– * 2008 audio: quê hương & Tuổi trẻ
Vượt tường lửa:
– 1: audio: que huong – tuoi tre
– 2: audio: que huong – tuoi tre
– 3: audio: que huong – tuoi tre
– 4: audio: que huong – tuoi tre
Lê Minh
Lời mở đầu:
Trong bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ trong nước hồi tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường đã cho biết rằng quốc hội CSVN sẽ sửa đổi luật để cho phép “công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch”.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này, theo thiển ý của mình, người viết chỉ xin phân tích một số khía cạnh pháp lý lợi hại có liên quan đến luật pháp của Úc, và cũng xin mời đọc giả triển khai, bổ túc thêm các khía cạnh pháp lý khác có liên quan đến luật pháp các nước có người tỵ nạn Việt Nam đang sinh sống.
Để thực thi Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị ĐCSVN, quốc hội CSVN hiện đang dự thảo Bộ luật quốc tịch sửa đổi để “công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch”. “Công dân Việt Nam” ở đây là “Việt kiều”, tức là người Việt Nam đã đi tỵ nạn, di dân ra nước ngoài và hiện đang định cư ở các nước này.
Luật hiện hành của CHXHCNVN quy định rằng, người Việt Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi dâu (kể cả con cháu trực hệ sinh ra ở ngoại quốc) cũng “bị” xem là công dân Việt Nam, bởi vì bộ luật này chi phối và ràng buộc “cả nơi sinh và huyết thống”. Điều này có nghĩa là, những người tỵ nạn Việt Nam đã chạy trốn ra nước ngoài, nay cho dù đã định cư, nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng dưới cái nhìn của luật CHXHCNVN vẫn bị xem là “công dân Việt Nam”, bởi vì họ chưa hề chính thức “từ bỏ quốc tịch Việt Nam”. Câu thòng này chính là lý do để yêu cầu dẫn độ về nước hoặc là cái cớ để nhà nước CSVN có thể tùy tiện bắt bớ, giam cầm những “Việt kiều không yêu XHCN” mỗi khi về nước thăm quê hương.
Tình hình “song tịch” hiện nay trên thế giới và tại Úc
Trước khi đi vào bài phỏng vấn Bộ trưởng Tư pháp CSVN Hà Hùng Cường trên tờ Tuổi Trẻ, chúng ta hãy nhìn sơ một vòng tình hình “song tịch” hiện nay trên thế giới. (xem phụ bản phía dưới)
Theo Thư Viên online của Quốc hội Úc thì cả Việt Nam và Úc đều nằm trong danh sách các quốc gia không cho phép song tịch cũng như có thể “du di” cho phép song tịch trong một vài trường hợp đặc biệt.
Theo luật hiện hành của Úc, Phần 17 của Bộ luật Quốc tịch năm 1948 quy định rằng “bất cứ công dân Úc nào từ 18 tuổi trở lên, nếu vì một lý do nào đó (ngoại trừ việc kết hôn), mà có thêm một quốc tịch ngoại, thì việc có được quốc tịch đó sẽ chấm dứt việc mang quốc tịch Úc”. Điều này có nghĩa là, một khi trở thành công dân một nước khác thì đồng thời cũng đưa đến việc đánh mất quốc tịch Úc.
Luật quốc tịch CHXHCNVN định nghĩa “công dân” bằng nơi sinh và cả huyết thống
Luật pháp CHXHCNVN định nghĩa rằng hễ sinh ra tại Việt Nam, hoặc có huyết thống là Việt Nam (ông bà cha mẹ là người Việt Nam) thì phải là “công dân Việt Nam” (ràng buộc cả “nơi sinh và huyết thống”), trong khi luật quốc tế chỉ quy định “công dân” theo nơi sinh ra.
Cha mẹ mang quốc tịch VN, con cái phải thi hành
“nghĩa vụ quân sự”
Vậy mà khi phát biểu với tờ Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Tư Pháp CSVN Hà Hùng Cường đã nói “dư thừa” rằng “trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch”. Sở dĩ có chuyện “trẻ em sinh ra ở VN có trường hợp không có quốc tịch” là vì trong thời gian vừa qua có những trường hợp các cô gái Việt lấy chồng Hàn, Đài Loan ly dị trở về nước khi đang mang thai rồi sinh con tại VN đã không được chính quyền địa phương cấp giấy khai sinh. Trong khi đó luật CHXHCNVN lại “quơ quào” rằng “trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN” cho dù đã định cư đến thế hệ thứ tư.
Ông Cường còn cho biết luật sửa đổi sẽ “mềm dẻo” để “Việt kiều” có thể có vài ba quốc tịch, tiện cho nhà nước CSVN “thống kê số liệu công dân” và để “thực hiện chính sách bảo hộ công dân” tránh những tranh chấp có thể xảy ra.
Lạ đời thật, nhà nước CSVN có bao giờ thực tâm “bảo hộ công dân Việt Nam” trên xứ người bao giờ. Hãy nhìn xem thái độ “đem con bỏ chợ” của họ đối với “Việt kiều Campuchia”, hàng trăm ngàn cô dâu Việt tại xứ Đài, xứ Hàn và hàng trăm ngàn công nhân lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Hiển nhiên cộng đồng người Việt sinh sống tại Campuchia chưa được nhà nước “quan tâm sâu sắc”, bởi vì họ quá nghèo, khác với “Việt kiều thứ thiệt” sinh sống tại các nước tư bản giàu có rất được nhà nước “quan tâm ưu ái” nên được gọi là “khúc ruột ngàn dặm”.
Công nhân VN đi làm lao động ở nước ngoài bị chủ bóc lột, đối xử tàn tệ nhưng có bao giờ các tòa đại sứ VC quan tâm đến họ đâu. Gần đây nhất, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã phải can thiệp giúp cho 176 nữ công nhân Việt ở Jordan được giải cứu khỏi cảnh bị bóc lột và đánh đập; và vụ việc nhà thầu may mặc của hãng Nike tại Mã Lai đối xử tàn tệ, nô lệ hóa công nhân (trong đó có công nhân VN) đã bị Ủy ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (UBBV) tố cáo với đài số 7 của Úc. Việc tố cáo này ( web ) đưa đến việc hãng Nike chính ở Mỹ phải can thiệp, và nhờ đó tình trạng lao động và điều kiện ăn ở của công nhân mới được cải thiện. Còn chuyện công nhân làm việc ở các hãng xưởng trong nước bị các chủ nhân ông Đài Loan, Đại Hàn, Trung Quốc bóc lột, đối xử tàn tệ, thậm chí chuyện đánh đập cũng xảy ra như cơm bữa, nhưng có bao giờ nhà nước CSVN can thiệp hay phạt nặng đâu.
“Việt kiều” chưa thôi quốc tịch VN và có ước muốn nhập tịch trở lại quốc tịch VN?
Trong số khoảng hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống trong các cộng đồng trên khắp thế giới, nhà nước CSVN đã “ước đoán” là 75% trong số này đã nhập quốc tịch nước sở tại nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam.
Đúng là “Việt kiều” ở các nước hầu hết đã nhập quốc tịch, hoặc sẽ nhập tịch nước sở tại, tuỳ theo điều kiện của mỗi nước. Tuy nhiên con số 75% là không chính xác, bởi vì tuỳ theo luật của mỗi nước, khó hay dễ, lâu hay mau. Vả lại, có thể nói là đến hơn 99% người VN tỵ nạn CS muốn từ bỏ quốc tịch VN, mà nói chính xác hơn là từ bỏ quốc tịch CHXHCNVN.
Ông Cường cho rằng có đến 2.5 triệu trong số hơn 3 triệu người Việt ở hải ngoại “vẫn chưa thôi quốc tịch VN”. Đây là câu nói mơ hồ đầy hàm ý, bởi vì người Việt Nam chạy trốn Việt Cộng thì có ai muốn giữ quốc tịch CHXHCNVN. Càng hàm hồ hơn nữa khi ông Cường cho rằng “trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch Việt Nam”.
“Hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất” ư? Họ là ai? Họ là những quân, dân cán chính đã từng phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bị tù tội, đọa đày, thì làm gì có chuyện “hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất” có ước nguyện quay trở về xin nhập tịch CHXHCNVN.
Quyền lợi và nghĩa vụ khi trở thành “công dân CHXHCNVN”
Sửa đổi luật quốc tịch để móc hầu bao
“Việt kiều” nhiều hơn nữa
Một khi trở thành công dân của một nước thì người đó đương nhiên phải có “quyền lợi và nghĩa vụ” đối với quốc gia đó. Tuy nhiên, đối với “Việt kiều”, ông Cường có thêm rằng Việt kiều cũng có quyền đi bỏ phiếu (theo kiểu “Đảng cử dân bầu”), và cũng có quyền ra ứng cử “đại biểu quốc hội”. Tuy nhiên để ra ứng cử thì phải thường trú trong nước, phải có “nhận xét của nơi cư trú” và phải qua “hiệp thương của Mặt trận”, tức là phải có xác nhận của công an chính quyền địa phương, và phải được Mặt trận Tổ quốc đề cử. Như thế này thì chắc chắn chỉ có “Việt kiều yêu nước” mới “đạt yêu cầu”.
Báo chí trong nước cũng từng kháo rằng khi cầm cái Hộ chiếu CHXHCNVN thì “Việt kiều” sẽ được đối xử như người Việt bản địa trong cách tính giá. Cứ cho rằng một tí lợi này là có thật thì việc trở thành công dân Việt Nam, đồng nghĩa với việc sẽ phải thực thi “quyền lợi và nghĩa vụ” như người Việt Nam, kể cả việc “thực hiện nghĩa vụ quân sự” đối với nam công dân, thì liệu Việt kiều nào có đủ can đảm xin “đăng ký quốc tịch” CHXHCNVN không? Ngoài ra việc trở thành công dân CHXHCNVN sẽ thuận lợi hơn cho nhà nước CSVN khi truy tố, kể cả việc dẫn độ “Việt kiều không yêu nước” về Việt Nam.
Cách đây 1 năm trên trang web của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng CSVN kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã nói rõ chiêu “miễn thị thực” (mtt ) là để thực thi Nghị quyết 36, nhằm dụ khị thêm “người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên”. Nay đi thêm bước nữa, nhà nước CSVN sẽ sửa đổi luật quốc tịch “theo hướng mềm dẻo” để “Việt kiều có thể có hai, ba quốc tịch” hầu có thể “về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên” thường xuyên hơn nữa, dễ dàng chuyển tiền bạc tài sản kể cả “lương hưu, bảo hiểm của họ” về nước nhanh hơn; Tức là nhà nước CSVN có thể móc hầu bao của “Việt kiều” nhiều hơn nữa, làm giàu nhanh hơn nữa cái túi tham không đáy của các quan chức nhà nước.
Úc Châu ngày 12/10/2008
Lê Minh
Nguồn: Thư Viện online ( web) của Quốc Hội Úc
Thứ Tư, 21/05/2008, 08:25 (GMT+7)
Dự thảo luật quốc tịch (sửa đổi): Công dân VN có thể có hai, ba quốc tịch
TT – Hàng triệu người VN ở nước ngoài chưa thôi quốc tịch VN có thể đăng ký quốc tịch VN. Những người này có thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để đăng ký quốc tịch VN.
Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt, có thể thực hiện đăng ký ở nước ngoài. Đó là một trong những nội dung của dự án Luật quốc tịch (sửa đổi).
Xung quanh vấn đề này, trước khi Quốc hội có những phiên họp riêng về dự án luật nêu trên, Tuổi Trẻ đã trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (ảnh) cho biết:
– Theo nguyên tắc hiện hành, Nhà nước chỉ công nhận công dân VN có một quốc tịch là quốc tịch VN, nghĩa là công dân VN không thể có quốc tịch nước khác. Nhưng thực tế nước ta có nhiều đồng bào đang định cư ở nước ngoài, hơn nữa đặt trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì nguyên tắc nêu trên là không khả thi.
Về quốc tịch, nhiều nước qui định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nước tôi là có quốc tịch nước tôi, không cần biết huyết thống như thế nào, còn nước ta qui định cả nơi sinh và huyết thống. Tức là trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN thì cố gắng không để xảy ra trường hợp không có quốc tịch, nhưng mặt khác trẻ em có cha mẹ là công dân VN thì dù sinh ra ở đâu cũng có quốc tịch VN. Trong khi đó, đồng bào ta ở nước ngoài nhiều gia đình đã định cư đến thế hệ thứ tư, có thể họ vẫn giữ quốc tịch VN nhưng hầu như không có giấy tờ chứng minh. Như vậy nguyên tắc nêu trên cũng trở thành hình thức. Và, ở đây cách làm luật của ta là cố gắng nhìn thẳng vấn đề, sao cho qui định sát thực tế.
* Vậy, dự án luật xử lý nguyên tắc một quốc tịch theo hướng nào, thưa ông?
– Theo hướng mềm dẻo. Nếu dự án luật được thông qua, có thể chấp nhận những trường hợp đang có hai quốc tịch, thậm chí ba quốc tịch, và anh được đăng ký đàng hoàng để một mặt chúng ta dễ thống kê số liệu công dân, mặt khác để thực hiện chính sách bảo hộ công dân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra.
* Được biết, khoảng 75% trong số hơn 3 triệu người VN đang sinh sống ở nước ngoài đều đã nhập quốc tịch nước sở tại, nhưng chưa thôi quốc tịch VN?
– Hiện có xu hướng nhiều kiều bào về sống trong nước, họ muốn trở lại quốc tịch VN nhưng có nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài, vì các chế độ như lương hưu, bảo hiểm của họ đều ở nước ngoài. Để giải quyết, dự án luật mở ra hướng chấp nhận cho họ được trở lại quốc tịch VN.
Trong số hơn 3 triệu người VN ở nước ngoài, không kể những người vẫn có hộ khẩu thường trú trong nước, số còn lại hơn 2,5 triệu người đã ra nước ngoài từ lâu nhưng vẫn chưa thôi quốc tịch VN. Vấn đề pháp lý đặt ra là hơn 2,5 triệu người đó có còn tiếp tục là công dân VN nữa hay không? Tinh thần của dự án luật là vẫn công nhận họ có quốc tịch VN và qui định thời hạn năm năm kể từ khi luật có hiệu lực để những đồng bào đó đăng ký quốc tịch VN. Việc đăng ký này khác với các trường hợp xin trở lại quốc tịch VN nêu trên, ở chỗ không cần thủ tục gì đặc biệt. Chúng tôi dự tính nếu luật được ban hành, trước mắt sẽ có hàng trăm ngàn kiều bào thuộc thế hệ thứ nhất đăng ký quốc tịch VN.
* Khi đăng ký quốc tịch VN thành công thì kiều bào được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, liệu có được tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử?
– Được hưởng các quyền và nghĩa vụ của công dân VN phù hợp với hoàn cảnh sống xa Tổ quốc. Đó là những quyền và nghĩa vụ nào thì lại do những đạo luật cụ thể qui định, ví dụ như Luật bầu cử hiện hành qui định nếu anh về nước có đăng ký tạm trú anh được đi bỏ phiếu, nhưng nếu anh muốn ứng cử đại biểu Quốc hội thì anh phải thường trú trong nước, rồi có nhận xét của nơi cư trú, phải qua hiệp thương của mặt trận… Nghĩa là nếu anh không thường trú trong nước thì anh không được ứng cử.
* Vậy trong trường hợp kiều bào đăng ký quốc tịch VN và trở về thường trú trong nước thì sao, thưa ông?
– Xu hướng là bà con đã trở về VN để định cư và thường trú thì bà con sẽ được hưởng các quyền và gánh vác nghĩa vụ như mọi công dân VN.
* Đã có những người nước ngoài xin nhập quốc tịch VN như trường hợp thủ môn Santos, vậy theo dự án luật họ có được giữ quốc tịch vốn có, thưa ông?
