nguyễn Hà Phan vì lý do kỷ luật (khai báo cơ sở cách mạng cho bọn đặc vụ của Ngô Đình Nhu), còn những người khác thì viện lý là họ đã già yếu (?)

– Đưa 9 người, nguyên là ủy viên trung ương khóa VII và hàng ngũ BCT khóa VIII. Đó là những nhân vật: Trần Đức Lương, Lê Xuân Tùng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Văn Trà, Nguyễn Văn An, Lê Minh Hương và Nguyễn Đình Tứ.

Trong phiên họp ngày thứ ba của Đại hội (30-6-1996), danh sách chính thức của BCT trung ương khóa VIII đã được thông qua như sau:

1/- Đỗ Mười, 79 tuổi, Tổng Bí Thư. (Tháng 12-1997, Đỗ Mười đau nặng, nên BCH TƯ Đảng CSVN đã bầu Lê Khả Phiêu thay cho Đỗ Mười. Mười trở thành Cố vấn BCHTƯ Đảng.)

2/- Lê Đức Anh, 76 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Chủ tịch nhà nước.

3/- Võ Văn Kiệt, 74 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Thủ tướng Chính phủ.

4/- Nông Đức Mạnh, 56 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Chủ tịch Quốc hội.

5/- Lê Khả Phiêu, 64 tuổi, Ủy viên BCT, Thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Phó Bí thư Tổng quân ủy.

6/- Đoàn Khuê, Đại tướng, 72 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.

7/- Phan Văn Khải, 63 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Phó Thủ tướng thứ nhất. (Tháng 9-1997, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa X, PVK được bầu làm Thủ tướng thay cho Võ Văn Kiệt. Kiệt trở thành Cố Vấn BCH TƯ Đảng.)

8/- Phạm Thế Duyệt, 60 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

9/- Nguyễn Đức Bình, 69 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

10/- Nguyễn Mạnh Cầm, 66 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.

11/- Nguyễn Đình Tứ, Tiến sĩ Vật lý, 63 tuổi, chết đột ngột trong Đại hội, nhưng vẫn được để tên trong danh sách BCT khóa VIII (!?)

12/- Nguyễn Văn An, 58 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

13/- Nguyễn Thị Xuân Mỹ, 55 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm sát Trung ương.

14/- Trần Đức Lương, 59 tuổi, Ủy viên BCT kiểm Phó thủ tướng thứ nhì. (Tháng 9-1997, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa X, Trần Đức Lương được bầu làm Chủ tịch nước thay cho: Lê Đức Anh. Anh trở thành Cố vấn BCH TƯ Đảng)

15/- Phạm Văn Trà, Trung tướng, 60 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Tổng Tham mưu trrưởng QĐNDVN.

16/- Lê Minh Hương, 60 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Bộ trưởng Nội vụ.

17/- Nguyễn Tấn Dũng, 47 tuổi, Ủy viên BCT kiêm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương & Thứ trưởng Bộ Nội Vụ.

18/- Lê Xuân Tùng, 60 tuởi, Ủy viên BCT kiêm Bí thư Thành ủy Hànội.

19/- Trương Tấn Sang, 47 tuổi, Ùy viên BCT kiêm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

(Sự sắp xếp trên đây là theo thứ tự quyền lực, từ cao xuống thấp)

Trong số 19 Ủy viên BCT khóa VIII lại cử ra một Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị có thẩm quyền tối hậu quyết định mọi vấn đề của Đảng và Nhà nước! (các hãng thông tấn phương Tây gọi là SUPER POLIBURO – tức là SIÊU BỘ CHÍNH TRỊ). Lúc đầu, Tam Đầu Chế Mười-Anh-Kiệt định cử ra 7/19 người, nhưng sau cùng họ đã quyết định chỉ cử ra có 5/19 Ủy viên BCT, nhằm thu hẹp số người nắm quyền lực cao nhất. Năm nhân vật đó là: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng. Với cái gọi là “Siêu Bộ Chính Trị” này, đã biểu lộ xu hướng ĐỘC TÀI HÓA của Đảng CSVN!

Nhưng để che lấp mâu thuẫn tạm thời hòa giải trong nội bộ lãnh đạo tối cao của Trung ương Đảng CSVN, cho nên khi tiếp chuyện với đại diện báo “The Asian Wall Street”, vào cuối năm 1996, tại văn phòng Thủ tướng chính phủ, Võ Văn Kiệt đã nói: “Nếu ai có hiểu lầm, chê trách đến xuyên tạc sự không thống nhất lãnh đạo của chúng tôi, thì chúng tôi cũng chẳng vì thế mà suy suyễn…Đấu tranh để đoàn kết, và muốn đoàn kết được bền chặt thì phải đấu tranh xây dựng. đó chính là quy luật phát triển của Đảng chúng tôi!”

Xu hướng độc tài hóa của Đảng CSVN, đã được che dấu dưới chiêu bài “Vai Trò Quan Trọng” của Đảng CSVN đối với Quốc gia Dân tộc, như sau: “Phải kiên định sự lãnh đạo của Đảng, vì ở nước ta, không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì không thể có độc lập dân tộc, không có quyền làm chủ thực sự của nhân dân, không có Nhà nước của dân, do dân, vì dân, không thể thực hiện được công bằng xã hội, không thể có chủ nghĩa xã hội.” (Văn kiện Đại hội 8, đã dẫn, trang 47) Lịch sử từ 1945 đến nay (và về sau này nữa) cho thấy rằng: Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì không có chủ nghĩa xã hội Việt Nam! Nhưng nếu có sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì không có Tự do Dân chủ, không có công bằng xã hội và không có nhân quyền!

Ngoài việc “độc tài hóa lãnh đạo” để nắm trọn quyền thống trị đất nước, độc quyền “ngồi mát ăn bát vàng” trên mồ hôi, nước mắt và máu xương của dân tộc. Lịch sử đã minh chứng rằng, cộng sản đã bạo tàn còn hơn phong kiến và thực dân! Đại hội VIII của Đảng CSVN còn làm được gì cho đất nước và Dân tộc Việt Nam, trong 5 năm cuối của thế kỷ XX?

Sau đây là hai thí dụ điển hình:

– Đại hội VIII của Đảng CSVN đề ra: Đến năm 2000, GDP bình quân đầu người sẽ gấp đôi năm 1990, nghĩa là từ 300 Mỹ kim tăng lên 600 Mỹ kim! Và tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990. Nhưng, trong thực tế, đến năm 2000, như Đại hội IX của Đảng CSVN (4-2001) đã kiểm điểm rằng: “Nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và GDP bình quân đầu người… không đại chỉ tiêu do Đại hội VIII đề ra.” (Văn kiện Đại hội IX, nhà XB Chính trị Quóc gia, Hànội, 2001, trang 73).

Thí dụ cụ thể về vài con số không đạt chỉ tiêu của kế hoạch, như sau: Tính đến năm 1998, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng khoảng 6% (chỉ tiêu của kế hoạch là tăng từ 9% đến 10%); giá trị sản lượng nông nghiệp chỉ tăng có 3% (chỉ tiêu kế hoạch là từ 4,6% đến 4,8%); giá trị sản lượng công nghiệp chỉ tăng có khoảng 11,5% (chỉ tiêu kế hoạch là 13%); vốn đằu tư nước ngoài giảm 40% so với năm 1997 (năm 1997 giảm 30% so với năm 1996); GDP tính theo đầu người chỉ đạt 340 USD (Theo tư liệu tổng kết của Hội nghị Trung ương 6 (khóa VIII) quyết nghị về “nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 1999”)

– Đại hội cũng đề ra: Đến năm 2000, sẽ xóa bỏ nạn đói trên cả nước, và tỷ lệ người thu nhập thấp sẽ giảm xuống 50% so với năm 1990… Nhưng trong thực tế, đến năm 2000 nạn đói vẵn còn là mối đe dọa thường xuyên đối với dân nghèo, và tỷ lệ người thu nhập thấp không giảm được đến 1/10 (!?)

Thật ra, Đại hội VIII của Đảng CSVN cũng có đề ra “Phương hướng, Nhiệm vụ, Mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội 5 năm 1996-2000 khá chi tiết, có sức hấp dẫn về mặt lý thuyết. (Xem Văn kiện đã dẫn, từ trang 153 đến trang 243). Chẳng hạn như đoạn văn sau đây: “Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ… phấn đấu vượt và đạt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội năm 2000… tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.” (Văn kiện đã dẫn, các trang 167-168).

Nhưng tại sao BCH Trung ương Đảng CSVN khóa VIII lại không thực hiện được những gì họ đã đề ra?

Trước tiên, là do sự ngoan cố bảo thủ lập trường, quan điểm giáo điều của tập đoàn lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở thời đại mới! Khi các nước nguyên là cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô đã vứt bỏ một cách không thương tiếc cái gọi là “ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lénine”, thì Đảng CSVN lại “kiên trì chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh… Và tăng cường vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội… Kiên quyết không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa… Bởi vì chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội!” (Văn kiện đã dẫn, các trang 14-16)

Thật ra, tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN có “ngây thơ chính trị” như những câu lý thuyết suông trên đây hay không? Không! Họ chỉ nhằm lừa gạt hàng triệu cán bộ, đảng viên… lừa gạt quần chúng nhân dân lương thiện, để họ bảo vệ quyền thống trị độc tài của Đảng, cũng là để bảo vệ quyền vị ngồi mát ăn bát vàng của cá nhân họ! Nếu không làm thế, thì làm sao có thể trở thành TƯ BẢN ĐỎ CỦA THỜI ĐẠI? Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải v.v…đâu phải nghiễm nhiên mà họ có hàng triệu Mỹ kim gửi tại các ngân hàng nước ngoài !

Chính từ nguyên nhân thứ nhất (đã trình bày ở trên) mới dẫn tới nguyên nhân thứ hai sau đây:

Cán bộ, đảng viên CSVN đã bao nhiêu năm cuồng tín các ông thánh – Karl Marx, Lénine đến Hồ Chí Minh, tin tưởng mù quáng vào chủ nghĩa xã hội, một lòng theo lệnh của Đảng “quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng” cho sự nghiệp Độc lập Dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội… Nhưng cuối cùng họ được gì ngoài cái danh hão “chiến sĩ cách mạng” (!?) Cho nên không thể trách họ, như Đại hội VIII của Đảng CSVN đã phê phán rằng: “không ít cán bộ, đảng viên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất, đạo đức; sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở đang suy yếu!” (Văn kiện đã dẫn, trang 67).

“Thượng bất minh, hạ tất loạn”, thật là không sai chút nào!

Thượng tầng trở thành tỷ phú, thì hạ tầng cũng phải làm triệu phú! Thế là tệ nạn tham nhũng tràn lan khắp nước – Lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ! Từ Trung ương đến địa phương sờ đâu cũng đụng tham nhũng! THAM NHŨNG TRỞ THÀNH QUỐC NẠN! Tệ nạn này đã được BCT trung ương Đảng CSVN kết luận một cách chối bỏ trách nhiệm, đổ thừa cho khách quan, phổ biến trong nội bộ trung ương như sau: “Sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền kể cả cán bộ cao cấp… Và nguyên nhân chính là do sự tác động của kinh tế thị trường! Chính kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó, đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng động, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài!” (Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 (khóa VIII) nhà xb CTQG, Hànội, 1998, trang 27 va trang 29-30)

Tệ trạng tham nhũng đã tràn lan đến nỗi ông Cố vấn Phạm Văn Đồng phải lên tiếng – nhân kỷ niệm lần thứ 109 (1890-1999) ngày sinh của ông Hồ Chí Minh – một cách đau khổ và cảnh cáo Đảng cầm quyền rằng: “Nhiều người có chức, có quyền trong hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng hư hỏng quá, thoái hóa, biến chất, chạy theo chức, quyền, tiền, danh và lợi… đã dẫn đến những chuỗi sai lầm nghiêm trọng là: Tham nhũng, tư lợi và quan liêu cửa quyền, phiền hà và sách nhiễu dân, gây biết bao ảnh hưởng tiêu cực với những tác hại không lường hết được…” (Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 5-1999) – ( Ông Phạm Văn Đồng đã qua đời vào ngày 2 tháng 5 năm 2000)

Chính nguyên nhân thứ hai này, đã tác hại đến sức sản xuất cùa xã hội, để ra bao nhiêu tệ nạn làm trì trệ sự phát triển kinh tế và tạo nên sự hỗn loạn xã hội, như Đảng CSVN đã thừa nhận một cách khái quát rằng: “Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mãi dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng… Cán bộ tham nhũng, dùng tiền của Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó đã gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà nước.” (Văn kiện hội nghị 5, đã dẫn, trang 46-47).