– Dự án luật mở rộng ra một số trường hợp người nước ngoài có thể được Chủ tịch nước cho phép giữ hai quốc tịch, trong trường hợp họ xin nhập quốc tịch VN nhưng có lý do chính đáng để xin giữ quốc tịch vốn có của họ. Đơn cử như những người nước ngoài có những đóng góp cho sự nghiệp khoa học, thể thao, văn hóa… của VN.
* Dự án luật lần này đã hướng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quốc tịch?
– Chúng tôi đã cố gắng để giảm hẳn các loại giấy tờ, thủ tục. Ví dụ khi bà con trở lại quốc tịch VN thì không bắt buộc các điều kiện chặt chẽ như trước đây là phải lấy vợ (chồng) VN, hoặc trở về định cư ở VN. Chúng tôi chỉ qui định đơn giản trở lại quốc tịch VN là quyền của anh, và cơ bản Nhà nước tạo điều kiện cho anh thực hiện quyền và nguyện vọng chính đáng đó. Về mặt thời gian, có cái khó là các vấn đề liên quan đến quốc tịch, không những phải giải quyết từ nước ngoài về trong nước, mà còn phải giải quyết qua nhiều cơ quan như ngoại giao, công an, tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, lên đến Chủ tịch nước, nên chúng tôi dự kiến phấn đấu rút ngắn từ một năm xuống chín tháng và từ sáu tháng xuống ba tháng, thời gian tới ứng dụng công nghệ thông tin tốt hơn thì sẽ rút ngắn nữa.
VÕ VĂN THÀNH thực hiện
Video: Truyền Thông Cộng Sản Xuyên Tạc Giáo Xứ Thái Hà!!!!
Truyền Thông cs thi nhau lập công dâng đảng … Lương tâm không bằng lương tháng !
Xin mời quý bạn đọc vào trang trong để xem video đài truyền hình cộng sản Việt Nam xuyên tạc tin tức về giáo xứ Thái Hà, và những video ghi nhận về sự kiện lập biên bản người xịt hơi cay tại giáo xứ Thái Hà.
Đài truyền hình cộng sản đua tin xuyên tạc giáo xứ Thái Hà
Lập biên bản với công an vụ xịt hơi cay
Nhóm thanh niên quấy rối
Phản ứng của người bị xịt hơi cay:
Bích Liên
Ngày 3/6/2008, Quốc hội thông qua nhanh chóng Luật trưng mua, trưng dụng tài sản. Nhưng báo chí trong nước đều im hơi lặng tiếng về sự kiện này cho đến lúc có công bố của Chủ tịch nước vào ngày 23/6/2008. Báo giới chính thống cũng chỉ giới thiệu vài dòng, không một bình luận nào. Và nếu có, thì chỉ «khen» «luật này ra đời rất đúng lúc». Thế nhưng, trái ngược với không khí «thanh bình» mà báo chí trong nước cố tạo ra, mối nguy về sự bất an dâng lên trong lòng dân lại luôn thường trực.
Ưu tư của một sinh viên ngành luật
Luật đòi hỏi ở người dân sự hi sinh quá lớn về quyền lợi kinh tế
Hi sinh quyền lợi kinh tế thể hiện không những ở loại tài sản có thể bị trưng dụng, trưng mua, mà còn cả mức giá trưng mua hoặc mức bồi thường.
Tài sản thuộc phạm vi trưng mua, trưng dụng là rộng, bao gồm : đất, nhà, các tài sản gắn với đất ; thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác ; phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác. (điều 13+23)
Cá nhân, tổ chức có tài sản là đối tượng trưng mua, trưng dụng hoàn toàn bị cưỡng chế, thậm chí chỉ bằng lời nói (trường hợp trưng dụng), không có pháp lí nhưng hiệu lực trưng dụng lại ngay lập tức.
Đối với giá tài sản trưng mua và mức bồi thường trưng dụng, khi không tìm được sự đồng thuận với cá nhân, tổ chức có tài sản, người có thẩm quyền «có thể thành lập hội đồng xác định giá trưng mua tài sản» (khoản 1c) điều 18 ) và «mức bồi thường» (với tài sản trưng dụng, khoản 2 điều 34). Có ai dám chắc trong một nước tham nhũng từ lâu trở thành quốc nạn như VN, hội đồng ấy sẽ đưa ra mức giá[1] chính xác, hoàn toàn dựa trên những thông số kĩ thuật, khách quan ? Và nếu thật sự có một hội đồng công minh ở VN, thì cũng không có nghĩa là người dân có được sự đảm bảo nào đó. Ngay điều 18 và 34 cho thấy người có thẩm quyền chưa chắc theo mức giá mà hội đồng đưa ra vì « quyền quyết định giá » của người có thẩm quyền tồn tại độc lập với việc thành lập hội đồng này ; hơn nữa, «thành lập» hay không hội đồng này thuộc quyền hạn của người có thẩm quyền trưng mua hay trưng dụng.
Như thế, quyền sở hữu- được Hiến pháp bảo đảm (điều 58 HP 1992) và quyền sử dụng tài sản của «tổ chức (ngoài nhà nước), cá nhân, hộ gia đình» có thể bị đưa ra hi sinh chỉ với mức giá rất thấp !
Sự hi sinh lại được bảo đảm bởi công lý…nửa vời
Trong tình trạng chiến tranh, đe dọa nguy hại đến an ninh, sự tồn tại của quốc gia, Nhà nước có quyền thâu tóm tất cả quyền lực (hay là quyền lực tuyệt đối –cho phép dùng vũ lực để cưỡng chế). Nhưng bù lại, cần phải có sự kiểm soát của tòa án để quyền lực ấy không bị lạm dụng.
Luật thông qua ngày 3/6 vừa qua đã trao một quyền lực tuyệt đối cho vài cơ quan Nhà nước khi thực hiện các biện pháp trưng mua, trưng dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của người dân. Thế nhưng, thiếu độc lập với các cơ quan quyết định và thi hành quyết định trưng mua, trưng dụng, tòa án VN không thể nào có được «quyền kiểm soát» quyền lực ấy và như vậy, việc lạm dụng quyền lực là không thể tránh khỏi.
Sự công nhận quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của người có tài sản tại điều 10 khoản 1c cũng vì thế không có giá trị gì trên thực tế. Thiếu đi tính độc lập, cơ quan tư pháp – đáng lý là quyền lực đối trọng với các quyền lực chính trị khác- rất khó đứng về phía người dân để bảo vệ quyền và tự do của họ, nhất lại trong mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước. Tôn chỉ xử án quan trọng nhất của Toà án VN là bảo vệ ổn định xã hội. Sự tương thích giữa tính chất của các hoàn cảnh cho phép áp dụng luật này (xem điều 5- điều kiện trưng mua, trưng dụng) và biện pháp cần thiết để «ổn định xã hội» tạo điều kiện cho tòa án « giúp » cơ quan hành chính chà đạp lên quyền khiếu nại, tố cáo…
Công nhận trên văn bản một quyền mà không đảm bảo sự thực thi trên thực tế, việc đòi công lý là xa vời.
Công lý cũng không thể được thực thi khi một cơ quan vừa là bị cáo vừa là quan tòa. Theo luật này, Bộ tài chính vừa là cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng mua (điều 14 khoản 2), trưng dụng (điều 24 khoản 1), lại vừa là cơ quan có «trách nhiệm… thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản», vừa đảm nhận «giải quyết khiếu nại, tố cáo» (điều 9, khoản 2d và 2đ). Có chăng công lý chỉ đến từ một Bộ tài chính liêm khiết, chính trực. Nhưng trong cơ chế hành chính ở VN hiện nay còn khó tìm thấy một viên chức liêm khiết, dám chống lại cả hệ thống bằng cách thiết lập công lý cho người bị oan, chứ đừng nói gì cả một nhóm người trong Bộ tài chính ?! Chỉ là công lý…nửa vời !
Thậm chí, giả sử tòa án là độc lập, thì với khoản 1c) của điều 10, khi được quyền «Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật », người dân không biết phải tìm «quy định của pháp luật» này ở đâu để áp dụng cho đúng. Những quy định giải quyết xích mích liên quan đến quyết định và thi hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có thể nằm ở « luật đất đai », «luật đê điều», «luật bất động sản», «luật môi trường», «luật xây dựng», «luật khiếu nại, tố cáo»… Sự chồng chéo quy định như thế, có khác gì muốn làm nản lòng người khởi kiện.
Người dân đã có thể chờ đợi một cách chính đáng khả năng truy tố trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền khi thực hiện sai việc trưng dụng, trưng mua như điều 48 trong dự án luật[2]. Nhưng luật thông qua ngày 3/6 không giữ lại điều luật này. Như thế có nghĩa là việc truy tố trách nhiệm chỉ còn giải quyết ở mặt hành chính. Vậy mà, theo hai điều 18 và 34, khi cá nhân, tổ chức có tài sản là đối tượng của luật không đồng ý với mức giá quyết định đơn phương bởi người có thẩm quyền thì họ chỉ có quyền khiếu nại[3]. Quyền tố cáo, quyền khởi kiện không áp dụng ở đây. Nhưng quyền khiếu nại chỉ cho phép người có tài sản bị trưng mua, trưng dụng «đề nghị» lên người có thẩm quyền [4] «xem xét lại» quyết định hoặc hành vi hành chính xâm phạm lợi ích của mình[5] . Nếu không có giải quyết thì sao ? Luật không đề cập đến.
Trong điều kiện đó, mất quyền tố cáo và quyền khởi kiện, lại thiếu khả năng truy tố trách nhiệm cá nhân, nguy cơ mất trắng tài sản (nếu mức giá ấn định là rất thấp) của người dân là rất cao. Mất trắng mà không biết kêu cứu ở đâu, đi đâu để tìm công lý !
Luật sẽ đặt đất nước vào tình trạng khó khăn bởi thất thoát vốn đầu tư và nguy cơ biểu tình cao
Nghiên cứu đồng thời điều 23 và điều 25 Hiến pháp 1992 cho thấy Hiến pháp chỉ đề cập đến vấn đề trưng mua, trưng dụng tài sản của tổ chức, cá nhân trong nước (khi thật cần thiết), mà không đề cập gì đến vấn đề này đối với người nước ngoài (ngay cả khi thật cần thiết). Hơn nữa, điều 25 «Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá» có nghĩa là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp không thể chuyển thành tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, dù với bồi thường (trưng mua) hoặc không (tịch thu). Vậy ít nhất đối với vấn đề trưng mua tài sản, có thể hiểu rằng Hiến pháp cấm áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cũng chính vì thế mà luật đầu tư năm 1996 (sau này bị sửa đổi bởi luật đầu tư 2005 theo hướng của luật 2008 này) quy định «Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá»
Khi mở rộng « nạn nhân » của các biện pháp trưng mua, trưng dụng tới người nước ngoài, trong đó có Việt kiều- đối tượng mà mấy năm gần đây cung cấp khoản đầu tư lớn vào nền kinh tế VN, nền kinh tế VN có thể sẽ chịu khoản thất thoát lớn về nguồn vốn bởi sự ra đi của các nhà đầu tư này. Như thế sẽ chỉ làm nặng thêm khoản vay nước ngoài hiện nay vốn đã không có khả năng chi trả.
Tại sao lại lựa chọn một cách làm tự giết chết nền kinh tế của đất nước như thế ? Phải chăng chỉ là vì quyền lợi của bộ máy lãnh đạo khi cảm giác không đủ khả năng tháo gỡ nền kinh tế, tài chính của đất nước thoát khỏi khủng hoảng ?!
Khủng hoảng trong lòng dân cũng không thể tránh khỏi. Tài sản mà bộ luật đề cập đến bao gồm đất đai. Trước tình hình bất lực của chính quyền trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo từ những cuộc thu hồi đất trong và sau hai cuộc chiến, phải chăng sự ban hành luật này nhằm mục đích hợp pháp hóa vấn đề cưỡng chế thu hồi đất ?! Luật ra đời có lẽ không phải để giải quyết các vấn đề khiếu kiện (đáp ứng lòng dân), mà trái lại cung cấp cho chính quyền một công cụ pháp lý để dễ dàng hơn trong việc thu hồi đất. Nhưng những cuộc biểu tình của bà con các tỉnh trước văn phòng QH ở HN và SG từ năm vừa qua đã cho thấy nỗi uất ức của người dân đang chuyển thành hành động. Khi luật này bắt đầu áp dụng, nạn nhân sẽ nhân lên, nguy cơ biểu tình cũng vì thế có thể lan rộng.
Lời kết : làm sao để tự bảo vệ tài sản của mình ?
Làm thế nào trước khi luật này có hiệu lực (1/9/2009 ) bảo vệ ít nhiều tài sản của mình ? Chẳng nhẽ tìm cách chuyển tài sản của mình thành những tài sản «không thuộc đối tượng trưng mua, trưng dụng» ?! Tức là bán tất cả rồi chuyển vào ngân hàng nước ngoài ?! Thế thì sẽ ở đâu, làm ăn ra sao ?! Ôi, không lẽ trong thời bình, người dân lại phải nghĩ đến chuyện di tản ?!
Bích Liên
© Tạp chí Phía Trước
[1] «Giá» ở đây, xin hiểu là giá trưng mua tài sản và mức bồi thường trưng dụng.
[2] mời xem tại http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/02/05/56472/
[3] «nếu người có tài sản… không đồng ý với giá này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.»
[4] «người có thẩm quyền» bao gồm người chịu trách nhiệm trực tiếp với quyết định, hành vi hành chính nào đó và cả người cấp trên của người đó.
[5] xem định nghĩa «khiếu nại» tại trang Hướng dẫn nghiệp vụ-BTP http://nghiepvu.moj.gov.vn/xembai.aspx?nv=295
Nguồn:
http://blog.360.yahoo.com/blog-V3M_NEolerbUJtSbv.5KMo8GAUmgg7A-?cq=1
Bản tiếng Việt:
Ngày 26 tháng 7 năm 2008
Kính gửi:
– Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon
– Quí vị đại diện các quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
Kính thưa quý vị,
Chúng tôi, những người Việt Nam cư trú tại nhiều địa phương trên đất nước Việt Nam, viết thư này khẩn thiết yêu cầu quí vị để tâm đến những vi phạm nhân quyền và khủng bố nghiêm trọng, có tính toán và có kế hoạch, cuả chính phủ Việt Nam đối với những công dân hoặc gia đình họ trong sự bày tỏ một cách ôn hoà những đòi hỏi về quyền con người và các quyền tự do dân chủ.
Chúng tôi xin liệt kê những bằng chứng cụ thể về những sự việc mới xẩy ra trong vòng vài tháng qua, mà trong đó chính chúng tôi là các nạn nhân:
Ngày 29/4/2008, một số người đã bị công an bắt giữ và đánh đập, thẩm vấn liên tục nhiều giờ đồng hồ chỉ vì họ biểu tình ôn hòa, chống hành động xâm lược của chính quyền Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong thời gian bị bắt giữ, những người này đã bị tước đoạt tài sản cá nhân, chủ yếu là các phương tiện liên lạc.
Cụ thể những người bị bắt hôm 29/04/2008 gồm:
1. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng
2. Ông Vi Đức Hồi, Lạng Sơn
3. Ông Vũ Hùng, Hà Tây
4. Anh Ngô Quỳnh, Bắc Giang
5. Anh Nguyễn Văn Nhất, Bắc Giang
6. Chị Lê thị Kim Thu, Đồng Nai
7. Anh Nguyễn Tiến Nam, Yên Bái
8. Anh Vũ Anh Sơn, Hải Phòng.
Ngày 28/06/2008, hai người đấu tranh dân chủ là Phạm Văn Trội và Ngô Quỳnh đã bị công an đến gây khó dễ và giả trang xã hội đen hành hung trọng thương tại Lạng Sơn khi đi thăm mẹ của một người đấu tranh Dân chủ.