Có một vấn đề nội bộ đặc biệt nghiêm trọng, mà sau này có người gọi là “vụ án siêu nghiêm trọng”, đã xuất hiện và lộng hành từ BCH TƯ Đảng khóa VI 1986-1991) chuyển sang khóa VII (1991-1996), bàn giao lại cho BCH TƯ Đảng khóa VIII (1996-2001), nhưng vẫn không thể được đưa ra phán xét công khai trong nội bộ Đảng, cho dù là hạn chế trong BCH TƯ Đảng CSVN. Đó là VỤ ÁN TỔNG CỤC II thuộc Bộ Quốc Phòng, do Đại tướng, Ủy viên BCT, Chủ tịch nước Lê Đức Anh nắm quyền lãnh đạo!

Tổng Cục II đã lộng hành đến mức dám phát hành các Bàn Tin, để báo cáo cho BCT TƯ Đảng, đồng thời công khai lưu hành trong hàng ngũ cao cấp của QĐBD, vu khống một số cán bộ cao cấp của Đảng, chẳng hạn như Bản Tin số 49/96-TR, ngày 7-7-1996, có đoạn như sau: “Sau Đại hội 8, CIA chỉ đạo nhóm Z (tức là nhóm Giáp) chủ trương xúc tiến vận động cả quan điểm, tư tưởng và tổ chức nhân sự, lợi dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để loại bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tách tư tưởng Hồ Chí Minh với tư tưởng Mác-Lênin, tạo ra phong trào dân tộc dân chủ.”

Các Bản Tin tiếp theo, đã đưa ra những tin động trời, rằng: “Hiện nay theo yêu cầu của CIA thì ông Giáp vãn đang ngấm ngầm hoạt động, nhất là sau khi có thông tin về cuộc gặp riêng giữa ông và McNamara trong cuộc hội thảo “Những cơ hội bị bỏ lỡ”. Tại cuộc gặp riêng này, mặc dù có phiên dịch tiếng Anh, nhưng hai bên đã không dùng tiếng Anh mà dùng tiếng Pháp… McNamara mời ông Giáp sang Mỹ để dự hội thảo về “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”… Ông Giáp đã trả lời “Thời cơ chưa chin muối” CIA phân tích: “Ông Giáp còn phải chuẩn bị dư luận dọ đường ở trong nước rồi mới đi Mỹ.” (Bản Tin số 167/TR, ngày 17-7-1997). Nói là: “Có một sự mưu tính từ một số phe phái chính trị. Trong Đảng Việt Nam đang mưu tính một cuộc cải cách chính trị, đảo chính chính trị. Có những kế hoạch tuyệt mật trên cơ sở báo cáo của quốc nội do CPA gửi văn phóng an ninh của Tổng thống Mỹ, cho biết: Phe phái chính trị này dự tính lôi kéo cả ông Lê Khả Phiêu và Phan Văn Khải đứng về phía họ… Lúc bấy giờ, Lê Khả Phiêu và Phan Văn Khải cũng phải theo họ vì không còn con đư1ờng nào khác, CIA sẽ chỉ đạo thực hiện kế hoạch.” (Bản Tin số 223/TR, ngày 19-1-1998 )

Vụ án Tổng Cục II đặc biệt nghiêm trọng, vì tổ chức này đã hành động như một tổ chức Đặc Vụ dưới thời phát xít Hitler (Đức Quốc Xã), hay như cơ quan Mật Vụ trong thời chuyên chế độc tài của Staline (Liên Xô). Như sau này, Đại tướng về hưu Võ Nguyên Giáp đã tố cáo rằng: “Những người đứng đầu và những phần tử xấu trong Tổng Cục II đã có những hoạt động phá hoại Đảng nghiêm trọng một cách có hệ thống, có tổ chức kéo dài hàng chục năm, đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, sử dụng những thông tin sai lệch để phá rối và chi rẻ nội bộ, có tính cách gây ra bè phái trong Đảng, tạo ra những chứng cớ giả để hãm hại những cán bộ tốt của Đảng…” (Theo thư gửi “Ban Chấp Hành Trung ương Đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Bộ Chính Tri, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra trung ương” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đề ngày 3 tháng 1 năm 2004).

Tại sao Lê Đức Anh và các tướng thủ hạ của ông ta như Vũ Chinh, Nguyễn Chí Vịnh … lại dám lộng hành đến thế? Tại sao BCT TƯ Đảng CSVN Khóa VIII lại cứ giả điếc làn ngơ, không chịu xét xử vụ án Tổng Cục II? Bí ẩn Chính trị này chỉ có thể giải đáp rằng: Thế lực của Lê Đức Anh quá mạnh, áp đảo cả BCT trung ương Đảng Khóa VIII. Và sau lưng Nhóm Lê Đức Anh, chắc chắn có một thế lực rất mạnh làm hậu thuẫn cho những hoạt động lộng hành của họ! Theo nhiều nguồn tin tình báo quốc ngoại thì chỗ dựa đó là Trung Cộng (?)

PHONG TRÀO DÂN CHỦ HÓA

Từ năm 1993, Bác sĩ y khoa-nhà khoa học nhân văn Nguyễn Khắc Viện đã viết bài “Bước vào cuộc kháng chiến mới”, trong đó có đoạn viết như sau: “Một cuộc kháng chiến nhiều mặt, với báo chí, ti vi, sách vở phim ảnh, thành lập đủ thứ hội đoàn, đình công biểu tinh, với lá phiếu bầu cử, phát triển khoa học nhân văn, không bỏ sót ngành nào. Trong nước, ngoài nước, đứng bất kỳ ở vị trí nào cũng có thể tham gia.” “Chỉ có khác là kháng chiến lần này, chúng ta không cần đến súng đạn.” “Chúng ta sẽ làm cho những tư tưởng dân chủ, công bằng xã hội, tinh thần quốc tế, tình nghĩa giữa người và người thâm nhập vào đại chúng.”
Tiếc thay, một cánh én không thể tạo nên mùa Xuân!

Đọc bài của Nguyễn Khắc Viện. Khen ý tưởng của Nguyễn Khắc Viện. Nhưng, chưa thấy ai hưởng ứng bằng hành động cách mạng, bằng cuộc kháng chiến mới toàn diện như Nguyễn Khắc Viện đã đề xuất! Chúng ta chỉ thấy một phong trào đấu tranh đòi DÂN CHỦ HÓA vẫn còn rời rạc và phiến diện, không đủ lực để buộc Đảng CSVN từ bỏ độc tài, thực hiện dân chủ thật sự (!?)

Trong những năm 1990-1995, ai cũng hiểu rằng, quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam ở trong nước, đã và đang bất mãn chế độ chuyên chế phản dân chủ, phi nhân quyền, không có tự do của Đảng CSVN! Nhưng sự bất mãn đó chưa được kết tụ thành một sức mạnh, khả dĩ tạo thành một lực lượng dân chủ rộng lớn! Xét qua phong trào dân chủ hóa ở trong nước, từ sau Đại hội VIII của Đảng CSVN, chúng ta sẽ thấy rõ thực lực đối kháng với Đảng cầm quyền, mạnh hay yếu như thế nào, để rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc đấu tranh dân chủ hoá tiếp tục, sao cho đạt được sự thành công?

Lực lượng dân chủ ở trong nước, đã và đang đối kháng với Đảng CSVN, ở giai đoạn này, có thề xác định chắc chắn, gồm những nhân vật như sau: Trung tướng Trần Độ (nguyên ủy viên trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Văn hóa- Văn nghệ Trung ương, nguyên Phó chủ tịch quốc hội), Hoàng Minh Chính (nguyên Viện trưởng Viện Triết học kiêm Bí thư Đảng ủy Ủy Ban Khoa học Nhà nước), Nguyễn Văn Trấn (nguyên Vụ trưởng Khoa giáo Trung ương), Nguyễn Hộ (nguyên Phó chủ tịch Tổng Cọng Đoàn Việt Nam, nguyên Thường vụ thành ủy Sàigòn), Nguyển Khắc Viện (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy Ban Liên Lạc Văn Hóa Với Nước Ngoài), và một số cán bộ Trung-Cao cấp của Đảng CSVN như Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kiên Giang, Lê Hồng Hà, Tạ Bá Tòng, La Văn Lâm, Đỗ Trung Hiếu, Hồ Hiếu… Và một số Đảng viên Văn nghệ sĩ như: Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Dương Thu Hương, Hoàng Tiến, Ma Văn Kháng, Hoàng Quốc Hải, Trương Thành Tích, Huỳnh Nhật Tấn, Mai Thái Lĩnh… Một số trí thức như Phan Đình Diệu,Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương,Lữ Phương, linh mục Chân Tín, nhà báo Nguyễn Ngọc Lan… Đa số trong những nhân vật đã nêu tên trên đây đều đã từng bị chế độ CHXHCNVN bắt giam, bị quản chế dài hạn! Lực lượng dân chủ này hoạt động mạnh nhất trong những năm 1990-1995, nhưng ở giai đoạn 1996-2000 thì bị chính quyền cộng sản khống chế đến không thể tự do hoạt động như trước được!

Sau Đại hội VIII, bạo quyền CSSVN đã thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ hóa, và mở đầu cho chính sách khủng bố đó là lập phiên tòa xử ba nhân vật phản kháng: Hà Sĩ Phu, Lê Hồng Hà và Nguyễn Kiên Giang, vào tháng 8-1996! Trong phiên tòa này, Hà Sĩ Phu đã bị buộc tội “có hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật của nhà nước” – Đó là hai bản photo copy bức thư gửi Bộ Chính Trị của Võ Văn Kiệt (đã nói ở trên). Bức thư này đã được phổ biến công khai ở hải ngoại, trước khi Hà Sĩ Phu bị bắt (?) Phiên tòa này được xử kín, nên dân chúng không được vô nghe, rất ít báo chí được mời… Tòa án áp dụng Luật Rừng của CSVN đã phán quyết: Lê Hồng Hà 2 năm tù giam, Hà Sĩ Phu 1 năm tù giam, Nguyễn Kiên Giang 15 tháng tù treo!

Gần một tháng, trước khi Hà Sĩ Phu mãn hạn tù, nhà văn Hoàng Tiến có gửi “Bức Thư Ngỏ” cho tập đoàn lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, với nội dung vạch trần thủ đoạn bỉ ổi của Công an Hànội, trong việc dàn dựng vở kịch bắt Hà Sĩ Phu (!),đồng thời tố cáo tòa án CSVN đã áp dụng luật rừng đối với ba nhà dân chủ (Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu và Nguyễn Kiên Giang) trong phiên tòa tháng 8-1996! Nhà văn phản kháng Hoàng Tiến cũng đề nghị: “Các nhà lãnh đạo (CS) Việt Nam cần thực thi dân chủ và dân quyền, cụ thể như sau: Một, công nhận quyền làm báo tư nhân và xuất bản tư nhân. Hai, bãi bỏ Ban Văn hóa Tư tưởng. Ba, buộc công an phải tuân theo luật pháp. Nghiêm trị thật nặng đối với những công an bắt người oan. Không xử lý nội bộ mà đưa ra xét xử tại tòa để làm gương cho mọi người!”