Ngày 02/07/2008, ông Phạm Đức Chính cũng bị công an giả danh côn đồ hàng hung, gây thương tích tại Lạng Sơn.
Ngày 04/07/2008, cô Phạm Thanh Nghiên, một người đấu tranh Dân chủ ở Thành phố Hải Phòng cũng bị công an giả danh côn đồ hành hung giữa đường phố, sau đó cô bị quản thúc tại gia nhièu ngày bằng lệnh miệng của công an, không có một văn bản pháp luật nào.
Cùng với cô Phạm Thanh Nghiên, các công Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa cũng bị quản thúc tại gia bằng lệnh miệng, sau khi họ viết đơn xin biểu tình và bị nhà cầm quyền từ chối.
Ngày 12 tháng 2, 2009, Công an canh giữ nhà Mục su Nguyễn Công Chính thuộc tổ 10, phường Hoa lư, thành phố Plei ku, tĩnh Gia lai, đã hành hung, gây thương tích Mục sư Chính (ảnh đính kèm).
Đặc biệt, trong tháng 7, 2008, chúng tôi ghi nhận một loạt các hành vi xách nhiễu của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng chính kiến như triệu tập hoặc mời đến các trụ sở công an để thẩm vấn và bị công an ngăn cản trái phép quyền tự do di lại.
Những sự việc liệt kê trên chỉ là những vụ vi phạm mới xảy ra. Trong lịch sử Việt Nam từ năm 1954 tại miền Bắc và từ năm 1975 trên toàn đất nước đến nay, còn có vô vàn những trường hợp khủng bố và nhân quyền bị chà đạp bằng nhiều mức độ và hình thức khác nhau .
Tình trạng vi phạm nhân quyên và khủng bố có hệ thống vừa kề là hậu qủa tất yếu của đảng CSVN tự coi mình là chủ nhân ông duy nhất, sở hữu tất cả mọi quyền hành tại Việt Nam. Độc quyền cai trị này được hiến định hoá bằng điều 4 trong Hiến Pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Dựa vào từ ngữ mơ hồ gọi là “lãnh đạo”, đảng này đã đứng ngoài và trên luật pháp, dùng bộ máy cai trị làm tay sai với nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ quyền lực và quyền lợi cho các đảng và những người lãnh đạo đảng, không ngần ngại thi hành bất cứ thủ đoạn nào để đàn áp thô bạo những người không cùng chính kiến.
Chúng tôi nhận thấy cần phải lưu ý quý vị về tình trạng nghịch lý sau: Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện là nước thành viên cuả Liên Hiệp Quốc, là thành viên không thường trực cuả Hội Đòng Bảo An, theo thứ tự luân phiên hiện đang giữ vai trò chủ tịch Hội Đồng này, lại là một quốc gia trong đó nhà cầm quyền ngang nhiên xâm phạm nhân quyền và khủng bố một cách có hệ thống và thường trực, dày xéo lên Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế về nhân quyền.
Hội Đồng Bảo An được ra đời sau đệ nhị thế chiến nhằm duy trì những quan hệ hòa bình giữa các quốc gia, bảo vệ an ninh cho thế giới. Muốn làm tròn sứ mạng này Hội Đồng Bảo An không thể dung dưỡng những hành vi xâm phạm nhân quyền, nhất là của một thành viên của mình như đã và đang xảy ra hàng ngày qua những sự việc: đàn áp tôn giáo, đàn áp những người bất đồng chính kiến, đàn áp dân oan đòi công bằng.
Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, một cuộc khủng hoảng chính trị rất có thể nổ ra tại Việt Nam bất cứ lúc nào và sẽ có hậu quả nặng nề, đe doạ hoà bình và ổn định trong vùng.
Với những sự kiện trên, chúng tôi, những công dân Việt Nam yêu chuộng dân chủ và khát khao nhân quyền nhưng lại là nạn nhân cô đơn và khốn cùng của chính sách đàn áp và khủng bố của nhà cầm quyền Hà Nội, khẩn thiết kêu gọi:
– Ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc,
– Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc,
– Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc,
– Các tổ chức quốc tế,
hãy dùng ảnh hưởng của mình cấp thời can thiệp hầu chấm dứt ngay tình trạng mất nhân quyền, phản dân chủ, hiện đang diễn ra tại Việt Nam, chấm dứt tức khắc chính sách khủng bố có kế hoạch đối với đối với những người ôn hoà đấu tranh đòi các quyền dân chủ như chúng tôi.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của quý vị và sẵn sàng cung cấp thêm những chi tiết vi phạm nhân quyền tại Việt Nam nếu quý vị cần.
Trân trọng,
Danh sách ký tên:
1. Vũ Cao Quận: Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng
2. Nguyễn Xuân Nghĩa: 828 Trường Chinh, Hải phòng
3. Phạm Thanh Nghiên: 17 Phương Lưu 2, Đông Hải, Hải An, Hải Phòng
4. Vi Đức Hồi: khu An Thịnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn
5. Vũ Hùng: khu tập thể chi cục thú y, Hà Đông, Hà Tây
6. Phạm Văn Trội: Chương Dương, Thường Tín, Hà Tây
7. Lê Thị Kim Thu: tổ 3. khu phố 6. Vĩnh An, Đồng Nai
8. Nguyễn Tiến Nam: tổ 24, Yên Thịnh, Yên Bái.
9. Ngô Quỳnh, Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang
10. Mục sư Nguyễn Công Chính, tổ 10, phường Hoa Lư, Pleiku,Gia lai
Đồng thông báo:
– Các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Mục sư Nguyễn Công Chính ngụ tại tổ 10, phường Hoa lư, thành phố Plei ku, tỉnh Gia lai bị Công an hành hung ngày 12 thang 7,2008.
Bản tiếng Anh:
July 26, 2008
To: Mr. Ban Ki-moon, Secretary-General of the United Nations
Representative Members of the Security Council of the United Nations
Dear Sirs/Mesdames,
We, Vietnamese residing in various regions of Vietnam, write this letter to draw your attention to the serious violations of human rights and calculated terrorism by the Vietnamese government vis a vis citizens or their families in their peaceful quest for human rights and democratic freedoms.
We respectfully list below the events within the last few months, in which we have been the victims:
On 29 April 2008, a number of people were arrested and brutalized, interrogated by the security police, because they participated in peaceful demonstrations against the invasion of the Vietnamese Paracel and Spratly Archipelagos by China. During their incarceration, their private properties, mainly means of communication, were confiscated.
The people arrested on 29 April 2008 were:
1. Mr. Nguyen Xuan Nghia, Hai Phong
2. Mr. Vi Duc Hoi, Lang Son
3. Mr. Vu Hung, Ha Tay
4. Mr. Ngo Quynh, Bac Giang
5. Mr. Nguyen Van Nhat, Bac Giang
6. Ms. Le Thi Kim Thu, Dong Nai
7. Mr. Nguyen Tien Nam, Yen Bai
8. Mr. Vu Anh Son, Hai Phong.
On 26 June 2008, two democracy activists — Pham Van Troi and Ngo Quynh — were harassed by police. The police, disguised as members of the underworld, assaulted them, causing bodily harm, while Mr. Troi and Mr. Quynh were in Lang Son to visit the mother of another democracy activist.
On 2 July 2008, Mr. Pham Duc Chinh was also assaulted with bodily harm by police disguised as members of the underworld in Lang Son.
On 4 July 2008 Ms Pham Thanh Nghien, a democracy activist in Hai Phong, was similarly assaulted. Afterwards, she was confined to house arrest, upon oral orders from police, without any written documentation.
Together with her were Mr. Vu Cao Quan and Mr. Nguyen Xuan Nghia. They were similarly put under house arrest, without any written orders, after they had submitted an application to organize a demonstration which was refused.
On 12 July 2008, police guarded the residence of Pastor Nguyen Cong Chinh, section 10, Hoa Lu sub-district, Pleiku City, Gia Lai province, and assaulted him, causing bodily harm (photograph attached).
Especially in July 2008, we noticed a series of official harassments vis a vis people with dissenting political views, such as requesting them to report to police stations for questioning and police restricting their freedom of movement.
The facts in the list are only recent violations. In our history from 1954 in the North and 1975 in the whole country, there are innumerable cases of state terrorism and violations of human rights under different forms.
Such violations of human rights are the result of the fact that the Communist Party of Vietnam regards itself as the sole owner of political power in Vietnam. This dictatorship has been enshrined through article 4 of the constitution:
“The Communist Party of Vietnam, the vanguard of the Vietnamese working class, loyal deputy of the interests of the working class, laboring people and the whole nation, followers of Marxism-Leninism and the thoughts of Ho Chi Minh, is the force leading the state and society.”
On the basis of this vague “leading force”, the party stands outside and above the law. It uses the mechanism of government as means to protect the power and interests of the party and its leaders, repressing all political dissent without quarters.
We draw you attention to the following contradiction:
The Socialist Republic of Vietnam is a member state of the United Nations, member of the Security Council, and is rostered to preside over this council. However, it is a nation whose political leaders are engaged in flagrant violations of human rights, systemic and sustained state terrorism, in violation of the content of the United Nations’ Charter and international conventions on human rights.
The Security Council was founded after the Second World War with a view to secure peace between nations and international security. It cannot tolerate among its membership those who violate human rights, especially one who does it on a daily basis such as: religious oppression, oppression of political dissent and of aggrieved citizens who demand justice.
If this trend is allowed to continue, there will be a political crisis in Vietnam with serious consequences threatening peace and stability in the region.
In these circumstances, we, Vietnamese citizens who are the victims of such repression and terrorism by the Hanoi regime earnestly call upon:
-The Secretary General of the UN
-The Security Council of the UN
-Member nations of the UN
-International organizations,
to exercise your influence and intervene to put a stop to the violations of human rights, absence of democracy, systematic and premeditated state terrorism against peaceful democracy activists.
We hereby express our deep gratitude and are ready to provide further details on such violations of human rights in Vietnam if you so request.
Yours respectfully,
Copy to: – International Human Rights Organizations
List of signatories:
1. Vũ Cao Quận: Cầu Tre, Ngô Quyền, Hải Phòng
2.. Pastor Nguyen Cong Chinh, to 10, phuong Hoa Lu,Pleiku, Gialai
3. Nguyễn Xuân Nghĩa: 828 Trường Chinh, Hải phòng
4. Phạm Thanh Nghiên: 17 Phương Lưu 2, Đông Hải, Hải An, Hải Phòng
5. Vi Đức Hồi: khu An Thịnh, Hữu Lũng, Lạng Sơn
6. Vũ Hùng: khu tập thể chi cục thú y, Hà Đông, Hà Tây
7. Phạm Văn Trội: Chương Dương, Thường Tín, Hà Tây
8. Lê Thị Kim Thu: tổ 3. khu phố 6. Vĩnh An, Đồng Nai
9. Nguyễn Tiến Nam: tổ 24, Yên Thịnh, Yên Bái.
10. Ngô Quỳnh, Xuân Cẩm, Hiệp Hòa, Bắc Giang
———————————————————————–
Giết Người Để Diệt Khẩu? Chồng Và Anh Rể Của Dân Oan Mai Thị Nở Bị Giết Chết Tại Đồng Nai!!!
Dân oan Mai Thị Nở là người đội nón màu xanh bên tay trái
Ngày 20 tháng 07, 2008 vừa qua tại Đồng Nai, một vụ giết người đã xãy mà hai nạn nhân là anh Hùynh Văn Phong- chồng của dân oan Mai Thị Nở; và người anh rễ của chị là anh Nguyễn Trung Lâm.
Trong thời qua quý bạn đọc cũng đã nhìn thấy hình của dân oan Mai Thị Nở cùng hai người con của chị – một trai và một gái ra Hà Nội khiếu kiện đất đai và tố cáo tham nhũng tại Đồng Nai. Vào ngày 11 tháng 06, 2008 chị đi cùng với một số dân oan khác đến biểu tình tại khu tập thể Hòan Cầu nơi cư ngụ của thanh tra Trần Văn Truyền; và chị đã bị bắt về đồn công an Ô Chơ Dừa. Do con trai của chị bị bệnh tim nên sau khi được thả ra, chị đã phải đưa con về lại Đồng Nai chữa bệnh. Về sự kiện này quý bạn đọc có thể tham khảo các bài cũ tại các đường link sau đây:
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=146
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=147
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=152
Đến ngày 20 tháng 07, 2008 thì chồng chị và anh rể của chị bị giết chết. Chúng tôi liên lạc được với chị Mai Thị Nở tại Đồng Nai để hỏi thêm về sự kiện này. Theo chị Nở thì cái chết của anh Hùynh Văn Phong chồng chị và anh rể chị – Nguyễn Trung Lâm – là hệ quả của việc chị đi khiếu kiện và tố cáo tham nhũng chứ không phải là việc thanh tóan giữa các nhóm xã hội đen như một vài tờ báo trong nước đưa tin. Sự kiện như thế nào, xin mời quý bạn đọc theo dõi
Lưu ý: có một số hình ảnh nạn nhân mà chị Mai Thị Nở đồng ý cho chúng tôi đăng tải ; và những hình này rất “nhạy cảm”; nếu như có quý bạn đọc nào “nhạy cảm” xin đừng vào trang trong.
Đọan 1
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 2
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Dân Oan Mai Thị Nở – Sinh năm : 1979 đang ôm quan tài của chồng là
Huỳnh Văn Phong. Phong chết để lại một vợ và ba con thơ dại.
– Đứa con trai lớn nhất là : Huỳnh Mai Anh Dũng – Sinh năm : 1998
– Đứa con gái thứ hai là : Huỳnh Thị Ngọc – Sinh năm : 2003 vừa
qua vào ngày 11-6-2008 sáng sớm đến khu Hoàn Cầu đón ông Tổng Thanh
Tra Chính Phủ kêu oan bị công an Phường Ô Chợ Dừa bắt vào đồn
– Đứa con gái thứ ba là Huỳnh Thị Hồng Hạnh – Sinh năm : 2004
vừa qua cũng bị bắt vào ngày 11-6-2008 ở phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội trong thời gian vừa qua mấy mẹ con chị Mai Thị Nở thường xuyên ở Hà Nội Tố Cáo bọn Tham Những của Huyện Trảng Bom chiếm đoạt 2415 ha đất
nạn nhân chết là Huỳnh Văn Phong – chồng chị Mai Thị Nở – Sinh năm : 1978 – Những dấu may trên người là sau khi khám nghiệm tử thi
đám tang của nạn nhân Nguyễn Trung Lâm,bỏ lại một vợ hai con.
– Vợ là Huỳnh Thị Bé – Sinh năm : 1973
– Con trai lớn là Nguyễn Hoàng Minh Hiếu – Sinh năm : 2002
– Con trai kế là Nguyễn Hoàng Phi Long – Sinh năm : 2004
Xác của nạn nhân Nguyễn Trung Lâm bị đâm chết ngay tại hiện trường vụ án,cảnh nhân dân quanh vùng đang đứng xem
Nạn nhân bị đâm chết tại chỗ là Nguyễn Trung Lâm – Sinh năm 1976. Bị đâm trong tình trạng ôm cổ một tay phải và một tay trái cầm ao đâm ngay tim. Tên Dũng quen với Trung Lâm và dùng thủ đoan đê hèn này.