Tiếp sức đấu tranh cho nhà văn Hoàng Tiến, ngày 16-11-1996, tại Đà Lạt, nhà thơ phản kháng quyết liệt Bùi Minh Quốc, đã tung ra một bức thư “Gửi các đồng nghiệp Hoàng Tiến, Ma Văn Kháng, Hoàng Quốc Hải” với đầu đề là “Lương tri một sức mạnh vô địch!” Bức thư với tính chất của một bài chính luận, Bùi Minh Quốc đã cung cấp khá nhiều sự kiện trái ngang, có thật trong đời sống của con người dưới chế độ bạo quyền CSVN! Chủ đích của Bùi Minh Quốc trong bài chính luận này là PHÊ PHÁN TÍNH XU THỜI của đa số văn nghệ sĩ, chỉ vì quyền lợi sống còn của cá nhân, bán rẻ lương tâm cho Đảng độc tài, rằng: “Tình trạng vô cảm của số đông nhà văn (XHCN) trước tai họa của đồng nghiệp… Thật kinh hoàng trong khi đủ mọi chuyện đã và đang xẩy ra, đến cụ Nguyễn Công Hoan sống lại viết hàng trăm thiên “Đống Rác Mới, Bước Đường Cùng Mới” cũng không xuể! Tình trạng thoái hóa, biến chất và vô luật pháp của tổ chức Đảng, trong một cái Đảng không ngày nào không nghe thiết lác dữ dằn và tụng niệm thành tín về nguyên tắc, thì sự tùy tiện về nguyên tắc, sự bất chấp luật pháp lại bắt đầu từ cái anh nắm tổ chức.” Từ đó, Bùi Minh Quốc kêu gọi các nhà đấu tranh cho đân chủ rằng: “Mỗi người chúng ta cần có tiếng nói của mình, đã đành, nhưng tại sao chúng ta không cùng nhau đi tới một tiếng nói chung, cùng nhau ký tên và vận động những ai đồng ý cùng ký tên, dưới một văn bản yêu cầu Quốc hội sớm sửa luật báo chí xuất bản hiện hành, bổ sung điều khoản đảm bảo quyền ra báo tư nhân, lập nhà xuất bản tư nhân không phải xin phép.” Nhưng, đã có bao nhiêu nhà trí thức, văn nghệ sĩ ở trong nước, dám công khai ra mặt hưởng ứng nhiệt huyết của nhà thơ?

Trong thời gian này, tại Nam bộ, mà trung tâm là thành phố Sàigòn, đã xuất hiện một tờ báo “chạy’ chuyền tay, với cái tên ‘NGƯỜI SÀIGÒN”. Đây là một tờ báo không xin phép, vượi ngoài sự kiểm soát của luật báo chí CSVN! “Người Sàigon” do một nhóm trí thức dân chủ, trong lực lượng “Kháng Chiến Cũ” chủ trương, do ông Nguyễn Văn Trấn, tác giả của cuốn “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, làm chủ bút. “Người Sàigòn” là một tờ báo xuất bản và phát hành bán công khai và bất hợp pháp, duy nhất và đầu tiên ở Việt Nam từ sau ngày 30-4-1975 đến 1996. Ảnh hưởng mạnh mẽ của “Người Sàigòn’ trong dân chúng Nam bộ đã làm cho Đảng CSVN lo lắng! Chính vì thế, BCT Trung ương Đảng CSVN đã vội vàng ra chỉ thị cho Văn Phòng Trung ương Đảng tức tốc gửi Văn thư khẩn cho các cơ quan Văn hóa, Nội vụ, Nội chính, Tổ chức… từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước, phải khẩn trương thi hành lệnh: Tịch thu toàn bộ, cấm lưu hành, tàng trữ báo “Người Sàigòn”! Phải ráo riết truy lùng, bắt cho được những kẻ chủ biên và phát hành tờ báo độc hại “Người Sàgòn”! Trong Văn thư có đoạn viết như sau: “Đây là một tờ báo phát hành bất hợp pháp, có nội dung rất phản động, xuyên tạc, đả kích đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vu khống, bôi nhọ một số cán bộ lãnh đạo, nhằm chia rẽ nội bộ và kích động những phần tử xấu chống đảng ta và chế độ ta… Thường vụ Bộ Chính Trị chỉ thị cho các tổ chức Đảng và Chính quyền trên cả nước chú ý: Phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm minh với những ai cố tình lưu giữ, sao chép, truyền bá, tán phát trái phép tờ báo cực kỳ phản động này!” (Theo Văn thư số 998-CV/VPTU ký ngày 1-11-1996)

Tờ báo “NGƯỜI SÀIGÒN” bắt đầu ra mắt độc giả vào đầu tháng 8-1996, và đến tháng 4 năm 1997 thì đã ra được 32 số (tuần báo). “Người Sàigòn” không chỉ lưu hành trong phạm vi Sàigòn, mà còn tán phát khắp hai miền Nam-Bắc, nhất là miền Nam. Nó được phát hành băng nhiều hình thức: Chuyền tay ở khắp nơi, khi thuận tiện – Chợ, Bến xe, Trường học, Nhà thương, Nhà hàng, Tiệm nước, trên xe đò … Nó còn được chuyển qua hệ thống Fax để gửi đến các cơ quan nhà nước, các công ty kinh doanh và các cửa hàng thương mại…

Bọn công an văn hóa (PA.15) của Sở công an thành phố HCM nghi ngờ “Ông Già Chợ Đệm” (tức ông Nguyễn Văn Trấn) cầm đầu nhóm chủ biên tờ “Người Sàigòn”, nhưng bọn chúng chưa có bằng chứng cụ thể, nên chưa dám bắt “đồng chí cộng sản lão thành “đã từng là Phó Bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Vì vậy, trong một ngày cuối tháng 11-1996, Đại tá trưởng phòng PA.15, dẫn một toán công an bảo vệ chính trị, tìm đến nhà của ông Bảy Trấn, tại số 2B/4 đường Bạch Đằng, phường 2, quận Bình Thạnh, để điều tra về tờ tuần báo “Người Sàigòn”! Trong cuộc “thẩm vấn đặc biệt” này, tên Huỳnh Hạnh đã chuẩn bị sẵn những câu hỏi về các vấn đề: Tổ chức xuất bản, mạng lưới phát hành, danh sách Ban chủ biên và hệ thống cộng tác viên, nguồn yểm trợ tài chánh ở trong nước và hải ngoại v.v… Nhưng bọn chúng đã không hỏi được gì, mà còn bị ông Bảy Trấn chất vấn ngược lại: “Căn cứ vào đâu mà các chú khẳng định tôi phải là Tổng Biên Tập báo Người Sàigòn?” Ông già Chợ Đệm còn lớn tiếng thách thức bọn Huỳnh Hạnh rằng: “Các chú không cần ra vẻ dân chủ nữa, muốn bắt thì cứ bắt, như đã bắt oan bao nhiêu đồng chí trung thật, bao nhiêu dân lành… như bấy lâu nay các chú đã làm!” Ông còn cảnh cáo bọn công an rằng: “Các chú chờ xem, tòa án lịch sử sẽ phán xét công minh đối với tội đồ của dân tộc!”

Khi nghe Sở Công an thành phố HCM báo cáo tình điều tra ông Nguyễn Văn Trấn bị thất bại, và những lời cảnh cáo của ông già Chợ Đệm, BCT trung ương Đảng CSVN vô cùng tức giận! Lê Khả Phiêu, ủy viên thường vụ BCT, liền gọi điện thoại ngay cho Lê Minh Hương, bảo rằng: “Thường vụ Bộ Chính Trị chỉ thị cho Bộ Nội Vụ lập tức hoàn thành hồ sơ phạm tội và dứt điểm vụ án Nguyễn Văn Trấn” (Tiết lộ của Đại tá Trần Biên, Cục phó Cục Bảo Vệ Chính Trị Trung ương). Và trong cuộc hội nghi Công an toàn quốc, họp tại Hànội, từ 15 đến 17-1-1997, Đỗ Mười đã trực tiếp ra kệnh cho Lê Minh Hương là: “Phải kết thúc vụ trọng án báo “Người Sàigòn” càng nhanh càng tốt!” Thế là, Lê Minh Hương, Bộ trưởng Nội Vụ, liền trực tiếp ra lệnh cho Giám đốc Sở Công an thành phố HCM gấp rút truy bắt ông Nguyển Văn Trấn. Nhưng ông Bảy Trấn đã biệt tích từ lúc nào, không ai báo cho công an địa phương biết(?)

Nhân vụ án báo “Người Sàgòn”, Liên Bộ Nội Vụ – Văn Hóa Thông Tin (CSVN) đã cùng quyết định: “Tổng kiểm tra các nhà in, nhà xuất bản, các trung tâm phát hành sách báo trên toàn quốc.” nhằm truy quét đến tận cùng các loại sách báo có di hại đến chế độ CHXHCNVN (Theo chỉ thị Liên Bộ số 02/CT-LB ngày 9-11-1997). Đợt truy quét lần thứ nhất đã được bắt đầu từ ngày 20-1-1997 đến ngày 31-1-1997. Tiếp theo, tháng 2-1997, Sở Công an thành phố HCM nhận được chỉ thị của Bộ Nội Vụ, chấp hành lệnh của BCT trung ương Đảng, tiến hành truy bắt “Tên phản Đảng Nguyễn Văn Trấn”, nhưng ông Bảy Trấn đã được sự che chở của quần chúng nhân dân Sàigòn-Chợlớn-Gia Định, nên bọn công an không tài nào bắt được ông! Ông Nguyễn Văn Trấn qua đời vào ngày 1-5-1998, hưởng thọ 85 tuổi!

Trong PHONG TRÀO DÂN CHỦ HÓA của những người CỘNG SẢN THỨC TỈNH, ĐỐI KHÁNG với sự lãnh đạo của tập đoàn Mười-Anh-Kiệt-Phiêu-Dũng và BCH trung ương Đảng CSVN khóa VIII, một nhân vật nổi bật, khá, là Trung tướng Trần Độ! Vào cuối năm 1997, đầu năm 1998, ông Trần Độ có viết một “Kháng Thư” gửi lên cho Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và cả Ban Chấp Hành trung ương Đảng khóa VIII… Bức Kháng Thư này dài hơn 10 trang đánh máy (chữ nhỏ), kèm theo 4 trang Phụ lục về “Hai việc cần làm ngay để thực hiện dân chủ”. Trước hết, Trần Độ yêu cầu tập đoàn lãnh đạo Đảng hãy nhìn thẳng vào sự thật: Sự thật về “những ổ tham nhũng ghê gớm nhất.” “một số doanh nghiệp nước ngoài đã rút vốn đầu tư và bỏ đi.” “nhân dân Việt Nam không tha thiết góp công, góp của cho công việc xây dựng đất nước.” “xã hội Việt Nam đã và đang phân hóa theo chiều hướng xấu, ngày càng xấu hơn.”…”Những biến động ở tỉnh Thái Bình có thể báo hiệu một tình trạng nguy hiểm hơn nhiều đối với Đảng!”

[Riêng về “Vụ Nổi Dậy Trong Mùa Hè Thu 1997 của Nông Dân Thái Bình”, ông Trần Độ đã bị tình nghi là “lãnh tụ giấu mặt” của nông dân Thái Bình và của nông dân khu hữu ngạn sông Hồng. Vì lẽ đó mà trung ương Đảng CSVN chưa dám thi hành kỷ luật Trần Độ trong thời điểm 1997, với lý do như Phạm Thế Duyệt, ủy viên BCT khóa VIII đã nói: “Kỷ luật Trần Độ ngay trong thời điểm này tức là châm lửa vào một cánh đồng cỏ khô đang chờ bốc cháy!” (Theo tiết lộ của Lê Xuân Tùng, Bí thư thành ủy Hànội cho một sĩ quan thân cận với tướng Trần Độ) Do đó, đến tháng 1-1999, BCT trung ương Đảng CSVN mới dám thi hành kỷ luật khai trừ Trần Độ ra khỏ Đảng CSVN!]

Sau khi nêu ra những sự thật, Trần Độ chỉ cho Đảng thấy nguyên nhân dẫn đến những sự thật đó là: 1/- Mâu thuẫn không thể dung hòa về quyền lợi của Đảng và Nhân dân. 2/- Đảng chưa có một chiến lược phát triển thích hợp nên không được quần chúng nhân dân tán thành. 3/- Đảng luôn bảo thủ, kiên trì quyền lực độc tôn, tạo ra tệ trạng lộng quyền, tham nhũng. 4/- Duy trì chế độ đảng trị, phi dân chủ. Từ đó, Trần Độ đề nghị Đảng phải thật sự đổi mới, cụ thể gồm có mấy điểm chính như sau: 1/- Đảng cần phải thay đổi quan niệm về Dân Chủ và phải nghiên cứu sự thành công của các nước phương Tây về xây dựng chế độ dân chủ. 2/- Đảng phải xây dựng chế độ dân chủ pháp trị thật sự, thực thi nhân quyền và các quyền tự do của con người. 3/- Đảng phải thực hiện Dân Chủ Hóa, xem đó là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển quốc gia.

Rõ ràng, tướng về hưu Trần Độ không có ý lật đổ Đảng mà chỉ muốn cứu Đảng CSVN, làm thế nào nắm được “ngọn cờ dân chủ và nhân quyền” để tránh khỏi tai họa sụp đổ! Trần Độ thật sự là một người cộng sản cấp tiến, ông đã nhận biết được rằng: “Nhân loại hiện nay có những giá trị dân chủ chung mà ta nhất thiết phải thực hiện đề đảm bảo quyền lực và quyền lợi gắn liền với trách nhiệm của nhân dân” (Thư đã dẫn) Cho nên, tập đoàn lãnh đạo trung ương Đảng CSVN đã hoàn toàn sai lẩm, khi họ không nghe lời khuyên của tướng Trần Độ! Ngược lại, đến ngày 4-1-1999, BCT trung ương Đảng CSVN đã chỉ thị cho Ban Tổ Chức trung ương phổ biến một “Thông Báo Nội Bộ” cho toàn Đảng biết là BCH trung ương Đảng CSVN đã quyết định khai trừ Trần Độ ra khỏi Đảng, vì Trần Độ đã “vi phạm Điều lệ Đảng một cách nghiêm trọng” (?) Khi nghe tin tướng Trằn Độ bị khai trừ, nhiều đảng viên Trung-Cao cấp trong QĐNDVN rất bất mãn…Đại tá-nhà sử học Phạm Quế Dương đã trả thẻ Đảng để chống lại quyết định khai trừ Trần Độ!

Phong trào Dân Chủ Hóa trong giai đoạn này, tuy không buộc được Đảng CSVN thay đổi đường lối chính sách độc đoán, chuyên chế của chế độ Đảng Trị; nhưng cũng có tác động đến tinh thần đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân lao động! Chính trong giai đoạn này, đã bùng nổ PHONG TRÀO BIỂU TÌNH, BÃI CÔNG, chưa từng có trong chế độ XHCN Việt Nam từ trước tới nay!

Cuối năm 1996, tại Hànội liên tiếp nổ ra 3 sự kiện điển hình như sau:

1/- Ngày 20-7-1996. tại Hànội, 20 phụ nữ cao niên đã biểu tình trước trụ sở UBND thành phố, hô to những khẩu hiệu: “Đả đảo tham nhũng!” “Diệt trừ ô dù bao che!” “Cần phải đem bắn những tên tham nhũng!”

2/- Ngày 6-9-1996. 40 tiểu thương buôn bán tại chợ Đồng Xuân (Hànội) đã biểu tình ngay trước tư gia của Đỗ Mười ở khu Ba Đình, trương biểu ngữ “chống bọn quan liêu lộng quyền”, yêu cầu ông Tổng Bí Thư phải giải quyết! Đỗ Mười hứa suông…, nên đến ngày 10-9-1996, họ lại diểu hành biểu tình đi từ chợ Đồng Xuân đi qua Hàng Ngang – Hàng Đào, vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm, rồi đến văn phòng UBND thành phố đưa yêu sách: “Giả quyết tệ trạng tư lợi của cán bộ thương nghiệp ở chợ Đồng Xuạn!”

3/- Ngày 30-12-1996, nông dân thôn Thọ Đà, xã Kim Nổ, huyện Đông Anh, thuộc ngoại ô Bắc Hànội, nổi dậy chống chính quyền cưỡng chiếm ruộng đất của họ để làm sân Golf. Công an Hànội đã thẳng tay đàn áp! V.v……….

Cuối năm 1996 và đầu năm 1997, tại thành phố Sàigòn-Chợlớn đã liên tiếp nồ ra 8 cuộc đình công của công nhân, như:

1/- Cuộc đình công của 1,000 công nhân làm việc cho công ty Palace (Đài Loan) trong khu chế xuất Tân Thuận-Nhà Bè, để phản đối chủ công ty vô cớ cúp 70% lương của cọng nhân. Cuộc đấu đã giành thắng lợi!

2/- Trong thời gian từ 15-1-1997 đến 6-2-1997, tại Chợlớn liên tiếp nổ ra 7 cuộc đình công của công nhân, để đòi tiền thưởng và lương tháng 13 trong dịp Tết, và tố cáo Bộ Lao Động (CSVN) đã đứng về phía công ty nưóc ngoài để bốc lột lao động thặng dư của công nhân! Bảy cuộc đình công đó là:

– Cuộc đình công của 500 công nhân thuộc công ty lên doanh Shing-Viet (Đài loan- Việt Nam)

– Cuộc đình công của 100 công nhân thuộc công ty Magnicon (Đài loan)

– Cuộc đình công của 700 công nhân thuộc công ty Sambu Vina Sports (Đại Hàn)

– Cuộc đình công của 1.000 công nhân thuộc công ty Huy Hoành.

– Cuộc đình công của 150 tài xế thuộc công ty Vina Taxi.

– Cuộc đình công của 200 công nhân thuộc công trường xây dựng khách sạn Hải Thành-Kotobusi (Việt-Nhật)

– Cuộc đình công của 800 công nhân thuộc thuộc xí nghiệp may Khánh Hội.

Theo nguồn tin từ đại tá công an Huỳnh Hạnh (Trưởng phòng PA.15) thì các cuộc đình công này đều “có sự chỉ đạo ngầm của nhóm Kháng Chiến Cũ do Nguyễn Hộ và Nguyễn Văn Trấn lãnh đạo” (?). Có thể nói một cách chắc chắn rằng: Đây là sự bắt mãn của tầng lớp công nhân Sàigòn-Chợlớn, đã được tích tụ suốt bao nhiêu năm bị bốc lột sức lao động, và đến lúc phải bùng nổ, theo quy luật “Có áp bức có đấu tranh! Áp bức càng nhiều, đấu tranh cành mạnh!”

Đồng thời với Phong Trào Dân Chủ Hóa, còn có PHONG TRÀO TỰ DO TÔN GIÁO của lực lượng Phật Giáo Yêu Nước. Sau Đại Hội VIII của Đảng CSSVN có hai sự kiện nổi bật về quyền Tự Do Tôn Giáo!

1/- Sự kiện Chùa Long Thọ-Đà Lạt.

Vâng theo chỉ thị của BCT Trung ương Đảng CSVN, “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” (Quốc Doanh) tiến hành thi hành việc quản lý Chù Long Thọ-Đà Lạt, từ đầu tháng 10-1996. Chùa Long Thọ do Thượng tọa Thí Minh Đạo chủ trì từ lâu, và sinh hoạt trong tổ chức “”Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” do Hòa thượng Thích Huyền Quang là Chủ tịch, đối kháng với Đảng CSVN! Thượng tọa Thích Minh Đạo lãnh đạo toàn thể tăng ni, Phật tử thuộc chùa Long Thọ quyết tâm bảo vệ quyền tự do tôn giáo, không chấp nhận sự quản lý của Giáo Hội Quốc Doanh! Thế là, ngày 30-10-1996, một đội công an vũ trang của thị trấn Đà Lạt, theo lệnh của Ty Cộng an Lâm Đồng (chấp hành chỉ thị của trung ương Đảng CSVN), tấn công chùa Long Thọ, bắt thượng tọa Thích Minh Đạo, đuổi 34 tăng ni ra khỏi chùa; và sau đó chúng đã phá sập chùa Long Thọ (!)

Phản đối hành động bạo ngược của công an Đà Lạt, thực chất là phản đối bạo quyền CSVN, hòa thượng Thích Tư Mẫn – Phó Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Việt Nam (Quốc doanh) tỉnh Lâm Đồng – và thượng tọa Thí Tâm Thanh – Phó Hiệu trưởng trường Phật học Cơ bản, thuộc tỉnh hội Phật Gìáo Việt Nam Lâm Đồng – đã cùng đưa đơn từ chức! Trong đơn từ chức, hai ông có viết rằng: “Việc khủng bố của công an Đà Lạt đối với nhà sư chủ trì và các tăng ni chùa Long Thọ, cũng như việc phá sập chùa Long Thọ là hành động vi phạm những điều về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được ghi trong Hiến Pháp 1972!”

2/- Sự Kiện Chùa Linh Mụ-Huế.

Cuộc đấu tranh giải thoát cho Đại đức Thích Trí Tựu từ ba năm trước (24-5-1993) đã được ghi vào sổ đen của chính quyền CSVN ở Huế (!) Sau Đại hội VIII của Đảng CSVN, trong chiến dịch khủng bố các chùa không chấp nhận sự quản lý của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” (Quốc doanh), chùa Linh Mụ là một trong những đối tượng bị khủng bố! Bởi vì, hai Đại đức Thích Hải Chánh và Thích Hải Thịnh, đang quản trị chùa Linh Mụ, đã không chịu theo Giáo Hội Quốc Doanh!

Vì thế, ngày 22-11-1996, viện cớ là “Phải làm trong sạch hàng ngũ Phật giáo yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”, Ty công an Thừa Thiên đã cho 200 tên công an vũ trang mở cuộc tấn công chù Linh Mụ, bắt hai đại đức Thích Hải Chánh và Thích Hải Thịnh, đuổi hết tăng ni và Phật tử ra khỏi chùa, đồng thời niêm phong chùa Linh Mụ! Bạo quyền CSVN ở Huế đã biến ngôi cổ tự Linh Mụ đã được xây
dựng từ 500 năm trước, một viên ngọc trong lòng hàng triệu Phật tử Huế, thành tài sản của công ty du lịch Huế, nhằm thủ tiêu Trung Tâm Chính Trị của Phong Trào Phật Giáo Đối Kháng Với Đảng CSVN ở Huế!