Khi đâm nạn nhân còn bị ngoáy vào tim nên đường kính mở rộng
Audio phỏng vấn:
1- Mai Thi No – PV: csvn giet nguoi diet khau
2- Download Mai Thi No – PV: csvn giet nguoi diet khau – 2
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=440
Phản biện của ông Syhoang về đoạn 1 buổi nói chuyện xuyên tạc sự thật của tướng cs Vũ hải Triều
Download syhoang va VuHaiTrieu – PMU18: phản biện 1
Download syhoang va VuHaiTrieu – PMU18: phản biện 1 bis
——–
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=418
Nội Bộ Cộng Sản Đấu Đá Nhau Vì Vụ PMU18
(Tựa do chúng tôi đặt – phần âm thanh trích đăng lại từ Blog của Tắc Kè)
Vào ngày 20 tháng 07, 2008 vừa qua, trung tướng cộng sản Vũ Hải Triều đã có một buổi nói chuyện về lý do tại sao lại bắt hai nhà báo liên quan đến việc loan tin vụ tham nhũng tại PMU18. Chúng tôi xin trích đăng lại phần ăm tranh của buổi nói chuyện này từ Blog Tắc Kè để quý bạn đọc tham khảo.
Đọan 1
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 2
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 3
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 4
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 5
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 6
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 7
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 8
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 9
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Đọan 10
Tốc Độ 56K Modem |
Lấy Xuống Máy Nghe |
Vài giờ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng chở toán quân của Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Jim Kean rời nóc nhà của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Miền Nam VN để bay ra biển Đông, lên chiến hạm về nước trong danh dự, cũng là lúc bộ đội Bắc Việt vào Sài Gòn bỏ ngỏ qua lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh. Cái bi hài của vở kịch, nước mắt trước cơn mưa, là lúc mà chính phủ hai ngày của VNCH đang hồ hởi hòa hợp hòa giải, để chờ chim bồ câu trắng hòa bình hiện ra, thì cũng là giờ G ngày N của Hà Nội đã điểm.
Đây cũng là thời khắc mà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, nhân danh TT Minh, ra lệnh cho các đơn vị miền Nam đang phòng thủ quanh Sài Gòn phải cố giữ vững vị trí chiến đấu, chờ sáng để nhận được phép lạ từ trên trời rớt xuống. Lúc đó, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya đêm 29 rạng sáng ngày 30-4-1975. Đây là giờ quy định của Bộ Tư Lệnh Miền do Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà chỉ huy.. ban lệnh cho B3 hợp với tất cả các lộ quân từ năm hướng, đồng loạt tấn công vào nội thành thủ đô. Đó cũng là thời gian lộ mặt của các đội biệt động, đặc công.. từ các nơi nằm vùng, nổi dậy bắt liên lạc với các cánh quân bên ngoài. Đó là giờ quy định cho tất cả cán bộ đảng, cán bộ chính trị nằm trong hàng ngũ VNCH, lột mặt nạ cầm đầu Sư Đoàn 304 quàng khăn đỏ đang có mặt khắp thôn làng hẻm phố, sẵn sàng tiếp thu chiến lợi phẩm và còng bắt tù binh, nếu cần hạ sát tại chổ..
Cũng từ đó lịch sử dân tộc được lật sang trang, chấm dứt một cuộc chiến dơ bẩn nhất tại VN do Cộng Sản dàn dựng từ đầu đến cuối, với mục đích tạo chiến tranh để đổi đời, nắm quyền, do một thiểu số cùng đinh cực ác trong xã hội xướng xuất. Cho nên thành phố Sài Gòn, một địa danh được các vị chúa Nguyễn và người dân Đại Việt tạo dựng bằng mồ hôi máu mắt, từ ba trăm năm trước, cũng bị mất tên và được gán vào danh xưng Hồ Chí Minh (đại phản tặc của dân tộc, mà đời đời kiếp kiếp, miên viễn bị bia miệng nguyễn rũa), như những thành phố tại Nga Sô Viết trong thời kỳ Cách Mạng Tháng Mười năm 1917. Cũng nhờ “cách mạng”, “giải phóng” nên từ đó tới nay, đồng bào cả nước trước sau rủ nhau xuống hố xã hội chủ nghĩa để tìm thiên đàng Mác-Lê-Mao-Hồ trong vũng bùn duy vật biện chứng pháp, mà gần hết nhân loại đã ném vào cát bụi từ những năm đầu thập niên, cuối thế kỷ XX khi Liên Xô, Đông Đức, Đông Âu tan hàng trước chủ nghĩa tự d, dân chủ, mà không cần phải đốt rụi Trường Sơn, giết hại hằng triệu triệu người Việt của hai miền.
Một trăm hai mươi lăm nhà báo da trắng, da màu đủ loại nhưng tuyệt đối đều sùng bái VC như thần thánh trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), sau ngày bị chính quyền mới trục xuất, đều viết : ‘Quang cảnh Sài Gòn ngày hôm đó cũng vẫn như mọi ngày. Nếu có khác biệt, đó là sự hiện diện của những bộ đội miền Bắc, với quân phục may bằng vải kaki nội hóa màu xanh lá cây, đầu đội cối có gắn sao, chân mang dép râu làm bằng vỏ xe phế thải. Tất cả ngơ ngơ ngáo ngáo như người cõi trên, trước cái cảnh trang đài sang giàu lầu cao phố đẹp của Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, không giống với luận điệu tuyên truyền của đảng .. là dân nguỵ bị Mỹ-Thiệu kềm kẹp nên nghèo mạt rệp, rách đói đến nỗi ngay cả trí thức nhà báo khoa bảng cũng phải đi ăn mày..’. Tóm lại Sài Gòn ngày đó như mọi ngày, chẳng thấy ai tiếp đón ai, cũng không có cảnh biểu tình đồng khởi hoan hô mà đảng hằng mong đợi. Người Sài Gòn đã dửng dưng trước thời cuộc, như chưa hề biết là đã đổi đời.
Cũng hôm đó, trên đại lộ Thống Nhất dẫn vào trung tâm quyền lực nhất của Nam VN, là Dinh Độc Lập, mà mới vài giờ trước đây chính khứa quan quyền đủ loại ra vào tấp nập để xin quan mua chức; nay quang cảnh vắng hoe, kể cả người lính gác cổng cũng cao bay xa chạy, đang được bộ đội Bắc Việt tùng thiết trên mấy chiếc T54 của Liên Xô viện trợ tới tiếp thu một căn cứ quân sự bỏ ngỏ, không phòng thủ.
Một vài chục tên Việt gian thời cơ, trở cờ, cánh tay mang băng đỏ, tay khác cầm cờ máu, lá cờ mà mấy chục năm nay cứ khoe là của nước Việt, mặt thật là sao chép y chang cờ máu của đảng Tàu Cộng, ngược xuôi xuôi ngược hò hét lập công. Nhưng mùa Xuân có trăm hoa đua nở, có vạn vật hài hoà.. cho nên với một lá cờ máu tạo dựng bằng núi xuơng sông máu đồng bào, bán nước bán đất, tiêu diệt tín ngưỡng cùng văn hiến dân tộc, đang do một đám sâu bọ đội lớp người trí thức dân chủ, cổ võ bung xung, thì làm sao dựng nổi một mùa Xuân? Văn Tiến Dũng, Bùi Tín quen tuyên truyền nên đã loạn ngôn cuồng bợ, viết sai các dữ kiện lịch sử trong ngày ‘Sài Gòn bỏ ngỏ tháng 4-1975, từ lúc Dương Văn Minh phát tiếng trong đài, ra lệnh QLVNCH, phải buông súng đầu hàng quân Bắc Việt ‘, qua các tác phẩm mang tên ‘Mùa Xuân Đại Thắng, Ánh Sáng Của Lịch Sử .. ’ ’
Hôm đó phường phố Sài Gòn thật sự vắng hoe, cũng không có cảnh xuống đường với biển người rừng cờ như Hà Nội và đám Việt Gian miền Nam mong đợi, để nhờ bọn ký giả phương Tây thân Cộng lúc đó quay phim chụp ảnh, tuyên truyền với thế giới bên ngoài rằng là cách mạng giải phóng đã thành công.. Chỉ có một vài kẻ đa sự, tình cờ hay bị bắt buộc, bặm môi dừng lại bên đường để trố mắt nhìn bộ đội miền bắc và tăng pháo do Nga-Tàu viện trợ, mà mới hôm qua đọc trên các báo chí đối lập Sài Gòn nói là quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, do anh Thọ, chị Bình, chị Định.. chỉ huy để chống lại chính phủ VNCH tham nhũng, gian ác, đàn áp tôn giáo, ngăn cấm tự do..
Chỉ có đám dân chiến nạn từ miền Trung di tản theo lính vào Sài Gòn, giờ bơ vơ đói rách, bồng bế nhau hồi cư theo lệnh của chủ mới. Chỉ có những quân, công, cán, cảnh miền Nam tan hàng rã ngủ, biết thân phận mình, rủ nhau tới các địa điểm trình diện. Sau rốt là đại đa số dân nghèo cực, không có phương tiện hay chẳng bao giờ mơ ước xuất ngoại nên đành ở lại với cảnh tranh tối tranh sáng, kéo tới các kho đụn, nhà giàu, sở Mỹ cùng dinh thự đồ sộ của các quan tướng.. đã bỏ chạy để hôi của kiếm ăn. Sài Gòn mặt thật của những phút giờ đổi đời là thế đấy. Hiện có nhiều nhân chứng hôm đó, chắc là còn sống, tuy tuổi đã cao nhưng không mất trí nhớ đang ở khắp các nẻo đường hải ngoại, thì ai dám bẻ cong ngòi bút, lếu láo vẽ rắn thêm chân, đem thúng úp voi, dấu đầu lòi đuôi cho được ?
Người dân Sài Gòn cố gắng mở to đôi mắt hôm đó để tìm trong hàng ngũ bộ đội tân lập 304 băng đỏ, cũng dép râu, nón tai bèo và khăn rằn xanh quàng cổ, hình dáng thân thương của các thầy, quý cha, anh chị em văn nghệ sĩ.. từng hò hét khản cổ, kêu gọi phản chiến, hòa hợp hòa giải năm xưa. Nhưng hỡi ơi, trong đó tìm hoài đâu thấy một ai. Các vị chỉ muốn đấu võ mồm, đâm sau lưng người lính, phá thối chính quyền đương thời. Đến lúc nhà tan nước mất, giặc Bắc không hòa hợp mà chỉ xâm lăng, cướp của giết đồng bào.. thì các vị cũng đã nhanh chân ôm Mỹ, để kịp chạy ra hải ngoại, tiếp tục đối lập trọn đời, để lần nữa phá thối cuộc sống tạm dung chốn quê người, của những thân phận VN, cũng vì họ mà ngày nay phải sống đầu đường xó chợ, khác nào những tên nô lệ Pháp, Mỹ, trên vãn nẻo đường lưu vong, lấy nước mắt làm canh, đêm ngày hoài mơ viễ n xứ, thương khóc tưởng nhớ quê mình.
Tệ nhất là hết đợt này tới lần khác, cứ tự do lập đảng, để lường gạt niềm tin và tiền bạc đóng góp của đồng bào. Tiền bạc là thứ có thể kiếm được nhưng NIỀM TIN PHỤC QUỐC, QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG, để tiêu diệt Cộng Sản, đã bị lừa bịp tiêu hủy từ mười mấy năm trước. Do đó bây giờ đến lược những người yêu nước thật sự dấn thân, cũng chẳng còn ai, nhất là giới trẻ và tuyệt đại đồng bào Tị Nạn VC thầm lặng, tin tưởng. Đó chính là một sự thật não nùng của Dân Tộc.
Bảy mươi sáu năm trôi qua (1930-2007), dù bây giờ chuyện gì người dân cũng đã biết đủ. Thế nhưng Cộng Sản và Việt gian thì chứng nào tật đó, vẫn tỉnh bơ hãnh diện, tiếp tục gian dối bịp lừa đồng bào. Tóm lại, đối với Cộng Sản, tất cả chỉ là giai đoạn, nên không bao giờ có chuyện tình nghĩa đồng chí, đồng đảng, đồng đội.. thì nói làm chi tới tình đồng bào, đồng nước. Cũng nhờ gần hết bí mật lịch sử cận đại được khai quật phổ biến, nên ngày nay chúng ta mới nhận diện được bộ mặt thật của những người từng ôm nhau hôn hít, từng nhận là anh em môi hở răng lạnh hay sông liền sông, núi kế núi.. thế nhưng cũng chẳng có gì ngoài nhu cầu hợp tác và giai đoạn.
Sau năm 1990, Liên Bang Sô Viết và Nam Tư tan rã thành từng mảnh vụn. Những người mới đó cùng đứng chung dưới một màu cờ, một đảng bộ.. đã vội bôi mặt chém giết nhau một cách tận tuyệt. Tuy nhiên bi thảm hơn hết, vẫn là sự tương tàn đẫm máu, giữa ba đảng Tàu, Việt và Miên Cộng.. xảy ra từ các năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, sau khi Đệ Tam Quốc Tế đã tạm hợp tác, thỏa hiệp chống Mỹ thành công. Từ kinh nghiệm năm đó, giờ nhìn lại thái độ lưng chừng của Việt Cộng trong vai trò chọn lựa để được làm đầy tớ Hoa Kỳ hay Trung Cộng, khiến cho đồng bào trong và ngoài nước phải ngao ngán vì biết chắc dù VC có theo ai chăng nữa thì đất nước lần nữa, rồi sẽ tan nát nếu có chiến tranh xảy ra.
Lần trước Polpot và Đặng Tiểu Bình mới chỉ có tàn sát đồng bào vô tội cũng như tàn phá tận tuyệt các tỉnh biên giới của VN. Lần này Trung Cộng binh hùng vũ khí tối tân, lại có nhiều bom nguyên tử, chắn chắn là Tàu sẽ thẳng tay tiêu diệt con Hồng cháu Lạc cả nước. Biến cố ngư dân Thanh Hoá bị Trung Cộng thảm sát trong vịnh Bắc Việt vào ngày 8-1-2005, như một khúc dạo đầu của điệu ru nước mắt, mà VN đang dần bước vào nẻo tuyệt lộ vì giặc Tàu qua đồng thuận của Việt Cộng, từng bước xâu xé gấm vóc giang sơn của dân tộc Đại Việt, một cách công khai và man rợ, như chúng từng làm trong quá khứ
‘ .. ôi trọn kiếp, lòng ta hoài mơ ước
cảnh thanh bình trên vạn nẻo quê hương
nên thường hay chợt khóc giữa đêm trường
khi tưởng tới ngày mai về cố quốc.. ’ ’
tấn công tàu buôn Hoa Kỳ :.
Nam Vang thất thủ trước Sài Gòn mười ba ngày (17-4-1975). Để chiếm thủ đô, Polpot đã ra lệnh cho Khmer đỏ pháo kích bừa bãi dã man vào thành phố, gây thương vong nhiều người vô tội tại các khu vực đông dân cư, làm tê liệt phi trường Pochentung. Vì vậy đại sứ Mỹ là John Gunther và Tổng Thống Lonnol (kẻ đã ra lệnh cáp duồng hằng vạn Việt Kiều tại Kampuchia năm 1970) nếu không nhanh chân chạy lên trực thăng vù ra biển, chắc cũng đã bị Polpot phanh thây như triêu người dân Miên khác bị kẹt lại.
Ngay khi chiếm được nước, các lãnh tụ Miên đỏ đã bất chấp luân thường đạo lý, ra lệnh tàn sát gần hết đồng bào mình một cách rùng rợn. Làm cho thế giới văn minh của nhân loại, dù ở tận phương trời góc biển, đã phải xanh mặt, tím ruột, khi được đối diện với mặt thật của những hung thần cọng sản quốc tế, qua hình ảnh của thảm kịch ‘The Killing Fields (Những Cánh Đồng Xác Người). Ngoài ra theo lệnh chủ mới là Tàu Cộng, Polpot trả ơn Việt Cộng, chủ cũ cũng là kẻ đã cưu mang chúng từ khi còn trong trứng nước tới hồi lớn mạnh, bằng cách tấn công biên giới, biển đảo, để mong chiếm lại miền Thủy Chân Lạp của 300 về trước đã bị VN tới khai thác khi bị bỏ hoang.