QUAN HỆ VIỆT – TRUNG

Sau hơn 10 nam (1979-1990), từ đồng chí biến thành thù địch, rồi từ thù địch trở thành bạn bè, mối quan hệ Việt-Trung đều bắt nguồn từ quyền lợi của hai Đảng – Đảng CSVN và Đảng CSTQ! Quan hệ mới của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu từ cuộc “Hội Nghị Thành Đô” (9-1990). Đó là cuộc hội nghị cấp cao không chính thức giữa Việt Nam và Trung Quốc, diễn ra tại Thành Đô (Tứ Xuyên – Trung Quốc). Hai bên Việt-Trung đã đạt được thỏa thuận chung là: “Khép lại quá khứ, mở ra tương lai!” Ngày 5-11-1991, Đoàn đại biểu Đảng CSVN do Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm Bắc Kinh, và hai Đảng cộng sản Trung Quốc – Việt Nam đã ký “ Thông Cáo Chung Việt Nam-Trung Quốc”, tuyên bố Việt -Trung chính thức bình thường hóa quan hệ từ đây…

Tuy nhiên, sau 5 năm trong Quan Hệ Mới (1991-1995) quyền lợi của hai nước trên lĩnh vực Biên Giới và Lãnh Hải của hai bên vẫn chưa dung hòa được, bởi lẽ Trung Cộng lúc nào cũng lấy thế mạnh để lấn áp Việt Nam! Bằng chứng như: Ngày 10-1-1996, Trần Bính Hiên – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu lửa Biển Trung Quốc, đã tuyên bố với phóng viên Đài truyền hình Mỹ CNN, tại Bắc Kinh, rằng: “Quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi.” (Tân Hoa Xã, 11-1-1996). Ngày 10-4-1996, khi Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và Công ty Dầu hỏa Conoco của Mỹ ký hợp đồng “Tìm kiếm, Thăm dò và Khai thác Dầu khí” tại hai lô 133 và 134 thuộc vùng thềm lục địa Nam Việt Nam, thì Trung Cộng liền lên tiếng phản đối, vì họ cho vùng lãnh thổ đó là thuộc quyền của họ (?)

Thực tế đó đã cho thấy: Trung Cộng bắt tay Việt Nam trong quan hệ mới từ 1991 đến nay, không xuất phát từ thiện chí “Chung Sống Hòa Bình” trên “Quan Hệ Bình Đẳng”, mà xuất phát từ tranh giành quyền lợi Kinh Tế Biển Đông; đồng thời tìm cách khống chế, ngăn chặn Việt Nam ngả về phía Hoa kỳ, để dễ dàng thực hiện âm mưu làm bá chủ Đông Nam Á trong tương lai!

Trung Cộng đã áp dụng sách lược “vừa mua chuộc bằng tình cảm và tiền bạc vừa khống chế áp đảo bằng thế lực kinh tế và quân sự”, trong quan hệ ngoại giao với Đảng CSVN!

Cụ thể như: khi tham dự Đại hội VIII của Đảng CSVN, Lý Bằng – Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa, đã ca ngợi hết lời rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quóc đánh giá cao những thành tựu to lớn về mọi mặt mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đã đạt được trong sự nghiệp đổi mới, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh…” (Báo Nhân Dạn, Hànội, ngày 29-6-1996). Nhưng sau đó, trong tuần lễ thứ hai của tháng 7-1996, Trung Cộng lại cho nhiều tàu dân sự và quân sự xâm nhập vào vũng lãnh hải thuộc Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam (Reuters, 11-7-1996)

Theo dõi sự diễn biến Quan Hệ Việt-Trung trong những năm 1996-2000, lịch sử đã ghi nhận những sự thật về sách lược ngoại giao hai mặt, của Trung Cộng đối với Cộng sản Việt Nam! Và sau đây là một số bằng chứng điển hình:

– Tuyên bố về việc “vạch đường cơ sở cho quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa của Việt Nam), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói: “Tôi nhấn mạnh rằng việc vẽ các đường cơ sở là một hoạt động chủ quyền của một quốc gia!” (Phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực họp tại Jakarta ngày 23-7-1996). Tranh chấp quyền lợi ở Biển Đông ngày càng lấn tới… nhưng giọng điệu ngoại giao vẫn “êm như nhung”, như lời lẽ trong điện mừng quốc khánh lần thứ 51 của Việt Nam, gửi cho Đỗ Mười, Giang Trạch Dân – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã viết rằng: “Phía Trung Quốc nguyện cùng phía Việt Nam góp phần tích cực vào việc thúc đầy quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa hai nướcTrung Việt phát triển hơn nữa.”  (Tân Hoa Xã, 2-9-1996)

– Từ ngày 7-3-1997… Trung Cộng đã đưa dàn khoan Kantan-03 cùng các tàu kéo 206 và 208 đến khoan thăm dò ngay thềm lục địa Việt Nam, tại vị trí có tọa độ là 17. 13’ 45” vĩ Bắc và 108. 39’ 30” kinh Đông, cách điểm gần nhất của đường cơ sở lãnh hải Việt Nam 55 hải lý, cách điểm gần nhất trên bờ biển Việt Nam (mũi Chân Mây Đông) 64,8 hải lý, nhưng cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (mũi Nản San) là 71 hải lý. Sau khi Chánh phủ CHXHCNVN gửi công hàm ngày 10-3-1997, phản đối hành động vi phạm chủ quyền thềm lục địa Việt Nam của Trung Cộng (như trên); thì ngày 18-3-1997, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng tuyên bố rằng: “Chính sách của Trung Quốc không thay đổi!” (Tân Hoa Xã, 19-3-1997). Tiếp tục hành động vi phạm, coi thường dư luận quốc tế, vào đầu tháng 5-1997, Trung Cộng lại đưa 3 tàu có vũ trang xâm nhập khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. ( AFP, Reuters, 3-5-1997).

Vừa tiến hành tranh chấp quyền làm chủ nguồn tài nguyên ở thềm lục địa Việt Nam, vừa thực hiện chính sách mua chuộc tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN, giữa đầu tháng 7-1997, Giang Trạch Dân – Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSTQ, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, trực tiếp mời Đỗ Mười – Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSVN,sang thăm Trung Quốc từ ngày 14 đến 18-7-1997. Đoàn đại biểu Đảng CSVN do Đỗ Mười cầm đầu gồm có Phan Văn Khải – Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Nguyễn Mạnh Cầm – Ủy viên BCT, Bộ trưởng Ngoại giao, và một số chuyên viên các ngành…

Đoàn của Đỗ Mười đã được tiếp đón long trọng tại Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh vào chiều ngày 14-7-1997, và nơi đó cũng diễn ra cuộc hội đàm chính thức giữa Giang Trạch Dân và Đỗ Mười. Một vấn đề quan trọng mà hai bên đã thống nhất là: “phấn đấu xây dựng một đường biên giới hữu nghị, hòa bình và ổn định giữa hai nước.” (Báo Nhân Dân, Hànội, 15-7-1997). Đây chính là khởi đầu cho hành vi cắt đất, cắt biển nhượng cho Trung Cộng vào những năm 1999-2000! Vậy mà Nguyễn Mạnh Cầm đã tán dương rằng: “chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đỗ Mười đã củng cố them cơ sở và các nguyên tắc chỉ đạo mối quan hệ giữa hai nước, đặt thêm những viên đá tảng nâng cấp con đường đưa quan hệ Việt – Trung tiến tới tầm cao mới bước vào thế kỷ XXI.” (Báo Nhân Dân, Hànội, 21-7-1997)

– Ngày 20-11-1997, Trung Cộng lại ngang nhiên cho phép Công ty Atlantic Richfield Corp (ARCO) của Mỹ đươc quyền khai thác hơi đốt và dầu lửa tại một vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam! Nhận được tin này, một hãng thông tin phương Tây đặt nghi vấn rằng: “Phải chăng đó là kết quả thỏa thuận giữa hai ông Tổng Bí thư tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh và mấy tháng trước?”

Sau chuyến đi thăm Trung Quốc lần này, Đỗ Mười (đã 80 tuổi) trở cơn đau nặng! Đó cũng là cơ hội để cho Trung Cộng ngấm ngầm “Mua chuộc và gây áp lực” đưa nhân vật “Thân Trung Cộng” lên thay thế Đỗ Mười và cuối năm 1997, vì Đỗ Mười đà quá già yếu!

Không phải ngẫu nhiên mà trong 3 tháng cuối năm 1997, Lý Gia Trung – Đại sứ Trung Cộng tại Hànội, đã nhiều lần tiếp xúc không chính thức với thượng tướng Lê Khả Phiêu, Ủy viên BCT Trung ương Đảng CSVN (Sau khi Lê Khả Phiêu rớt chức Tổng Bí thư, tháng 4-2001, tin này mới được tiết lộ từ Đại tá Lê Chí Nguyện-Cục phó Cục Phản gián Trung ương).

Hội nghị Trung ương Đảng giữa cuối tháng 12-1997, đã bỏ phiếu bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư thay cho Đỗ Mười. Ngày 14-1-1998, Đại sứ nước CHND Trung Hoa tai Việt Nam đã đến chào mừng Lê Khả Phiêu, và có nói khéo với Lê Khả Phiêu rằng: “Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân, và các đồng chí lãnh đạo khác của Trung Quốc, rất vui lòng và gửi lời chúc mừng và thăm hỏi thân thiết tới đồng chí tân Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, và mong muốn dưới sự lãnh đạo anh minh của đồng chí quan hệ hữu nghị và hợp tác Trung-Việt sẽ không ngừng phát triển” Và Lê Khả Phiêu đã hứa một cách khẳng định rằng: “Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam sẽ kiên trì thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt-Trung có bước phát triển mới trên cơ sở đã thỏa thuận giữa cấp cao của hai Đảng” (Tân Hoa Xã, 15-1-1998 ).

Đỗ Mười hay Lê Khả Phiêu đã thỏa thuận những gì với Giang Trạch Dân?

Những “thỏa thuận bí mật” gì, tuyệt đối không hề được tiết lộ, nhưng về công khai thì báo chí Việt Nam đã có đưa tin rằng: “Thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết đường biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước trước năm 2000!” (Báo Nhân Dân, Hànội, 24-2-1998).

Theo nguồn tin tổng hợp của tình báo quốc tế (Nga, Pháp, Anh, Mỹ…) cho biết: Trong năm 1998, Trung Cộng đã cử Cán bộ Tình báo sang Hànội, và đã nhiều lần bí mật tiếp xúc với Lê Khả Phiêu…Họ đã thông báo cho Lê Khả Phiêu biết là BCH Trung ương Đảng CSTQ sẽ làm hết sức, để cho Lê Khả Phiêu tiếp tục ngồi vững chức Tổng Bí Thư BCH Trung ương Đảng CSVN khóa IX (2001-2005). Họ cũng chuyển lời của Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSTQ Giang Trạch Dân, trực tiếp mời Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc vào đâu năm 1999. Chính Hồ Cẩm Đào-Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, nhân chuyến thăm Việt Nam (18-12-1998 ) đã trực tiếp nói với Lê Khả Phiêu rằng: “Tổng Bí thư Giang Trạch Dân rất coi trọng chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của Tổng Bí thư, mong muốn cùng Tổng Bí thư trao đổi rộng rãi về những vấn đề quan trọng trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước cũng như các vấn đề cùng quan tâm.” (Tân Hoa Xã, 19-12-1998 )

Trong thời gian Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí Thư {21-12-1997) đến khi sang thăm Trung Quốc (23-2-1999), Trung Cộng vẫn ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Thí dụ như: Ngày 5 tháng 3 năm 1998,Trung Cộng đã hoàn thành việc lắp đặt Trạm Vệ Tinh trên quần đảo Hoàng Sa, và có kế hoạch mở cửa quần đảo Hoàng Sa cho khách du lịch quốc tế. Chiếc tàu Discovery-08 của Trung Cộng đang tiến hành hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa và đi sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Ngày 26-6-1998, Hội nghị lần thứ 3 Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa IX, đã thông qua “Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHND Trung Hoa”. Luật này đã quy định phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, cũng như vùng phụ cận của hai quần đảo này. Từ cuối tháng 10-1998, Trung Cộng đã đưa 7 tàu có võ trang đến hoạt động chung quanh đảo Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Nhà nước CSVN cũng có phản đối hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Cộng, nhưng chỉ là phản ứng thụ động, chẳng hạn như vụ đảo Vành Khăn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN chỉ tuyên bố như sau: “Việt Nam bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, chung quanh bãi Vành Khăn ở khu vực Trường Sa, không có lợi cho sự ổn định và hợp tác trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương” (Thông Tấn Xã VN, 13-11-1998). Và khi Trung Cộng lên tiếng đòi Hải quân Việt Nam ”phải rút ngay” ra khỏi hai bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, thì Việt Nam mới xác nhận rằng: “Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rất rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quân đảo này.” (TTXVN, 30-12-1998).

Ngày 25-2-1999, Lê Khả Phiêu dẫn đầu phái đoàn CSVN sang thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Giang Trạch Dân. Phái đoàn gồm có: Ủy viên BCT – Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên BCT-Phó Thủ tướng thường trực kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên BCT – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Phan Diễn; và các Ủy viên Trung ương: Trần Đình Hoan (Chánh văn phòng TƯ Đảng), Hữu Thọ (Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa TƯ), Nguyễn Sinh Hùng (Bộ trưởng Tài Chánh), Trương Đình Tuyển (Bộ trưởng Thương Mại), Nguyễn Duy Quý (Giám đốc Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia), Hồng Vinh (Tổng Biên tập báo ND), Võ Hồng Phúc (Thứ trưởng Bộ KH và ĐT), và Trưởng Ban Biên giới Chính phủ-Đại sứ VN tại Trung Quốc Bùi Hồng Phúc. Phái đoàn CSVN sang thăm Trung Quốc từ 25-2 đến 2-3-1999. Giang Trạch Dân – Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng CSTQ kiêm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, Lý Bàng – Ủy viên Thường Vụ BCT kiêm Chủ tịch Quốc Hội, Lý Thụy Hoàn-Ủy viên Thường vụ BCT kiêm Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Toàn quốc, Hồ Cẩm Đào-Ủy viên Thường vụ BCT kiêm Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa… đã tiếp đón nồng nhiệt phái đoàn cấp cao của Đảng CSVN do Lê Khả Phiêu dẫn đầu…

Hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc” (8 điểm) nhưng nội dung bao trùm lên tất cả là “xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ hai nước từ nay về sau theo khung cơ bản là “láng giềng, hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” Và mục tiêu cụ thể phải đạt được là: “Hai bên khẳng định quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán để ký kết hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999 và ký kết văn kiện về phân định Vịnh Bắc Bộ trong năm 2000.” (Tân Hoa Xã, 26-2-1999), Do đó, dư luận quốc tế đã nghi ngờ “Chuyện Đi Đêm Giữa Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu” trong vụ Chính phủ CHXHCNVN cắt đất, cắt biển cho Trung Cõng ở một năm sau (cuối 1999 đầu 2000). Đi đêm như thế nào? Lê Khả Phiêu được lợi gì? Bí mật lịch sử này bao giờ mới được phơi bày ra ánh sáng?

Trong năm 1999, Trung Cộng vẫn tiếp tục vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Ngày 27-2-1999, Trung Cộng ngang nhiên ra lệnh cấm đánh cá tại khu vực Biển Đông từ ngày 1-6 đến 31-7-1999. Giữa đầu tháng 5-1999, ông Cục phó Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc Trần Bỉnh Hâm, đã viết bài đăng báo vu cáo Việt Nam “ngăn cản không cho thực hiện những hiệp định thăm dò dầu khí mà Trung Quốc đã ký với phương Tây, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa.” (Xem Tạp chi` “Khai Thác và Quản Lý Biển”, Bắc Kinh, số ra ngày 12-5-1999). Ngày 18-7-1999, Bộ Thủy Lợi và Tổng Cục Hậu Cần Quân Giải Phóng của Trung Cộng, đã hoàn thành công trình Hứng Nước Mưa trên quần đảo Hoàng Sa, tổng chi phí là 65.000.000 Nhân Dân tệ. Công trình này có thể hứng và xử lý khoảng 14 vạn tấn nước mưa. Thực tế đó đã chứng minh Trung Công có xí đồ xâm chiếm lâu dài đối với quân đảo Hoàng Sa! Thế mà Trung Cộng cứ luôn luôn ca bà ca “Hữu nghị” như sau: “Trung Quốc chủ trương đối thoại và đàm phán hòa bình, giải quyết những bất đồng và tranh chấp, bảo đảm quan hệ láng giềng và tin cậy, phát triển lành mạnh, ổn định bước vào thế kỷ XXI!” (Xem “Nhân Dân Nhật Báo”, Bắc Kinh, bài của Vương Nghị-Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, số ra ngày 20-6-1999)

Thực hiện “Lời Hứa Đi Đêm với Giang Trạch Dân”, Lê Khả Phiêu đã trực tiếp chỉ thị cho Thủ tướng Phan Văn Khải gấp rút mời Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa Chu Dung Cơ, công khai là thăm viếng hữu nghị Trung-Việt, bên trong là bàn chuyện ký hiệp ước biên giới trên đất liền (!?)

Phái đoàn Chu Dung Cơ đến thăm Việt Nam từ ngày 1-12 đến ngày 4-12-1999, gồm có: Bộ trưởng Ngoại giao Đường Gia Triền, Bõ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang, Trợ lý đặc biệt Lưu Hoa Thu (Cục phó Cục Tình báo Trung ương trá hình), Phó Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Diêm Hải Vương, Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện Mã Khải, Phó Chủ nhiệm Kế hoạch Phát triển Nhà nước Lý Vinh Dung, Thứ trưởng Bộ Hợp tác Kinh tế Mậu dịch đối ngoại Trần Tân Hoa, Phó Chủ nhiệm Ban nghiên cứu quốc vụ viện Ngụy Lê Quân, Chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng Lý vĩ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung.

Trong thời gian ở thăm Hànội, Chu Dung Cơ (có Lưu Hoa Thu đi theo) đã có cuộc hội đàm riêng với Lê Khả Phiêu cùng Nông Đức Mạnh và có mặt của Đỗ Mười. (3 nhân vật có quan hệ trực tiếp quyết định việc cắt đất, cắt biển nhượng cho Trung Cộng!). Chính tại cuộc hội đàm này, Chu Dung Cơ đã chuyển lời của Giang Trạch Dân rằng: “Nếu các đồng chí lãnh đạo Việt Nam hoàn thành thời hạn ký kết các hiệp ước về biên giới và lãnh hải thì Đảng và Chính phủ Trung Quốc sẽ giữ đúng lời hứa là viện trợ không hoàn lại từ 2 đến 4 tỷ Mỹ kim trong kế hoạch 5 năm 2001-2005.”. Không biết Trung Cộng sẽ ký gửi vào trương mục cá nhân của Mười – Phiêu – Mạnh ở Ngân hàng nước ngoài (Thụy sĩ, Pháp, Anh hay Mỹ?), là bao nhiêu triệu Mỹ kim cho mỗi người (?) Cho nên nhóm Lê Khả Phiêu đã thống nhất với Chu Dung Cơ là sẽ chính thức ký kết “Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc” vào ngày 30-12-1999. Và một năm sau, tức vào ngày 25-12-2000 sẽ chính thứ ký kết “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ”! (Theo tiết lộ của một chuyên viên phản gián, thuộc Ban Bảo Vệ An ninh Chính Trị, dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Lê Khả Phiêu. Xin được giấu tên!)

Chiều ngày 30-12-1999, tại “Trung tâm Hội nghị Quốc tế” (Hànội) với sự chứng kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải, Bộ trưởng ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm cùng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Đường Gia Triền, đã ký “Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc”(!) Theo nội dung cụ thể của Hiệp định cắt đất này, Nhà nước CSVN đã nhượng cho Trung Cộng 150 km chiều đài trên đất liền của biên giới Việt-Trung (Bởi vì, đường biên giới Việt-Trung trên đất liền, chiều dài nguyên thủy của nó là 1.350 km, nhưng trong hiệp định chỉ ghi là 1.200 km chiều dài?). Đó là chưa kể những vùng đất đã bị Trung Cộng chiếm trong cuộc xâm lăng Việt Nam hồi 1979, như Bản Giốc, Nam Quan v.v…

Ngày 9-6-2000, Nông Đức Mạnh lấy tư cách Chủ tịch Quốc hội đơn độc ký phê duyệt Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, mà không thông qua hội nghị đại biểu Quốc hội khóa IX, theo đúng nguyên tắc dân chủ (!?) Chiểu ngày 6-7-2000, tại trụ sở Bộ Ngoại gio Trung Quốc (Bắc Kinh), đã diễn ra lễ trao đổi “Thư Phê Chuẩn Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền Việt Nam-Trung Quốc” của hai chủ tịch nước – CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa. Kể từ ngày này (6-7-2000) Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực thi hành! (Sự phản đối, lên án của dư luận trong nước củng như ngoài nước của những người Việt Nam quyết tâm “bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc” đều bị Đảng cầm quyền gát bỏ ngoài tai!).

Tiếp tục thực hiện xí đồ thúc ép, mua chuộc tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN trong việc cắt lãnh hải nhượng cho Trung Quốc, nên vào cuối tháng 9-2000, Thủ tướng Trung Cộng Chu Dung Cơ mời Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải sang thăm hữu nghị Trung Quốc. Thế là, ngày 25-9-2000, Phan Văn Khải cầm đầu phái đoàn chính phủ CHXHCNVN sang thăm và làm việc với chính phủ CHND Trung Hoa, tù ngày 25 đến ngày 28-9-2000. Kết quả: Hai chính phủ Việt Nam – Trung Quốc đã thống nhất: “trong năm 2000 kết thúc đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ, đồng thời ký Hiệp định ngư nghiệp.” ”(Tân Hoa Xã, 26-9-2000).

Vì thế, ngày 25-12-2000, nhân chuyến đi thăm Trung Quốc theo lời mời của Giang Trạch Dân, Trần Đức Lương đã cùng Giang Trạch Dân chứng kiến lễ ký các văn kiện sau đây:

1/- “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa”.

2/- “Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa”.

3/- “Hiệp định về hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa”.

4/- “Hiệp định sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình giữa chính phủ CHXHCN Việi Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa”.

5/- “Hiệp định hợp tác tin tức giữa TTXVN và THXTQ”.

Nhưng chủ yếu mà Trung Cộng cần được là văn kiện thứ 2 và thứ 3! Trong việc ký kết này Trần Đức Lương cũng đã bỏ vào túi riêng không ít triệu Mỹ Kim do Trung Cộng “biếu” (?) Bởi vì với “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ” thì nước Việt Nam bị thiệt hại rất nhiều. Theo đường phân định về chủ quyền của Trung Cộng (như Hiệp định 25-12-2000 quy định) kéo dài cách đảo Bạch Long Vĩ chỉ có 15 hải lý, và chiếm 50% diện tích của đảo Cồn Cỏ (mà trong thực tế là thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu nay!) Nghĩa là, một phần lớn tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa này, vốn là của Việt Nam, bây giờ nghiễm nhiên đã thuộc về Trung Cộng. Hơn thế nữa, về mặt quân sự hoàn toàn bất lợi cho nước Việt Nam. Nói một cách khác, với đường phân định như vậy, Trung Cộng đã áp sát và hình thành thế bao vây và kiểm soát chặt chẽ Vịnh Bắc Bộ Việt Nam (!) Còn “Hiệp ước hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ” thì “hai bên nhất trí lập vùng đánh cá chung ở trong Vịnh Bắc Bộ từ vĩ độ 29 độ xuống đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5 hải lý kể từ đường phân định về mỗi phía, và có tổng số diện tích 33.800 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh.” (Theo Lê Công Phụng – Thứ trưởng ngoại giao CSVN, bài đăng trên Tạp chí cộng sản, Hànội, tháng 1-2000) Theo sự tính toán chính xác của các nhà địa hải học (dự theo sự phân định của hiệp ước) thì trong số 27,9% diện tích biển đó, Trung Cộng chỉ đóng góp có 11,4% diện tích biển, còn Việt Nam phải đóng góp đến 16,5% diện tích biển. Tại sao Việt Nam phải chịu thiệt lớn như vậy?