Polpot cũng đã mở màn cho cuộc chiến Đông Dương lần thứ III (1975-1990) bằng lệnh khai hỏa vào chiếc tàu buôn của Mỹ tên Mayaguez trong lúc đang bỏ neo ngoài khơi hai đảo Kohtang và Poulo Wai (Đảo Trọc), nguyên là lãnh thổ của VN, nằm trong vịnh Phú Quốc, bị Khmer đó chiếm sau tháng 4-1975.
Ngay khi bị lực lượng người Nhái của Polpot tấn công, thuyền trưởng chiếc tàu buôn trên đã đánh khẩn điện về nước để cầu cứu và đã được chính Tổng Thống Mỹ lúc đó là Ford ra lệnh cho TQLC cùng Không Quân đang ở căn cứ Utapao (Thái Lan) đến giải thoát họ. Nhưng Polpot khôn ranh, đã ra lệnh cho kéo chiếc tàu trên cùng thủy thủ đoàn 37 người về giam tại hải cảng Kompong Som, trước khi TQLC Mỹ dùng trực thăng, đổ bộ lên đảo Poulo Wai, sáng ngày 15-5-1975.
Một trận ác chiến sau đó đã xảy ra trên đảo Kohtang giữa TQLC và quân Khmer đỏ. Kết quả có hai trực thăng Mỹ chở quân bị bắn hạ và ngay cả TQLC cũng bị vây khổn trong trận địa. Để giải vây quân tiếp viện cũng như chiếc tàu buôn đang bị bắt, lần nữa TT Ford ra lệnh cho KQ tại Thái Lan oanh tạc Nam Vang và hải cảng Kompong Som, phá hủy nhiều máy bay Mig của Trung Cộng vừa viện trợ, đồng thời đốt rụi nhà máy lọc dầu duy nhất của Kampuchia tại hải cảng Sihanouk. Thấy Hoa Kỳ làm dữ quá, Polpot giả vờ đổ thừa cho địa phương vì phương tiện truyền tin eo hẹp nên không nhận được lệnh Trung Ương, rồi ra lệnh thả chiếc tàu buôn cùng thủy thủ. Ngoài ra TQLC cũng được lệnh rút khỏi đảo Kohtang, bỏ lại xác hai chiếc trực thăng. Trong trận chiến này, có 15 binh sĩ Mỹ tử thương trong khi đụng độ.
Vụ tàu buôn Mỹ Mayaguez bị tấn công và 15 TQLC bỏ mạng trên đường hồi hương được Ford cùng báo chí giữ kín. Người Mỹ muốn gì khi im lặng hay thật sự đã nhìn thấy trước, cảnh huynh đệ tương tàn trong các đảng cọng sản đệ tam quốc tế. Sau này qua các tài liệu đã giải mật, được Ford giải thích: ‘Đó là sự châm ngòi cho ý nghĩa mới. Một cơ hội để cho các đảng Cộng Sản anh em tự thanh toán lẫn nhau, dọn đường cho tư bản trở lại Đông Dương và Đông Nam Á‘. Cuối cùng Hoa Kỳ đã tiên đoán đúng. Từ thập niên 90 về sau, chẳng những các nước Đông Dương, mà ngay cả Trung Cộng, Liên Bang Nga lẫn Bắc Hàn đều trải thảm đỏ, mở cửa rộng để quỳ đón Âu Mỹ, Nhật, Triều Tiên.. đem đô la vào cứu đảng.
2- Cuộc chiến đẫm máu giữa Miên và Việt Cộng:
+ POLPOT THEO TRUNG CỘNG, PHẢN VIỆT CỘNG:
Theo các tài liệu hiện hành, ta biết đảng Cộng Sản Cam Bốt được thành lập vào tháng 9-1951, qua danh xưng ‘Đảng Nhân Dân Cách Mạng Khmer – Khmer People ‘s Revolutionary Party‘ thường viết tắt là KPRP. Polpot tên thật là Saloth Sar, người Việt gốc Miên. Trong thời gian du học tại Pháp, qua sự móc nối của một đảng viên VC tên Phạm Văn Bá từng hoạt đông tại Nam Vang, nên Polpot gia nhập đảng KPRP năm 1953. Hiệp định về Đông Dương ký tại Geneve 1954 ra lệnh cho đảng này giải tán. Do đó hơn 2000 đảng viên KPRP phải tập kết tới Hà Nội. Chính sự tan rã của đảng Cộng Sản Miên là nguyên cớ sau này để Polpot vin vào lên án VC đã bán đứng đồng chí khi cuộc chống Pháp của hai đảng đã đạt được thành công.
Tuy nhiên dù bị cấm đoán, Cộng Sản Miên vẫn âm thầm hoạt động lén lút dưới sự lãnh đạo của Shieu Hang và Ton Samouth. Từ tháng 7-1962, Polpot mới được cử làm bí thư đảng, hoạt động chung với Ieng Sary và Son Sen. Bắt đầu từ năm 1965 trở về sau, Mỹ ào ạt đổ quân vào Nam VN, làm cường độ chiến tranh càng lúc càng gia tăng. Tai Miên, ngoài mặt Sihanouk mang chiêu bài trung lập, nhưng đã gần như công khai để Cộng Sản Bắc Việt sử dụng lãnh thổ xứ chùa Tháp làm căn cứ điạ dưỡng quân, đồn trú, lánh nạn và trực tiếp nhận viện trợ của khối Cộng Sản tại hải cảng Sihanoukville. Mục đích cũng chỉ để trục lợi mà thôi. Trong giai đoạn này, Bắc Việt đã lập một đơn vị đặc nhiệm gọi là P36 chuyên huấn luyện bộ đội Khmer đỏ của Polpot, cũng như ngăn cản không cho đụng chạm tới Quân Đội Hoàng Gia Cam Bốt của ông Hoàng Sihanouk.
Năm 1970, lợi dụng Sihanouk xuất ngọai, Tướng Lonnol và Hoàng Thân Sirik Matak làm cuộc đảo chánh và đón quân Mỹ vào. Nhờ vậy gần như tất cả các căn cứ địa của bộ đội Bắc Việt và Khmer đỏ trú đóng trên đất Miên bị tiêu diệt bởi Mỹ giội bom và các cuộc hành quân Toàn Thắng của liên quân Hoa Kỳ-VNCH.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, lần nữa hai đảng Cộng Sản anh em lại hợp tác để sống còn. Rồi lợi dụng tiếng tăm của Sihanouk, Bắc Việt dụ dỗ tuyên truyền dân chúng Miên gia nhập bộ đội, giúp cho lực lượng Khmer đỏ lên tới 30.000 quân. Tất cả đều do Hà Nội cưu mang, từ huấn luyện cho tới trang bị và tiếp tế. Trong những lần đụng độ với quân của Lonnol, bộ đội Bắc Việt luôn đi đầu hứng đạn, còn lính của Polpot thi đi sau, nếu thắng thì đòi chia chiến lợi phẩm. Ngược lại khi bộ đội Bắc Việt thua trận, quân Polpot lập tức bỏ chạy hay ác hơn là bắn lén sau lưng. Tình đồng chí của Cộng Sản là vậy đó.
Năm 1972, Polpot nghe lời dụ của cáo già Kissinger hợp mật. Nhưng đây chỉ là kế ly gián của Mỹ nhằm gây rạn nứt giữa hai đảng Cộng Sản. Vì sau đó Mỹ đã oanh tạc từ 257-465 tấn bom xuống tàn phá gần hết các căn cứ của quân Khmer đỏ, rồi phao tin là Hà Nội đã chỉ điểm. Đòn chí tử này đã khiến Polpot trở mặt chống Bắc Việt từ đó nhưng ngoài mặt thì giả vờ liên minh hợp tác.
Tháng 8-1974 Polpot hạ sát 71 đảng viên Cộng Sản Miên thân Hà Nội. Tiếp theo vào tháng 9 cùng năm có 100 người khác cùng chung số phận. Nhưng trong số này có 2 người còn sống sót tên Hemsamin và Yospor trốn thoát tới Bắc Việt. Chưa hết, có 2 phóng viên Bắc Việt bị giết tại Kampong Chàm và trọn một phái đoàn của MTGPMN, từ Mỹ Tho vào tham quan vùng xôi đậu trong Đồng Tháp Mười nhưng lại lạc qua Miên, bị Khmer đỏ phục kích hạ sát. Thêm vào đó, đã có hàng vạn Việt kiều bị Khmer đỏ cáp duồng. Tất cả Hà Nội đều biết, nhưng vẫn im lặng, đã vậy Bắc Bộ Phủ còn nỗ lực giúp cho Polpot chiếm được Kampuchia và Nam Vang vào ngày 17-4-1975. Ngoài ra để che dấu sự thật, mục đích phỉnh gạt đồng bào, lừa bịp dư luận thế giới, hằng ngày hai đảng vẫn ra rả lập đi lập lại những từ ngữ hào nhoáng tuyên truyền như ‘Đoàn kết vĩ đại, tình hữu nghị anh em cách mạng Cam Bốt-Việt Nam bất diệt.. ’. Cuối cùng ngày 12-4-1975, Ieng Sary chính thức yêu cầu Trung Cộng trực tiếp viện trợ cho Kampuchia mà không cần VN trung gian như từ trước.
Để mở màn cho bi kịch máu đã tới lúc chín mùi, ngày 4-5-1975, Polpot ra lệnh tấn công hai đảo Thổ Châu và Phú Quốc. Quân Khmer đỏ chém giết dã man hằng ngàn đồng bào vô tội, cướp của đốt nhà và trước khi rút, đã bắt 500 người VN, đa số là đàn bà con gái. Để trả đủa, ngày 18-5-1975, VC huy động Hải Lục Không Quân, tái chiếm hai đảo trên và đảo Pulau Wai mà Miên đã chiếm từ trước, bắt giữ 300 tù binh. Thấy VN làm dữ, Polpot lại xuống giọng. Rồi thì màn kịch đồng chí đồng đảng được hai nước tô son trét phấn trở lại hằng ngày trên đài, trên báo, khi Mười Cúc-Nguyễn Văn Linh dẫn phái đoàn sang Cam Bốt thăm viếng xã giao ngày 2-6-1975. Ngược lại, Polpot cùng Ieng Sary và Noun Chen trên đường sang chầu Trung Cộng, đã ghé Hà Nội để đáp lễ vào ngày 12-6-1975.
Tại Trung Cộng, tình hình nội bộ đảng Cộng Sản biến chuyển mạnh sau khi Mao Trạch Đông chết. Đêm 6-10-1976, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh và Uông Đông Hưng.. ra lệnh cho đơn vị đặc nhiệm tại Bắc Kinh 2341 bất thần tấn công bắt trọn ổ Tứ Nhân Bang gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diệu Văn Nguyên.. rồi tôn Đặng Tiểu Bình lên ngôi hoàng đế đỏ, dù Hoa Quốc Phong vẫn là tổng bí thư đảng bù nhìn. Đặng công khai ủng hộ Polpot, bất chấp dư luận thế giới đang nguyền rủa tên sát nhân và Khmer đỏ. Từ đó qua chỗ dựa chắc chắn, Polpot theo hẳn Trung Cộng, cắt đứt liên hệ với VC. Về nước, Polpot ra lệnh hạ sát hơn 10.000 đảng viên tại Trung Tâm Thẩm Vấn Tuol Sleng ở Nam Vang, vì họ bị nghi là thân với Hà Nội. Máu của đồng bào hai nước tiếp tục chảy hằng ngày, trong lúc hai cái loa của hai đảng, vẫn không ngớt ca tụng, tuyên truyền tình hữu nghi thắm thiết, một cách trơ trẽn và lố bịch, khiến cho ai nghe cũng muốn lợm giọng.
Cuối tháng 3-1977, sau khi đã thanh trừng hết tay chân của Hà Nội, Polpot ban hành Nghị Quyết 870, công khai chống VN, ra lệnh tàn sát Việt kiều tại đất Miên, đồng thời tấn công các tỉnh biên giới.
Ngày 30-4-1977, trong lúc Bắc Bộ Phủ từ trên xuống dưới đang mở đại tiệc ăn mừng chiến thắng cướp được VNCH, thì từ Hà Tiên, Châu Đốc, An Giang, Đồng Tháp lên tới Tây Ninh.. hằng chục sư đoàn Khmer đỏ vượt biên giới tấn công vào các làng xã của VN. Giống như quan thầy Trung Cộng, lính Miên đỏ hung dữ dã man chưa từng thấy qua hành động giết người rồi chặt đầu, mổ bụng, phanh thây và cắt bỏ các cơ quan sinh dục của nạn nhân. Sau đó đốt sạch nhà cửa và bắt hết trâu bò, heo ngựa của người Việt đem về Căm Bốt. Do sợ Trung Cộng, nên Hà Nội vẫn im lặng nhưng khắp nước đồng bào đều lên tiếng phản đối, cả tờ báo Quân Đội Nhân Dân cũng lên tiếng đòi chính phủ trả đũa. Do trên, Bắc Bộ Phủ đã ra lệnh cho A37 oanh tạc, rượt đuổi quân Miên chạy về bên kia biên giới.
Tháng 8-1977, tờ Cờ Đỏ của Polpot (Democratic Kampuchia Advance) cho phát hành một bản đồ nước Căm Bốt mới, không theo đường ranh Bravie củ. Bản đồ này ngoài lãnh thổ nước Kampuchia hiện hữu, còn bao gồm tất cả các hải đảo của VN và Nam Phần mà Polpot gọi là Thuỷ Chân Lạp. Việc này vào tháng 2-1992, Quốc Hội Trung Cộng cũng đã ban hành phổ biến một bản đồ của nước Tàu mới, trong đó hải phận Trung Hoa chạy dọc suốt bờ biển VN, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei và Philippine. Như muốn đổ dầu vào lò lửa đang ngùn ngụt cháy, Đặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phòng.. và đảng Cộng Sản Tàu công khai cổ võ hành động Polpot chống lại VN.
Trước nổi cô đơn thê thiết vì bị Mỹ ngoảnh mặt, Tàu bỏ rơi, thế giới lợm giọng, đàn em Polpot phản bội và dân chúng miền Nam ù lỳ thụ động bất hợp tác. Vì vậy với bản chất lật lọng, quen chịu làm đầy tớ bất cứ ai nếu có lợi cho đảng và cá nhân. Nên VC lại chạy sang quỳ lạy Nga Sô, chịu gia nhập khối kinh tế Comecon và trên hết cho Hải Quân Nga vào các hải cảng Đà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu. Ngày 6-6-1977, một phái đoàn quân sự Nga tới thăm Hà Nội. Tháng 10-1977, VC cho chở một số lớn chiến lợi phẩm tịch thu của VNCH từ tháng 4-1975 gồm phi cơ, chiến xa, đại pháo.. sang bán cho Ethiopie, một quốc gia Bắc Phi, nói là để lấy tiền trả nợ cho Trung Cộng. Cũng từ đó, VC công khai làm chư hầu Liên Xô, nên được đàn anh viện trợ cho một số quân dụng cũ, gồm 2 tàu ngầm, một khu trục hạm, 4 phi đội MIG 21 cùng với đoàn cố vấn Nga đông đảo. Như vậy thế chân vạc của Cộng đảng trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ III đã thành hình. Một bên gồm Liên Xô-VC-Lào Cộng. Phe kia có Trung Cộng và Khmer đỏ. Người Mỹ đứng giữa đâm thọc cả hai phía, để giật dây cũng như đổ thêm dầu vào đám cháy đang rực lửa. Đó cũng là lối trả thù quý phái của bọn tư bản nhà giàu trong canh bạc bịp được coi như lớn nhất thế kỷ XX.