Xét qua những sự kiện lịch sử đã dẫn trên đây, cho chúng ta thấy rõ: Đây là Quan Hệ bất bình đẳng giữa nước lớn và nước nhỏ núp dưới chiêu bài “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Tập đoàn lãnh đạo tối cao của Đảng CSVN, mà trước hết là nhóm độc quyền, tư lợi Đỗ Mười-Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh-Trần Đức Lương phải chịu trách nhiệm trước Tòa Án Lịch Sử về tội cắt đất, cắt biển nhượng cho Trung Cộng!

BANG GIAO VIỆT-MỸ

Bang giao Việt-Mỹ đã được khơi nguồn từ khi Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận buôn bán với Việt Nam (3-2-1994). Và được khởi động từ ngày 11-7-1995, khi Tổng thống Mỹ tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Năm 1995, xem như là năm đặt nền tảng cho công cuộc bang giao chính thức vào năm 1997, giữa hai nước Việt Nam và Hoa kỳ, bằng sự thăm viếng lẫn nhau: Ngày 5-81995, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam. Tháng 10-1995, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, nhân chuyến đi dự lễ kỹ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc tại New York, lần đầu tiên tiếp xúc với một số quan chức cao cấp của chính quyền Hoa kỳ.Tháng 11-1995, Phái đoàn Liên Bộ Hoa kỳ sang thăm Việt Nam, và tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Năm 1996, là năm chuẩn bị và bắt đầu về thương mại trong quan hệ Việt-Mỹ. Cụ thể là: Tháng 4-1996, Mỹ trao cho Việt Nam văn bản “Những yếu tố bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam”. Tháng 7-1996, Việt Nam trao cho Mỹ văn bản “Năm nguyên tắc bình thường hóa quan hệ Kinh tế-thương mại và đàm phán Hiệp Định Thương Mại với Mỹ”. Vào tháng 9-1996, Việt Nam và Mỹ bắt đầu quá trình đàm phán Hiệp Định Thương Mại song phương.(1996-2000)

Ngày 7 tháng 5 năm 1997, Việt Nam và Hoa kỳ đã xác lập bang giao chính thức – Đại sứ Việt Nam tại Mỹ và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam,nhậm chức cùng ngày tại thủ đô của hai nước, hoàn tất quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ.

Hai kẻ thù địch bắt tay nhau “chôn vùi quá khứ’, mỗi bên đều có mục đích riêng của mình!

Mục đích của Đảng CSVN trong việc lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ là “dựa vào nền kinh tế-kỹ thuật cao nhất thế giới của Mỹ, để đưa nền kinh tế-kỹ thuật Việt Nam thoát khỏi sự nghèo nàn và lạc hậu, nhằm sánh vai và vượt lên trên các nước phát triển trong khu vực” (Trả lời phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. tại Hànội, ngày 8-5-1997) Nhưng còn một mục đích rất quan trọng mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt không dám nói. Đó là “tránh khỏi áp lực nặng nề và lệ thuộc quá nhiều vào Trung-Cộng! Đảng CSVN vừa quan hệ ngoại giao với Mỹ vừa quan hệ với Trung Cộng, là nhằm cân bằng sức ép của hai siêu cường, để tồn tại và phát triển theo sách lược” Đứng vững trong cái thế lưỡng lập” (Võ Văn Kiệt phát biểu trong cuộc họp bất thường của Ban Thường Vụ Bộ Chính Tri, trước ngày lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa kỳ, tại Hànội, ngày 4-5-1997 – Theo tiết lộ của Sáu Hùng thư ký riêng của Võ Văn Kiệt).

Mục đích của Mỹ trong việc lập quan hệ ngoại giao với CSVN, như ông thống Clinton đã nói: “Tôi tin việc bình thường hóa và tăng cường quan hệ giữa Hoa kỳ và Việt Nam sẽ đẩy mạnh chính nghĩa tự do ở Việt Nam, cũng như những tiến trình đã xẩy ra ở Đông Âu và cựu Xô Viết” (Theo diễn văn của Clinton về việc xác lập quan hệ ngoại giao với CSVN, ngày 11-7-1995) Và ông Newt Greenrich, (chủ tịch Hạ viện Mỹ, Đảng Cộng Hòa), khi trả lời cho phóng viên các nước, tại Hồng Kông vào ngày 20-3-1996, hỏi về sự bang giao Mỹ – Việt và chính sách của Mỹ đối với tình trạng mất nhân quyền ở Việt Nam như thế nào, đã khẳng định rằng: “Nhân quyền là vấn đề toàn cầu và chúng tôi cần đưa ra những thông điệp một cách tích cực. Tuy nhiên, phát triển tự do và dân chủ cần phải có thời gian và kiên nhẫn!” (AFP, 27-3-1997). Còn giáo sư Allan E. Goodman – Khoa trưởng Phân khoa Ngoại giao trường Đại hoc Georgetown (Mỹ) thì nói thẳng mục đích của Mỹ rằng: “Bang giao Mỹ-Việt cũng là phục vụ chiến lược của Hoa kỳ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” (Xem bài “Còn gì nữa sau khi Mỹ-Việt thiết lập bang giao?” của Allan E. Goodman, đăng trong tạp chí Foreign Policy, số 100, Autumn 1995).

Quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ đã chính thức xác lập, nhưng quá trình đàm phán để ký kết “Hiệp Định Giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Về Quan Hệ Thương Mại” (Agreement Between The Socialist Republic Of Vietnam And The United States Of America On Trade Relations) phải kéo dài đến 4 năm (7/1996-7/2000).

Trong 4 năm đó hai bên Việt-Mỹ đẵ tiến hành đàm phán đến 11 vòng:

– Vòng 1, từ 21-9-1996 đến 26-9-1996 tại Hànội.

– Vòng 2, từ 9-12-1996 đến 11-12-1996 tại Hànội.

– Vòng 3, từ 12-4-1997 đến 17-4-1997 tại Hànội, phía Mỹ trao cho Việt Nam văn bản Dự thảo Hiệp Định.

– Vòng 4, từ 6-10-1997 đến 11-10-1997 tại Washington D.C. Hai bên trao đồi sơ bộ về “những điều khoản chung” (General Articles) và chương “thương mại hàng hóa” (Trade in Goods) trong Hiệp Định.

– Vòng 5, từ 16-5-1998 đến 22-5-1998 tại Washington D.C. (Trước vòng đàm phán này, Việt Nam đã soạn thảo bản Dự thảo Hiệp định mới theo nguyên tắc Tổ Chức Thương ại Thề Giới (WTO) áp dụng cho các nước có trình độ phát triển tháp.)

– Vòng 6, từ 15-9-1998 đến 22-9-1998 tại Hànội.

– Vòng 7, từ 15-3-1999 đến 19-3-1999 tại Hànội.

(Trong hai vòng 6 và 7, hai bên tiếp tục trao đổi về các vấn đề quan trọng chưa nhất tri trong các vòng đàm phán trước, như: “Phát triển quan hệ đầu tư” (Development of Investment Relations), “thương mại dịch vụ” (Trade in Services), “thương mại hang hóa” (Trade in Goods) và “sở hữu trí tuệ” (Intellectual Property Rights)

– Vòng 8, từ14-6-1999 đến 18-6-1999 eại Washington D.C.

– Vòng 9, từ 23-7-1999 đến 25-7-1999 tại Hànội. Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng hai nước đã thông báo về sự thỏa thuận trên nguyên tắc những nội dung mà Hiệp Định Thương Mại đã đạt được.

– Vòng 10, từ 28-8-1999 đến 2-9-1999 tại Washington D.C.

– Vòng 11, ngày 3 thang 7 năm 2000, tại Washington D.C. Sau khi đàm phán những vấn đề cuối cùng trong lĩnh vực viễn thông, và soát xét một lần cuối toàn văn bản Hiệp Định. Đến ngày 13 tháng 7 năm 2000, Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ đã được ký tại Washington D.C. Đại diện Việt Nam là Bộ trưởng Thương Mại Vũ Khoan, đại diện cho Hoa kỳ là Bà Bộ trưởng Thương Mại Charlene Barshefsky. Tham dự lễ ký kết có hai Đại sứ Việt-Mỹ – Lê Văn Bằng và Peterson, hai trưởng đoàn đàm phán – Trần Đình Lương và Joseph Diamond, và nhiều quan chức khác…

Tại sao quá trình đàm phán phải kéo dài đến 4 năm như vậy?

Trở ngại chính là do thái độ bảo thủ, rụt rè, e sợ bị “nhuộm xanh chế độ” (tứ tư bản hoá) của Đảng CSVN (!) Bởi vì, lập trường đối ngoại cố hữu của Đảng CSVN là: ”Lợi ích cao nhất và thiêng liêng nhất của dân tộc ta mà cũng là của giai cấp công nhân ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa… thực hiện đúng Cương lĩnh của Đảng và Di chúc của Bác Hồ. Công tác đối ngoại phải phục vụ lợi ích đó của Đảng và dân tộc.” (Tạp chí Cộng sản, số 4 tháng 2-2000, trang 13 – bài viết của Phạm Thế Duyẹt, ủy viên thường vụ thường trực BCT trung ương Đảng khóa 8 )

Nỗi lo sợ chế độ XHCN Việt Nam sẽ bị việc thực thi Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ làm cho biến chất và dẫn đến tư bản hóa, bằng con đường diễn biến hòa bình, đã được Vũ Khoan biện minh khéo, như sau:

“Sở dĩ như vậy (kéo dài thời gian đàm phán (là vì một loạt lý do: Một là, chế độ chính trị xã hội ở hai nước hoàn toàn khác nhau, cộng vào đó gánh nặng quá khứ tiếp tục đè lên quan hệ (của hai nước).

Hai là, qui mô kinh tế hai nước quá khác nhau, kinh tế Hoa kỳ là một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới với GDP trên 8.000 tỉ USD, trong khi Việt Nam đang còn là nước phát triển với GDP chỉ khoảng 30 tỉ USD. Riêng về mặt xuất khẩu, kim ngạch hang năm của Hoa kỳ lên tới 1.000 tỉ, trong khi Việt Nam chỉ xuất khẩu được khoảng 13 tỉ.

Ba là, cơ chế kinh tế của hai nước khác nhau: Hoa kỳ theo cơ chế thị trường tự do hoàn toàn, còn Việt Nam mới trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, Hoa kỳ là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), còn Việt Nam mới còn đang trong quá trình khởi động đàm phán để gia nhập tổ chức này.” (Xem bài “Hiệp Định Thương Mại Việt Nam – Hoa Kỳ” của Vũ Khoan – Tạp chí Cộng sản, số15 tháng 8-2000, trang 35-36)

Nhưng, cuối cùng BCT trung ương Đảng CSVN cũng phải quyết định ký, vì sao?