Ngày 24-9-1977, Khmer đỏ lại vượt biên tấn công Tây Ninh, phanh thây xé xác hằng trăm đồng bào vô tội. Lần này Bắc Bộ Phủ lột chức Trần Văn Trà, cho Lê Đức Anh thay thế. Một ký giả Hung Gia Lợi tên Sandor Giory đã tới tận hiện trường quay phim, chụp hình nhưng bị công an tịch thu phim máy. Đã vậy, 4 ngày sau cuộc tấn công đẫm máu tại Tây Ninh, Hà Nội vẫn gủi điện văn tới chúc mừng Polpot trong dịp lễ ăn mừng 20 năm thành lập đảng Miên Cộng.
Rồi thời cơ chín mùi qua sự hứa hẹn của Nga Sô sẽ ra mặt can thiệp nếu Trung Cộng tấn công VN. Để lấy lòng tin thằng đầy tớ mới, Nga Sô cho hằng chục sư đoàn trải dài khắp biên giới Nga-Hoa và phái một mẫu hạm thường trực tuần thám trong hải phận vịnh Bắc Việt. Cũng từ đó, Hà Nội mới bắt đầu trả đũa, tung quân chiếm lại các làng mạc bị Khmer đỏ cưởng chiếm. Quân VN còn thọc sâu vào lãnh thổ tỉnh Svay Riêng để giải thoát cho các tướng lãnh Miên đang bị Polpot thanh trừng đuổi giết, như Hunsen, Heng Samrin, Bonthang.. đem về VN. Sau đó VC cho diễn lại vở tuồng cũ năm 1960 ở miền Nam VN, dùng các quân bài trên để thành lập cái gọi là ‘Mặt Trận Giải Phóng Căm Bốt‘.
Ngày 5-10-1977, Trung Cộng và Polpot chính thức ký một ‘Nghị Định Thư‘ (Protocol), để bổ túc cho Hiệp Định Quân Sự mà hai bên đã ký ngày 1-2-1976. Theo đó, Trung Cộng sẽ viện trợ quân sự cho Khmer đỏ vô điều kiện không hoàn trả. Ngày 1-11-1977, Trung Cộng cắt đứt đường bay Bắc Kinh-Hà Nội. Ngày 21-11-1977, Tổng Bí Thư Lê Duân sang chầu thiên triều xin tạ tội nhưng bị Đặng Tiểu Bình xua đuổi. Thế là đảng VC quyết định theo hẳn Nga Sô chống Tàu Cộng từ đó, tuy nhiên trước khi sang Mạc Tư Khoa ký kết, Võ Nguyên Giáp được lệnh bí mật bay tới Tân Đề Ly nhờ giúp đỡ. Nhưng thời thế đã đổi thay, vì lúc đó Ấn Độ theo Tây phương, không trung lập thân cộng, nên đã từ chối lập tức. Thế là lò lửa chiến tranh giữa ba đảng anh em Tàu-Việt-Miên, đã chính thức bùng cháy, không ai có thể dập tắt được.
+ TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ GIỮA KHMER VÀ VIỆT NAM CS:
Trên bán đảo Đông Dương, đối với Lào, CamBốt kể cả Thái Lan, thời nào VN cũng đều đạt ưu thế quân sự. VN có dân số đông nhất trong vùng, hơn nửa lúc nào cũng luôn sẵn sàng chống trả sự xâm lăng của Tàu, nên quân số đông đảo, thường trực. Đối với Khmer đỏ lúc đó, quân VN nhiều gấp mấy lần, lại thiện chiến, có vũ khí quân dụng dồi dào, tối tân. Bởi vậy cả Trung Cộng còn phải nể nang, thì làm sao Kampuchia dám gây chiến, trừ phi VC vì lý do chính trị đã nhượng bộ.
Thật vậy, sau tháng 5-1975, VN là nước có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Về quân sự, quân đội VN xếp hàng thứ bốn, sau Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Sô, đông hơn nhiều lần, quân số của sáu nước ASEAN (Thái, Nam Dương, Phi, Mã, Tân Gia Ba và Bruein) cộng lại. Do sự đối nghịch của Kampuchia và Trung Cộng, nên dù mang tiếng có hòa bình sau ngày 30-4-1975, Bắc Bộ Phủ vẫn duy trì và tăng cường quân số nhiều hơn trước, nên chỉ riêng chính quy, đã có từ 700000-1.000. 000 người. Về chiến lược, cả nước chia thành 7 quân khu: I, II, III, IV, V, VII và IX. Ngoài ra còn có quân khu Thủ Đô Hà Nội), Đặc khu Quảng-Ninh và HCM (Sài Gòn). Quân đội vẫn gồm ba binh chủng Hải, Lục và Không Quân. Từ sau tháng 4-1975, Lục quân được tổ chức thành bốn quân đoàn lưu động, như các bỉnh chủng Dù, TQLC và BDQ tổng trừ bị của QLVNCH. Các quân đoàn mang số 1 (Quyết Thắng), II (Hương Giang), III (Tây Nguyên) và IV (Cửu Long). Từ năm 1979 về sau, do tình hình chiến sự, quân số đã tăng lên tới tám quân đoàn. Mỗi quân đoàn có quân số chính quy gần 50.000 người, cộng thêm các đơn vị yểm trợ như thiết giáp, công binh, pháo binh, truyền tin, quân y.. Không kể chiến lợi phẩm thu được của miền Nam (phần lớn đã bán cho Châu Phi), lúc đó bộ đội CS có trên 1000 thiết giáp T34, 54, 55, 59, 62 cộng với 500 xe PT76, nhiều súng đại bác đủ loại, mấy ngàn súng phòng không, sử dụng hỏa tiễn Sam. Ngoài lực lượng chính quy Miền tức là quân khu, còn có chủ lực tỉnh như trung đoàn Bắc Thái, Gia Định, Sông Bé, Vàm Cỏ.. Về lực lượng Dân Quân, có tỉnh đội, huyện đội, xã đội.. Lục Quân còn có các đơn vị đặc biệt như Đặc Công, Lữ Đoàn 305 Dù, Quân Đoàn 559 Công Binh, Sư Đoàn 673 cao xạ..
Sau 1975, Hải Quân CS.VN có hơn 1000 tàu chiến đủ loại, lớn nhỏ, trong số này có nhiều tàu của VNCH để lại. Hải phận chia thành năm vùng trách nhiệm và các Bộ Tư Lệnh Vùng đóng tại Hải Phòng, Vinh, Đà Nẳng, Vũng Tàu và Rạch Giá. HQ gồm hai hạm đội : Hàm Tử phụ trách biển Bắc (Vịnh Bắc Việt) và Bạch Đằng có trách nhiệm ở phía Nam, tới vịnh Phú Quốc.
Riêng Không Quân có quân số chừng 20.000 người. Ngoài số phi cơ A37,F5, vân tải, trực thăng.. của VNCH bỏ lại, còn có các máy bay chiến đấu MIG 21, 23 – trực thăng võ trang do Nga Sô viện trợ. Tất cả chừng 1000 chiếc, lập thành các không đoàn oanh tạc, chiến đấu, vận tải, huấn luyện. BTL Không Quân đóng tại phi trường Bạch Mai ( Hà Nội). Năm 1980, quân đội VN có quân số hơn 2 triệu người, đứng hàng thứ 3 thế giới (Tàu, Nga, VN, Mỹ).
Trái lại quân đội Kampuchia lúc đó chỉ có 68.000 quân, rồi tăng lên 150.000 khi đánh nhau với VN và chia thành 23 sư đoàn. Riêng Hải và Không Quân thì không đáng kể, với một số lượng tàu chiến nhỏ cũng như một số máy bay cũ kỹ lỗi thời và vài máy bay Mig 15, 17 chưa xử dụng. Binh sĩ thì đa số là du kích không quen lối đánh vận động chiến, có thiết giáp pháo binh phối hợp. Tuy nhiên vì cùng xuất thân một lò Cộng Sản, được nhồi sọ, nên rất cuồng tín đa sát, dù đã bại trận nhưng cũng đã gây cho VN nhiều tổn thất nặng nề trong thời gian Kampuchia bị VC chiếm đóng (1979-1990).
+ ĐẴM MÁU GIỮA VIỆT CỘNG VÀ KHMER ĐỎ:
Sau khi đi Tàu cầu hòa lần chót bị thất bại nên phải chạy theo Nga, vì vậy Lê Duẩn quyết định tấn công trả đũa Polpot. Ngày 2-12-1977, Quân Đoàn 4 hay Binh Đoàn Cửu Long, gồm các SD chính quy 7, 9, 341 có Không Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh yểm trợ, do Hoàng Cầm chỉ huy với quân số trên 60.000 người, cộng thêm nhiều Thanh Niên Xung Phong lo phần tiếp vận, công binh.. đồng loạt tấn công tái chiếm phần đất Tây Ninh bị chiếm, rồi tràn vào đất Miên tiêu diệt Quân Khu Đông của Khmer đỏ. Vì lúc đó Bộ Trưởng Nguyễn Duy Trinh đang thăm khối ASEAN, nên quân VN được lệnh rút về nước ngày 6-1-1978. Lập tức Đại Sứ Kiều Minh và toàn bộ ngoại giao đoàn bị trục xuất khỏi Nam Vang. Ngoài ra Polpot cho triệu hồi Đại Sứ Sokheng từ Hà Nội về rồi giết chết. Cũng từ đó đã có sự rạn nứt trong nội bộ, đưa tới sự thanh trừng làm suy yếu quân đội.
Trong trận tấn công vừa qua, VN đã giải thoát và đem về nước hơn 60.000 nạn nhân bị Polpot cáp duồng gồm Việt-Hoa kiều và một số dân Miên. Tất cả được tạm trú tại các Trại Tị Nan mới lập ở Bến Sành (Tây Ninh) và Bến Tranh (Định Tường), do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. VC nhân cơ hội vào trại tuyên truyền và tuyển mộ lính. Ngày 15-2-1978, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ từ Hà Nội vào Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia của VNCH ở Sài Gòn để chủ tọa buổi ra mắt cái gọi là ‘Mặt Trận Kháng Chiến Khmer‘. Những cán bộ Miên Cộng thân Hà Nội như Pensovan, Chensi, Heng Sarin, Tang Soroun và Chesoth đều được chỉ định làm cấp lãnh đạo. Tân binh Miên được VN huấn luyện cấp tốc tại các quân trường cũ của miền Nam như Chí Lăng, Vị Thanh và Long Giao. Ngày 22-4-1978, thành lập Lữ Đoàn 1 Kháng Chiến Miên, rồi đưa về nước đánh Polpot. Trong lúc đó, quân Khmer đỏ lại tự tàn sát lẫn nhau tại các tỉnh miền đông như Kampong Chàm,Svayr Rieng và Prey Veng. Lợi dụng sự chia rẽ trên, VC kêu gọi dân Miên nổi lên lật đổ Polpot.
Tháng 6-1978, Hà Nội lại oanh tạc Kampuchia. Tháng 9-1978, Phạm Văn Đồng sang du thuyết giải độc tại 6 nước ASEAN nhưng bị thất bại. Ngày 1-11-1978, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cơ Thạch .. lại sang Nga Sô để ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong vòng 25 năm. Theo đó Nga đã viện trợ quân sự cũng như nhân đạo 1,5 triệu tấn mễ cốc cứu đói. Ngoài ra Nga còn cam kết sẽ can thiệp nếu Trung Cộng xâm lăng VN. Cũng vì quá tin tưởng vào lời hứa cuối này mà VC đã sử dụng gần 3/4 quân số khi tấn công Khmer đỏ, nên không đủ lực lượng phòng thủ biên giới phía Bắc khi Trung Cộng xâm lăng VN.
Ngày 2-12-1978, Lê Đức Thọ, Đồng Văn Cống .. đã đến chủ tọa ngày thành lập ‘Mặt Trận Cứu Nguy Cam Bốt‘, gọi tắt là KNUFNS, tại một khu rừng già trong tỉnh Kratie vừa chiếm được. Tại đây đã tập họp được một lực lượng đông đảo chống Polpot gồm tân binh, lính Khmer đào ngũ và Ham Samsin được phong chức chủ tịch mặt trận. Rồi hằng ngày tiếng nói của những người Miên chống đối được phát thanh, đồng thời VC dùng máy bay rải truyền đơn chống Polpot được rải khắp lãnh thổ Cambốt. Song song, lá cờ cũ của Khmer Issarak năm 1950, với hình năm ngôi tháp vàng trên nền đỏ, được xài lại. Bộ chỉ huy tiền phương của VN đóng bên cạnh quân Miên, chuẩn bị tấn công quân Khmer đỏ của Polpot.
Để tiêu diệt Khmer đỏ qua thời gian kỷ lục, đặt dư luận thế giới trước sự đã rồi, Hà Nội đã mở cuộc hành quân thần tốc, sử dụng trên 200.000 quân sĩ của ba trong bốn quân đoàn chính quy và một lực lượng yểm trợ hải-không quân, hỏa tiễn và thiết giáp. Lê Đức Thọ vào thay Lê Trọng Tấn, giám sát chiến dịch, còn Lê Đức Anh làm tổng tư lệnh chiến trường. Sư đoàn 2 và Trung đoàn chủ lực Tây Ninh khai pháo trước một ngày, khi Chu Huy Mậu tổng cục trưởng TCCT bắn phát súng lệnh mở màn chính thức cuộc tấn công Cam Bốt vào lúc 12 giờ khuya đêm Giáng Sinh 1978 tại Ban Mê Thuộc.
Theo kế hoạch, quân VN vượt biên giới tấn công Kampuchia bằng nhiều hướng, Ở phía bắc, Quân Khu V + Quân Đoàn 3 Tây Nguyên (gồm SD10, 320, 31), do Kim Tuấn chỉ huy, đánh chiếm tỉnh Stung Treng và toàn vùng đông bắc giáp với Lào. Cánh quân thứ hai của Quân Khu VII (gồm SD 303, 302, 5) + Quân Đoàn 3 với Lữ Đoàn 12 Thiết Giáp, các trung đoàn tỉnh Tây Ninh, Sông Bé, Long An.. từ hướng bắc Tây Ninh, Ql 7 và 13 tấn công chiếm Kompong Chàm và Kratié. Hướng tấn công chính cũng phát xuất tại Tây Ninh, do Quân Đoàn 4 phu trách (SD 2,7,9,341) + Lữ Đoàn 22 Thiết Giáp, Lữ Đoàn 24 Pháo Binh và Lữ Đoàn 25 Công Binh. Quân Khu IX có Quân Đoàn 2 hay Binh Đoàn Hương Giang tăng cường, tấn công từ An Giang, Hà Tiên. Tóm lại, ngoại trừ SD 306 được giữ lại để phòng thủ Lào, các SD 304, 325 cũng được điều động về nước tăng cường.
Cuộc chiến xảy ra thật đẫm máu và ác liệt, cộng thêm không quân và pháo binh ào ạt giội bom nã đạn, đánh bật 30.000 quân Khmer đỏ và nhiều cố vấn Trung Cộng phải bỏ các tỉnh dọc biên giới Miên-Việt, tháo chạy về Nam Vang. Tại đây, bộ đội VC chiếm được nhiều quân dụng mới chưa sử dụng do Tàu viện trợ cho Cam Bốt như phi cơ, trọng pháo.. Tuy nhiên VN cũng bị thiệt hại nặng trên đường tiến quân về thủ đô vì phục kích, mìn bay tại Fishhock, Kompong Cham và bến phà NeakLuong. Đặc công VC cũng lén đột nhập vào Hoàng Cung để giải thoát cho cựu Hoàng Sihanouk nhưng Polpot đã cho di chuyển đương sự tới Sisophon, nằm sát biên giới Miên-Thái.