Như lịch sử đã ghi nhận: Từ ngày 25-7-1999 (ngày kết thúc đàm phán vòng 9) hai bên Việt-Mỹ đã ký tạm Hiệp Ước Thương Mai, nên ai cũng nghĩ rằng HƯTM Việt-Mỹ sẽ được ký chính thức vào tháng 9-1999. Nhưng, vào giờ chót chính phủ CSVN đã yêu cầu phía Hoa kỳ cho hoãn lại, để thảo luận thêm về “một vài điều khoản không công bằng” như Hoa kỳ đòi hỏi “phải xúc tiến trong vòng vài năm (2002 chẳng hạn) để thực thi việc cấp giấy phép cho các công ty hay tổ chức đầu tư những ngành về truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm văn hóa, văn nghệ, và kể cả những lĩnh vực viễn thông, giao thông…” Tuy nhiên, Hoa kỳ không chịu nhượng bộ, vì các điều khoản mà phía Việt Nam cho là “không công bằng” đó, chỉ ghi trong phần Phụ Lục (Annex II) mà thôi. Đến vòng đàm phán cuối cùng (vòng 11) Hoa kỳ lại đưa những điều khoản trong Annex II vào các điều khoản bắt buộc phải thi hành! Cho dù bị lép vế trong vòng đàm phán cuối cùng (3-7-2000) phía CSVN bắt buộc phải ký chính thức HƯTM Việt-Mỹ, bởi vì tình thế của Đảng CSVN đã đến lúc không thể trì hoãn thêm nữa!

Trong cuộc họp đặc biệt của BCT trung ương Đảng CSVN vào hạ tuần tháng 6-2000, Lê Khả Phiêu đã phải thừa nhận: “Tình trạng kinh tế nước ta đang lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng, không thể phục hồi và phát triển được, nếu không có sự hỗ trợ của một nền kinh tế mạnh nhất như nền kinh tế của Mỹ… Vì vậy, chúng ta buộc phải ký chính thức Hiệp ước Thương Mại với Mỹ ngay torng tháng 7-2000 này! Chúng ta chấp nhận nguy hiểm và có niềm tin là sẽ vượt qua hiểm nguy như trong thời chiến tranh với hai đế quốc mạnh hơn ta gấp bội vậy!” (Theo tiết lộ của Đào Xuân Kỳ, Ủy viên TƯ Đảng, Viện trưởng Marx-Lénine và tư tưởng Hồ Chí Minh)

Hạ bút ký HƯTM Việt – Mỹ là Đảng CSVN đã chấp nhận làm “chư hầu kinh tế” cho Hoa Kỳ, vì những lý do sau đây:

“Nếu hiệp định được phê chuẩn và đi vào cuộc sống thì nó sẽ mở ra một thị trường mới rộng lớn cho hàng hóa của ta.” Thị trường mới này tức là thị trường Hoa kỳ và “việc hưởng quy chế tối huệ quốc sẽ làm cho thuế xuất đánh vào hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa kỳ giảm bình quân từ 40%-50% xuống còn 3%, từ đó nước ta có thể gia tăng việc thâm nhập thị trường này, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm.” Mặt khác “các doanh nghiệp Hoa kỳ cùng doanh ngiệp các nước khác gia tăng đầu tư vào Việt Nam, làm cho nền kinh tế hàng hóa phát triển và có nhiều hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa kỳ.” “Do hiệp định được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn của WTO nên cũng có thể đã là một bước chuẩn bị cho Việt Nam tham gia tổ chức này.” (Vũ Khoan, Tạp chí đã dẫn, trang 36-37)

Đảng CSVN hy vọng: Nhờ dựa vào nền kinh tế giàu mạnh nhất thế giới của Hoa kỳ, qua việc thực thi có hiệu quả HƯTM Việt – Mỹ, sẽ giúp cho nhà nước CHXHCN Việt Nam thực hiện có kết quả “Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế-Xã Hội 10 Năm 2001-2010”, trọng tâm là “Đẩy mạnh công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số công nghiệp nặng quan trọng và công nghiệp cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết, trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghiệp tiên tiến cho các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và đáp ứng yêu cầu quốc phòng, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.” (Theo “Dự thảo Báo cáo Chính trị“ trình Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 3-2001)

Chấp nhận làm “chư hầu kinh tế” của Mỹ, nhưng vẫn cảnh giác chính trị với Mỹ. Đó là thái độ hai mặt của Đảng CSVN, như trong một Văn Thư Mật của Thường vụ Bộ Chính trung ương Đảng CSVN, đề ngày 2-10-2000, do Phạm Thế Duyệt ký, gửi cho các Đảng bộ trong toàn quốc, có đoạn viết rằng: “Chúng ta nên nhớ là bản chất của Mỹ là chống lại chủ nghĩa cộng sản, họ không từ bỏ chính sách diễn biến hòa bình để thay đổi bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta!” Rõ ràng, Đảng CSVN đã biết chắc rằng, HƯTM Việt-Mỹ là “con dao hai lưỡi”, nhưng không còn con đường nào khác, đành phải áp dụng phương sách “Đi tìm sự sống trong cõi chết”!

Xét về phía Hoa Kỳ, cho chúng ta thấy: Việc ký HƯTM Việt-Mỹ không chỉ thuộc về “Chính sách ngoại thương” đơn thuần của chính phủ Hoa Kỳ, mà còn là thực hiện “Chiến lược An ninh Quốc gia” của Hoa Kỳ. Thật vậy, như Kinh tế gia Mỹ Henry Nau đã cho biết: “Chính sách ngoại thương không chỉ là chìa khóa cho khả năng cạnh tranh của Hoa kỳ mà còn cho nền an ninh quốc gia của Hoa kỳ trong thời hậu chiến tranh lạnh.” (Xem “Trade And Security” của Henry Nau, xuất bản ở Hoa kỳ, năm 1995). Chính sách ngoại thương của Hoa kỳ là một điểm quan trọng trong “Chính sách về sự hứa hẹn và mở rộng” (Policy of Engagement and Enlargement), mà thực chất là “mở rộng dân chủ” (Enlargement of Democracy). Chính sách này do Tổng thống Bill Clinton và Bộ Tham mưu của ông vạch ra. Chính sách này có 4 điểm, được tóm tắt như sau: 1/- Tăng cường sức mạnh cho các quốc gia dân chủ có nền kinh tế thị trường. 2/- Hỗ trợ các lực lượng dân chủ tiến hành công cuộc giải phóng ở các quốc gia chuyên chế phi dân chủ. 3/- Ủng hộ và củng cố tối đa cho những quốc gia mới thiết lập nền dân chủ và mới hình thành nền kinh tế thị trường. 4/- Giúp đỡ cho dân chủ và kinh tế thị trường nẩy nở tại những khu vực mà nhân loại đặc biệt quan tâm. Như vậy, trọng tâm chính sách đối ngoại của Hoa kỳ là cạnh tranh kinh tế, như tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố: “Chúng ta đã đặt khả năng cạnh tranh kinh tế của chúng ta vào trọng tâm của chính sách đối ngoại” (Theo “1994 Budget Message to Congress”). Điều này cũng có nghĩa là: Thực hiện dự bành trướng nền kinh tế thị trường của Mỹ khắp trên toàn cầu là tiền đề vật chất để thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ hóa hữu hiệu nhất trong thời đại mới !

Nếu Hiệp Ước Thương Mại Việt-Mỹ được ký kết (13-7-2000) là sự kiện nổi bật thứ nhất, thì việc Tổng thống Hoa ký Bill Clinton đến thăm Việt Nam, từ ngày 16-11-2000 đến 19-11-2000 là sự kiện nổi bật thứ hai trong quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ của giai đoạn lịch sư 1996-2001 !

Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Bill Clinton đã để lại trong những trái tim Viêt Nam yêu nước một thông điệp dân chủ rất quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc, trong cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam. Thông điệp đó là bài diễn thuyết của ông tại Trường Đại Học Quốc Gia Hànội, vào ngày 17-11-2000. Thật là lý tưởng, khi Tổng thống Bill Clinton nói rằng:

“Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, và quyền tự do đối lập chính trị không đe dọa đến sự ổn định xã hội. Thay vào đó, nó sẽ xây dựng niềm tin cho người dân về sự công bằng của thể chế của chúng tôi, và cho phép chúng tôi chấp nhận những ý kiến bất đồng với quan điểm của chúng tôi.” “Những người trẻ tuổi có nhiều niềm tin vào tương lai của họ hơn, nếu họ có tiếng nói trong sụ quyết định cho tương lai của họ, có tiếng nói trong sự chọn lựa người lãnh đạo quốc gia và thiết lập một chính quyền có trách nhiệm phụng sự nhân dân.” “Nếu các bạn tiếp tục mở rộng cửa của Việt Nam, để từ đó các bạn có thể mở mang thêm và tiếp thu được những gì của các nước khác. Chỉ có các bạn mới quyết định được, nếu các bạn tiếp tục mở rộng thị trường của mình, cởi mở xã hội và tăng cường nền pháp trị. Chỉ có các bạn mới có thể quyết định làm thế nào để kết nối quyền tự do cá nhân với nhân quyền trong một cơ cấu xã hội giàu mạnh có tính đặc thù của dân tộc Việt Nam.”

o0o

Sau khi ký HƯTM Việt – Mỹ, Đảng CSVN đã rơi vào tình thế lưỡng lập – vừa làm chư hầu kinh tế cho Hoa kỳ, vừa làm chư hầu chính trị cho Trung Cộng! Thật ra, đa số trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa VIII đều có khuynh hướng ngả về Hoa kỳ, nhưng đa số trong Bộ Chính Trị khóa VIII, dưới sự khống chế của nhón độc tài quân phiệt Đỗ Mười – Lê Đức Anh – Lê Khả Phiêu. đều ngả về Trung Cộng. Và trong tương lai, khi bước vào thế kỷ XXI, phe nhóm Mười-Anh-Phiêu bị thất sủng, chắc chắn khuynh hướng thân Mỹ, thân phương Tây sẽ mạnh hơn khuynh hướng thân Trung Cộng! Vì vậy, nếu Hoa Kỳ có chính sách mềm dẻo linh hoạt hơn, nhằm lối kéo, ủng hộ một cách thiết thực đối với đa số cấp tiến trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa IX, chắc chắn sẽ có khả năng làm biến đổi chế độ CSVN !

Lê Tùng Minh

Phụ Chú: Giai đoạn 2001-2005 vì lịch sử chưa kết thúc, chúng tôi chưa có thể viết để cống hiến cho độc giả của Tạp Chí Cách Mạng, tiếp theo sau bài này. Chúng tôi sẽ viết tiếp theo vào cuối năm 2005 hoặc đầu năm 2006.
Lê Tùng Minh

VN sau tháng tư đen : Giai đoạn 1975-1979
VN sau tháng tư đen : Giai đoạn 1980-1986
VN sau tháng tư đen : Giai đoạn 1987-1991
VN sau tháng tư đen : Giai đoạn 1991-1996
VN sau tháng tư đen : Giai đoạn 1996-2001

————
– Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất – Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo
LTS: Sau đây là bài nói chuyện của L.S Nguyễn Mạnh Tường về chiến dịch Cải…

– Việt Nam Sau 30 Năm Dưới Chế Độ Cai Trị Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
30 tháng Tư năm 2005 đánh dấu 30 năm ngày đảng CSVN chiếm được Miền Nam và áp đặ…
– Bí Ẩn Bao Trùm Ba Vụ Án “Nam Kờ” TRẦN VĂN VĂN, NGUYỄN VĂN BÔNG, TRẦN VĂN BÁ
Nén hương cho sĩ khí Trần Văn Bá Nhiều năm đã trôi qua…

Leave a Comment »

No comments yet.

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Leave a comment

Blog at WordPress.com.