Tính đến ngày 4-1-1979, VN làm chủ hoàn toàn các tỉnh miền đông của Cam Bốt. Ngày 6-1-1979, 7 SD của VN + 3 lữ đoàn Miên của Heng Samrin qua phà trên sông Cửu Long, đồng loạt tấn công Phnom Penh. Thủ đô thất thủ sau một ngày kịch chiến. Polpot cùng toàn bộ Khmer đỏ bỏ chạy tới tận TaSanh, sát biên giới Miên-Thái, để tiếp tục chống VC.
Tóm lại ngày 8-1-1979, đồng bào Cam Bốt coi như được giải thoát khỏi bàn tay sát nhân của Polpot và Khmer đỏ. Một Hội Đồng Cách Mạng Kampuchia gồm 8 ủy viên được thành lập, do Heng Samrin làm chủ tịch. Ngày 14-1-1979, Đặng Tiểu Bình, Hàn Niệm Long và nhiều uỷ viên cao cấp trong Bộ Chính Trị Trung Cộng tới Thái Lan tiếp xúc mật với Thủ Tướng Kriang Sok tại căn cứ Utapao. Sau đó, Thái cho Polpot và Khmer đỏ dung thân trên biên giới của hai nước. Qua sự yểm trợ và cưu mang hết mình của Tàu Cộng, Polpot lại tiếp tục đánh du kích với VC khắp nước Miên, cho tới đầu thập niên 90, qua áp lực của thế giới, cũng như sự sụp đổ của Nga Sô-Đông Âu, VC mới chịu rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh nhưng thù hận giữa hai đảng Cộng Sản anh em tới nay vẫn ngấm ngầm âm ỹ, dù ngoài mặt Hun Sen luôn bợ Hà Nội.
3- Trung Cộng xâm lăng Việt Nam lần thứ nhất (1979):
Ngày 1-5-1975, VC ban hành một bản đồ mới của nước VN thống nhất, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hiện do hải quân Bắc Việt chiếm giữ 6 đảo, khi VNCH bỏ) mà chính Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đã giấy trắng mực đen, xác nhận thuộc chủ quyền của Trung Cộng vào năm 1958. Đây cũng là một nguyên cớ để Tàu xâm lăng VN vào mùa xuân năm 1979. Thật ra tình hữu nghị giữa hai nước đã lung lay từ năm 1967, khi Trung Cộng xuí giục Nam Lào tấn công Pathet Lào, vốn là chư hầu của Bắc Việt. Rồi từ khi Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, quyền hành lọt vào tay Lê Duẩn, Lê Đức Thọ vốn thân Nga, lúc đó là kẻ thù không đội trời chung của Trung Cộng, nên sự rạn nứt của tình đồng chí lại càng thêm nứt rạn. Nhưng vì kẻ thù trước mặt là Nga-Mỹ vẫn còn, vì vậy hai đảng cố quên bất đồng để hợp tác giai đoạn.
Nhưng tới khi Mao Trạch Đông thăng hà vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình lên nối ngôi, đã chấm dứt sự leo dây của VC, vì Đặng đã biết rõ VC lúc ấy đang ngả hẳn theo Nga. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra tại biên giới Hoa-Việt mà chủ động luôn luôn do Hồng Quân gây hấn theo lệnh của Đặng Tiểu Bình. Đây là một đòn hù dọa cũng như áp lực VC lúc đó đang tiến hành chính sách cải tạo công thương nghiệp, cướp của và đánh đuổi Hoa Kiều Miền Nam, nhất là tại Sài Gòn-Chợ Lớn, ra biển, về Tàu.
Giữa lúc tình hữu nghị của hai nước căng thẳng tột độ, thì Trung Cộng ngang nhiên xua 30.000 Hồng Quân vào các tỉnh Luang Namtha, Udom Say, Phong Salay, Luang Prabang và Sầm Nứa, nói là để bảo vệ công nhân Trung Hoa đang làm thiết lộ Bắc Lào-Vân Nam. Nhưng thực chất Trung Cộng muốn uy hiếp Pathet Lào và bao vây biên giới phía tây bắc của VN. Đây cũng là ý đồ của Tàu, muốn mở một con đường thông thương từ Vân Nam xuống đất Miên để tiện tiếp tế cho quân Khmer đỏ của Polpot lúc đó đang du kích chiến với bộ đội VN.
Nhưng Hà Nội đã biết rõ ý đồ của Bắc Kinh, nên đã ra tay trước. Đầu tiên là cùng Pathet Lào ký một hiệp ước quân sự và biên giới ngày 18-7-1977. Sau đó đem 50.000 quân trấn đóng tại Trung và Nam Lào, vừa bảo vệ Pathet Lào, cũng như ngăn cản không cho Trung Cộng vào đất Miên. Sự gây hấn đã trở thành công khai vào năm 1978, khi Bắc Kinh gọi Hà Nội là ‘tiểu bá quyền khu vực‘, còn VC thì bảo Trung Cộng là ‘chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán‘.
Ai cũng biết quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản Việt-Trung, vô cùng gắn bó từ sau năm 1949 khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn cõi Hoa Lục. Từ đó, Trung Cộng hết lòng giúp đỡ VC mọi mặt, từ quân sự cho tới kinh tế, chính trị, ngoại giao. Nhờ vậy Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản mới chiếm được miền Bắc vào năm 1954.
Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 (1960-1975), hầu như nguồn viện trợ quân sự, kinh tế cho Bắc Việt xâm lăng VNCH đều của Trung Cộng. Trên đất Bắc, Tàu giúp Hà Nội xây dựng nhiều công trình nhà máy, đường xá.. Theo tài liệu công bố, tính tới năm 1978, Tàu đã viện trợ cho VC hơn 20 tỷ Mỹ Kim. Từ năm 1965-1970, theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, đã có hơn 100.000 quân Trung Cộng sang giúp Bắc Việt để xây dựng và phòng thủ. Đã có cả ngàn lính Tàu chết ở VN trong cuộc chiến
Sau 1970, nhiều biến chuyển lịch sử đã xảy ra, nhất là khi HCM chết, làm cho Hà Nội càng ngày càng ngả theo Nga Sô. Do nhu cầu cuộc chiến, VC cần có nhiều quân dụng tối tân như Mig21, tăng 54,55, hoả tiễn Sam.. để đối đầu với vũ khí Mỹ. Nhưng những thứ này chỉ có Nga mới có. Trung Cộng biết hết, nhưng vẫn tiếp tục giúp đỡ VC cho tới khi Hà Nội chiếm được miền Nam.
Rồi vì đầu óc thiển cận, các chóp bu trong Bắc Bộ Phủ tự coi như các đỉnh cao của loài người, coi thường mạng sống đồng bào cả nước, lại mù quáng chạy theo chủ thuyết cọng sản đã lỗi thời và nhất là tôn sùng Nga Sô hơn thần thánh. Từ đó, không cần cảnh giác về những kẻ thù xung quanh, lại mù quáng trở mặt và thách đó Trung Cộng. Đó là nguyên nhân chính khiến kẻ thù có cớ xâm lăng VN vào năm 1979.
Hồng Quân Trung Hoa hay quân đội Trung Cộng tuy được thành lập vào năm 1927 nhưng thật sự chỉ thống nhất sau năm 1949 khi chiếm được Hoa Lục. Nói chung VC đã theo đúng khuôn mẫu của Mao để tổ chức binh đội. Còn chủ thuyết Mao được coi như nền tảng tư tưởng, dùng làm chiến thuật và chiến lược, gọi là chiến tranh nhân dân, lấy nông thôn bao vây thành thị.
Thời nào, quân đội Tàu cũng đông nhất thế giới. Năm đó, Hồng Quân có hơn 4 triệu người, bao gôm hai binh chủng Hải và Không Quân trên nửa triệu. Cả nước được chia thành bảy quân khu: Lan Châu (Tân Cương và Thanh Hải), Bắc Kinh (Nội Mông, Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Tây), Trấn Giang (Hắc Long Giang, Liêu Ninh), Kiến An (Hà Nam, Sơn Đông), Nam Kinh (Phúc Kiên, Giang Tây, Thượng Hải, An Huy), Thành Đô (Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Tây Tạng) và Quảng Châu (Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam). Mỗi quân khu có nhiều quân đoàn. Ngoài chính quy và chủ lực, Trung Cộng còn có hơn bảy triệu dân quân. Tất cả do chủ tịch quân ủy trung ương, tức là chủ tịch đảng lãnh đạo, khi Đặng nắm quyền kiêm nhiệm luôn chức này.
Năm 1979, Hà Nội sau khi bị Trung Cộng tố cáo là vong ơn bạc nghĩa, kể cả sự phanh phui Võ Nguyên Giáp không phải là người chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954. Để trả đũa, VC cho phổ biến bạch thư nói về quan hệ Việt-Trung trong 30 năm qua, đồng thời tố cáo Hoa Kiều trong nước là gián điệp, tay sai của Trung Cộng chống lại VN. Tiếp theo VC xua quân tấn công tiêu diệt Polpot và Khmer đỏ, vốn là đàn em chư hầu của Tàu, khiến cho dầu được đổ thêm vào lửa chiến tranh giữa hai nước, chỉ chờ bùng nổ.
Tại miền Nam, ngày 24-3-1978 bắt đầu đánh tư bản. Hằng ngàn công an, bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đeo băng đỏ trên tay, rải khắp các đường phố Sài Gòn-Chợ Lớn, Gia Đình, xông vào các hãng xưởng, nhà buôn, tư gia.. những người có máu mặt Hoa lẫn Việt, để lục lọi, vơ vét, xoi khám tịch thu tiền bạc, đô la, vàng ngọc, hàng hóa và tất cả tài sản riêng tư của dân chúng, những ai bị đảng kết tội là mại sản. Theo tài liệu được “bật mí”, chỉ riêng mẻ lưới trên Hà Nội đã vơ vét của người giàu Sài Gòn hơn
Ngày 3-5-1978, cả nước lại được đổi tiền lần thứ ba khiến đồng bào trước sau trở thành vô sản chuyên chính. Ở miền Bắc, hằng ngàn Hoa Kiều bị trục xuất về nước. Trong Nam, hằng vạn người Hoa trắng tay, tiêu tan sản nghiệp, bị đầy ải lên vùng kinh tế mới tận Bình-Phước Long, Bình Tuy, Long Khánh, Bà Rịa.
Để trả đũa, Trung Cộng ngưng hẳn 72 công trình xây dựng viện trợ cho VN. Đã có 70.000 người Hoa tại VN hồi hương về Hoa Lục. Ngày 16-5-1978, Trung Cộng tuyên bố gửi hai chiến hạm tới Hải Phòng và Sài Gòn để đón hết Hoa kiều. Nhưng đây chỉ là đòn tuyên truyền chính trị, vì tàu chiến chỉ đậu ngoài khơi một ngày rồi kéo neo về nước. Nắm được yếu điểm của đàn anh, VC lần chót hốt hết những gì còn sót lại của Hoa Kiều qua chiến dịch ‘xuất cảng người‘, sau đó tống khứ họ ra khơi khiến cho hơn triệu người bị chết vì sóng gió và hải tặc Thái Lan trên biển Đông, mà những trang Việt sử cận đại gọi là cơn hồng thủy của thế kỷ.
Sau khi VN bỏ lỡ cơ hội nối lại bang gioa với Hoa Kỳ. Ngày 24-5-1978, phụ tá an ninh của tổng thống Mỹ Carter là Brezinski tới Bắc Kinh ký một hiệp ước liên minh quân sự với Tàu. Từ đó Đặng Tiểu Bình đã có chỗ dựa chống Nga, nên mới ra mặt quyết tâm xâm lăng VN để rửa thù phục hận.
Từ 28 tới 30-1-1979, Carter và Đặng Tiểu Bình đã họp mật tại Tòa Bạch Ốc. Sau đó tổng thống Mỹ đồng ý để Trung Cộng trừng phạt VN và còn giúp cầm chân Nga, bằng cách chịu ký với LX hiệp ứơc SALT II. Để thêm kế nghi binh, Hoa Kỳ cử bộ trưởng tài chánh là Blumenthal tới công tác tại Bắc Kinh. Ngoài ra còn cho Hàng không mẫu hạm Constellation lảng vảng ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Tất cả mơ mơ màng màng, khiến cho LX cũng không biết đâu mà mò.
Ngày thứ bảy 17-2-1979, lúc 3 giờ 30 sáng, khi vạn vật, chim chóc và con người đang chuẩn bị cho một ngày sống mới, thì 600.000 quân Tàu, tiền pháo hậu xung, ào ạt mở cuộc xâm lăng đại quy mô vào VN, trên vùng biên giới từ Lai Châu tới Móng Cáy. Thế là tình nghĩa vô sản quốc tế trong sáng giữa hai nước, đã trở thành hận thù thiên cổ. Những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Đồng Khê, Thất Khê.. lại đi vào những trang Việt sử đẫm máu, của VN chống xâm lăng Tàu.
Để tấn công VN, Trung Cộng đã huy động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu khác nhau, gồm QD 13,14 tấn công Lai Châu-Lào Kay. Hai QĐ 41,42 tân công Cao Bằng. Riêng mạn Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Ninh thi giao cho quân đoàn 43,54,55. Tất cả do Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí chỉ huy trong mấy ngày đầu.
Về phía VN, một phần vì sự tự cao bách thắng của các đỉnh cao tại bắc bộ phủ. Phần khác do quá tin tưởng sự liên minh quân sự với LX. Nên gần như sử dụng gần hết các đơn vị chính quy tại mặt trận Kampuchia. Bởi vậy ngay khi cuộc chiến bắt đầu, trong lúc quân Trung Cộng đông đảo lên tới 150.000 chính quy, thì việc phòng thủ miền bắc, nhất là thủ đô Hà Nội, được giao cho các Sư Đoàn 308,312,390 của quân khu I. Nói chung, trong cuộc chiến đấu với Trung Cộng tại biến giới, chỉ có các sư đoàn chủ lực của quân khu tham dự như Sư đoàn 3,327, 337, Tây Sơn ( mặt trận Lạng Sơn). SD 567, B46, SD.Pháo binh 66 (mặt trận Cao Bằng). Các tuyến từ Hà Giang tới Lai Châu, do các SD316,345, Đoàn B68, M63, các trung đoàn chủ lực tỉnh, huyện đội, công an biên phòng. Sau đó khi thấy tình hình quá nguy ngập, Hà Nội mới gấp rút điều động các trung đoàn từ các tỉnh trung châu, cùng với các sư đoàn chủ lực của quân khu II và IV từ Kampuchia về tiếp viện.
Cuộc chiến thật đẫm máu ngay từ giờ phút đầu. Quân Tàu dùng chiến thuật cổ điển thí quân với tiền pháo hậu xung, bằng các loại hỏa tiễn 122 ly và đại bác nòng dài 130 ly, với nhịp độ tác xạ 1 giây, 1 trái đạn. Sau đó Hồng quân tràn qua biên giới như nước lũ từ trên cao đổ xuống. Tuy nhiên khắp nơi, Trung Cộng đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của VN, một phần nhờ địa thế phòng thủ hiểm trở, phần khác là sự yểm trợ hùng hậu của pháo binh các loại, gây cho giặc Tàu nhiều tổn thất về nhân mạng tại Lạng Sơn và Cao Bằng.
Sự thất bại trong những ngày đầu, khiến Đặng giao chỉ huy mặt trận cho Dương Đắc Chí, đồng thời cũng thay đổi chiến thuật, dùng tăng pháo mở đường và bộ binh tùng thiết. Do quân Tàu quá đông, nên sau 10 ngày cầm cự, bốn thị xã Lai Châu, Lào Kay, Hà Giang, Cao Bằng lần lượt bị thất thủ. Riêng tại thị xã Lạng Sơn, Trung Cộng tung vào chiến trường tới sáu sư đoàn chính quy 127,129, 160,161, 163,164 cùng hằng trăm thiết giáp và đại pháo từ khắp nới bắn vào yểm trợ. Phía VN có quân đoàn 14 gồm các SD 3,327,338,347, 337 và 308. Trong lúc đó hai SD chính quy 304 và 325 từ Kampuchia, cũng đựợc không vận và di chuyển bằng xe lửa, tới Lạng Sơn tiếp viện. Nhưng cuối cùng Lạng Sơn cũng bị thất thủ đêm 4-3-1979. Sau đó giặc Tàu dùng mìn, bom phá nát hết các thành phố, thị xã tạm chiếm, kể cả hang Pắc Pó, suối Lê Nin và núi Các-Mác mà Hồ Chí Minh từng tạm trú, trước khi về Hà Nội cướp chính quyền vào tháng 9-1945. Ngày 16-3-1979, Đặng Tiểu Bình ra lệnh rút quân về nước.
Tóm lại sau 16 ngày giao tranh đẫm máu, Trung Cộng cũng như Khmer đỏ, tàn phá tất cả tài sản của dân chúng, bắn giết tận tuyệt người VN, san bằng các tỉnh biên giới, mà suốt cuộc chến Đông Dương lần II (1960-1975), gọi là vùng an toàn. Đã có hằng trăm ngàn vừa dân vừa lính của cả hai phía thương vong. Tại miền bắc, hằng triệu dân chúng phải phân ly. Nhà cửa, vườn ruộng, của cải vật chất, đền đài, miếu võ, nhà thờ, di tích tổ tiên bao đời để lại.. đều vì VC gây chiến tranh, mà tan tành theo cát bụi.
+ Trung Cộng Xâm Lăng VN lần thứ hai (1984-1989):
Cuộc chiến tưởng đâu đã chấm dứt, vì VC dấu nhẹm tin tức, từ ấy cho đến năm 2006, nhờ mạng lưới Internet của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng (Defense-China. com) và tác phẩm Dữ kiện bí mật của cuộc chiến tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang WEi Ming, cả thế giới biết được ‘Bí Mật Lịch Sử Về Việc Tàu Chiếm Núi Đất Của VN, Trong Cuộc Chiến Biên Giới Lần Hai (1984-1989) ‘.Theo tài liệu dẫn chứng, năm 1984 Trung Cộng lại vin cớ CSVN thường pháo kích và tấn công biên giới, nên bất thần tấn công cưởng chiếm Núi Đất của VN tại tỉnh Hà Giang (Thượng Du Bắc Phần), mở màn cho cuộc chiến Biên Giới Việt Hoa lần thứ hai, kéo dài từ năm 1984-1989 mới chấm dứt, do Việt Cộng tự bỏ đất rút quân, nhượng bán (?) lãnh thổ cho giặc Tàu.
Núi Đất (VN) hay Lão Sơn (Tàu), dù có gọi bằng cái tên gì chăng nữa, cũng vẫn là một ngọn núi của VN, tại xã Thanh Thủy, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Trong trận chiến đẳm máu này, hai bên đã dành giựt quyền kiểm soát cứ điểm 1509m, được coi như là một vị trí chiến lược rất quan trọng về phía VN, được cũng cố xây dựng từ sau cuộc chiến biên gới 1979.
Thế là ngày 28-4-1984, vào lúc 5 giờ 50 sáng, Trung Đoàn 118, Sư Đoàn 40 BB, thuộc Quân Đoàn 14, Quân Khu Côn Minh, tiền pháo hậu xung, đồng loạt tấn công đỉnh 1509 và các cứ điểm quan trọng khác của VN. Cuộc chiến thật gay go vì gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân phòng ngự VN, cấp đại đội. Tất cả đã tử chiến trước quân thù, đặc biệt trong số này có 4 nữ cán binh CSVN, thà chịu chết trước súng phun lửa của giặc Tàu, chứ không đầu hàng. Vì vậy nên trận chién kéo dài tới 15 giờ 30 chiều mới kết thúc, giặc bỏ xác tại chỗ 198 tên, cùng một số khác bị thương nặng..
Này 11-6-1984 , một tiểu đoàn CSVN tấn công tái chiếm núi nhưng bị đẩy lui. Ngày 12-7-1984, hai bên đụng độ lớn cấp sư đoàn. Phía CSVN đã huy động tới 6 trung đoàn Bộ Binh của các SĐ312,313, 316 và 356 để tái chiếm đỉnh núi. Cuối cùng Trung Đoàn 982 thuộc Sư Đoàn 313 CSVN, đã tái chiếm được cứ điểm 1509, sau khi đã chịu tổn thất hơn 3700 người. Nhưng sau đó không biết vì lý do gì, chóp bu Hà Nội đã ra lệnh bỏ ngõ cứ điểm trên cho quân Trung Cộng tới tái chiếm. Rồi lại giành giật từ 1984-1987 ở cấp đại đội, cho tới ngày 13-2-1991 thì chấm dứt với kết quả: Trung Cộng hoàn toàn chiếm lĩnh Núi Đất nằm trong lãnh thổ VN tại Tỉnh Hà Giang, và đổi lại tên Tàu là Lão Sơn.
Tính ra, từ ngày Hồ Chí Minh và Đảng CSQT chiếm được nữa nước VN, qua Hội Nghị Genève 1954, sau đó cưởng chiếm Miền Nam ngày 30-4-1975 và cai trị cả nước tới 2007, chỉ hơn nữa thế kỷ (1955-2007), đã bán cho nhượng Tàu hai quần Đảo Hoàng Sa-Trường Sa, nhiều đất đai tai biên giới Hoa Việt, trong đó có Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hang Pắc Pó, Núi Đất và nhiều vùng đánh cá thuộc lãnh hải của VN. Tất cả hành động bán nước trên đều mờ ám, bịp lừa, mục đích cũng chỉ để che dấu mọi tội lỗi, hầu tiếp tục kéo dài sự thống trị của tập đoàn thực dân đỏ tham nhũng, bất tài nhưng trong tay nắm đủ quyền lực, tiền bạc và trên hết đã sai khiến được một thiểu số trí thức khoa bảng mù quáng hám danh, đang cố sức quậy bùn công cuộc chiến đấu quang phục đất nước của Người Việt Tị Nạn Hải Ngoại và Đồng bào quốc nội.
Sau khi cưởng chiếm đuợc cả nước VN, CSQT bỏ Tàu theo Nga, gây nên một cuộc chiến long trời lở đất với Miên và Trung Cộng, cuối cùng cắt đất dâng biển đảo của VN cho Tàu để xin được làm tôi tớ của thiên triều như cũ. Bài học của lịch sử chưa khô máu trên thân thể mẹ VN nhược tiểu, thì một cuộc chiến đẳm máu khác đã thấy ló dạng, qua cuộc cờ ‘ đội Tàu, bợ Mỹ ‘, mà bất cứ ai cũng thấy rõ hành động của Đảng CSVN, từ những tháng cuối năm ngoái, khi TT Bush tới Hà Nội nhưng trắng trợn nhất là hai lần du Mỹ của Nguyễn Minh Triết (tháng 6-2007) và Nguyễn Tấn Dũng (tháng 9-2007).
Lần trước Trung Cộng chỉ mới tàn phá được miền thượng du Bắc Việt bằng súng đạn cổ điển. Lần này nếu lại có chiến tranh, Trung Cộng với bản chất dã man và khát máu, chắc chắn giặc sẽ tận dụng hết khả năng quân sự trong đó có bom nguyên tử để xoa sổ VN trên bản đồ Châu Á. Sự tổn thất về nhân mạng và tồn vong của dân tộc chỉ có người dân cùng đất nước hứng chịu, còn đảng với gia đình chắc chắn đã cao bay xa chạy tới những khung trời hạnh phúc ở hải ngoại mà thiên đường đâu có nơi nào sánh bằng Hoa Kỳ với tiền núi vàng tấn đã được chuyển tới đây từ khuya.
Nên cuối cùng chỉ còn một con đường duy nhất mà bất cứ ai nắm vận mệnh của dân tộc VN đều phải tuân thủ: Đó là phải làm theo ý nguyện của đồng bào cả nước đang khao khát có tự do, dân chủ và chén cơm manh áo trong cuộc sống hằng ngày. Được như vậy, nhà cầm quyền mơi mong ĐOÀN KẾT SỨC MẠNH DÂN TỘC để chống lại cuộc xâm lăng của Trung Cộng đang diễn ra trên quê hương VN từng giờ từng ngày, chứ không phải cứ chạy theo Nga, Tàu, Mỹ, Nhật.. lẩn quẩn loay hoay trong vòng nô lệ rốt cục cũng vẫn làm nô lệ cho ngoại bang mà thôi.
Xóm Cồn
Tháng Mười 2007
MƯỜNG GIANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
– Brother Ennemy của Nayan Chanda do Phạm Quốc Bảo dịch.
– Giọt Nước Trong Biển Cả, Hoàng Văn Hoan
– Mặt Thật của Thành Tín
– Chinese aggression against VietNam
– Death in The Rice Field của Peter Scholl Latour
– Các tạp chi TP,PNDD..
– Tài liệu ‘Trận Biên Giới Hoa Việt Lần 2’ trên Diễn Đàn Việt Nam Exodus..
Bài của Peter Navarro
Ngày 23-7-2008
Permanent Link
Trong cuộc đụng độ nho nhỏ khác vào lúc này về quyền khai thác dầu lửa trên Biển Đông *, Trung Quốc đã khai hỏa bằng một cảnh báo cứng rắn ngáng ngang qua trước mũi con tàu của hãng ExxonMobil Corporation. Trung Quốc đang mếch lòng trước việc Exxon tìm cách ký kết một thỏa thuận khai thác dầu với PetroVietnam trên vùng biển bao quanh các chuỗi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang có tranh chấp về chủ quyền.
Trung Quốc đã khuyên Exxon hãy rút khỏi thỏa thuận thăm dò dầu khí, coi dự án như là một hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, theo như tờ South China Morning Post cuối tuần qua cho hay qua việc trích dẫn những nguồn tin giấu tên gần gũi với hãng dầu lửa này của Hoa Kỳ.
Thông tin cho hay các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Washington đã có những lời lẽ phản đối qua trao đổi trực tiếp với những thành viên hội đồng quản trị của ExxonMobil trong những tháng gần đây, và cảnh báo họ rằng các lợi ích kinh doanh trong tương lai của bản hãng tại đại lục có thể sẽ gặp rủi ro. Những phản ứng có liên quan tới một thỏa thuận hợp tác sơ bộ không đòi hỏi thời điểm ký kết.
Có nhiều đề tài trong cuộc tranh cãi mới nhất này, và phần nhiều được biết về sự phát triển chiến lược hải quân ngoài biển khơi của Trung Quốc. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ, Biển Đông có trữ lượng dầu đã được xác định rõ là vào khoảng 7 tỉ barrel trong khi cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ lại ước tính có thể vào khoảng 20 tỉ barrel đã được phát hiện. Về phần mình, Trung Quốc tuyên bố một cách lạc quan về trữ lượng chưa được phát hiện có thể lên đến đỉnh điểm 200 tỉ barrel. Số lượng mới nhất này là đủ để cung cấp cho Trung Quốc từ một đến hai triệu barrel dầu mỗi ngày, tức là bằng 25% lượng tiêu thụ hàng ngày gần 8 triệu barrel của nước này.
Phần lớn trữ lượng chưa được phát hiện được cho rằng đang nằm sâu dưới chuỗi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng cách gần như tương đương với cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines; và cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như Đài Loan đều đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tuy nhiên, sự tức giận của Hà Nội là việc Trung Quốc trên thực tế đã đưa quân tới trú đóng trên mặt đất của Hoàng Sa.
Năm 1974, Trung Quốc đã lợi dụng cuộc nội chiến đang diễn ra giữa Nam và Bắc Việt Nam để đánh chiếm một cứ điểm quân sự trên đảo Hoàng Sa do quân đội Nam Việt Nam chiếm đóng, và Trung Quốc đã giữ vị trí này cho tới nay, trước những phản ứng rất mạnh mẽ của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Trong khi đó với Trường Sa, toàn bộ hoặc nhiều phần của quần đảo này đang thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc và Việt Nam cũng như Brunei, Malaysia, Philippines, và Đài Loan. Tương tự, chúng bao gồm một lượng lớn các đảo nhỏ và dải đá ngầm và chứa đựng một trữ lượng dầu lửa chưa xác định được song có thể là rất lớn.
Được cho là có liên quan tới nguồn lợi dầu hỏa, quả là không ngạc nhiên khi Trung Quốc cũng đã tự buộc mình vào những xung đột quân sự với Việt Nam tại Trường Sa. Năm 1988, Việt Nam và Trung Quốc đã tham gia vào một trận hải chiến chớp nhoáng trên vùng quần đảo đang tranh cãi chủ quyền. Kết quả đã mang lại thêm cho Trung Quốc sáu trong tổng số chín hòn đảo và dải đá ngầm. Năm 1994, Các pháo hạm của Việt Nam đã dùng vũ lực đẩy một tàu nghiên cứu của Trung Quốc khỏi một khu vực tranh chấp.
Loạt đạn mới đây nhất của Trung Quốc nã vào Exxon theo sát gót một nỗ lực thành công đẩy một hãng dầu khí đa quốc gia của nước ngoài khác ra khỏi Trường Sa. Vào năm ngoái, một đe doạ tương tự của Trung Quốc đã buộc hãng BP (trước đây gọi là British Petroleum) phải tạm ngưng các kế hoạch hợp tác với Việt Nam trong một sự án khí gas tự nhiên trị giá 2 tỉ đô la.
Nỗ lực hăm doạ gần đây nhất của Trung Quốc chỉ có thể làm gia tăng những căng thẳng giữa hai nước vốn từ lâu vẫn nóng lòng nuôi dưỡng số quân thường trực rất hùng hậu. Quân đội Trung Quốc hiện đông nhất thế giới trong khi quân đội Việt Nam thì đông nhất Đông Nam Á.
Trong lúc các mối quan hệ kinh tế đã và đang nở hoa kết trái gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì bối cảnh lịch sử và chính trị dài lâu lại là một mối oán cừu và ngờ vực lớn. Về điểm này, không bên nào quên về “Cuộc chiến tranh Việt Nam” khác nữa đã xảy ra. Năm 1979, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam bằng xe tăng và khoảng 90.000 quân để trả đũa những hành động ngả theo Liên Xô của Việt Nam ở Cambodia. Trong khoảng thời gian chưa tới 10 ngày giao tranh, khoảng 40.000 đến hơn 100.000 binh lính Trung Quốc và Việt Nam đã bị thương vong, tuỳ theo cách ước tính của mỗi bên. Số thương vong này có thể so kè được với toàn bộ số quân Mỹ chết trận trong hơn 10 năm cuộc chiến ở Việt Nam (khoảng 52.000).
Không chỉ với số quân đội hiện diện thường trực tham dự vào yếu tố địa lý chính trị ở đây. Như đã được ghi nhận, Trung Quốc đã xây dựng một chuỗi các căn cứ quân sự trong vùng Biển Đông, trong khi đó nước này cũng là quốc gia duy nhất đang tìm cách phát triển một lực lượng hải quân có khả năng hoạt động ở vùng nước sâu tạo nên thách thức đối với Hoa Kỳ. Mục tiêu to lớn của một lực lượng hải quân dưới lòng đại dương này là để che chở và bảo vệ Eo biển Malacca chống lại một lệnh cấm vận dầu lửa của Hoa Kỳ vào thời điểm nếu như xảy ra cuộc xung đột.
Trên thực tế, Eo biển Malacca rất chật hẹp nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thường được lưu tâm tới như là một nút cổ chai trên biển. Nó có tầm quan trọng chiến lược tối cao bởi hầu hết lượng dầu thô nhập khẩu nuôi sống cỗ máy công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc được vận chuyển ngang qua Eo biển này, và Trung Quốc từ lâu đã lo sợ một lệnh cấm vận của Hoa Kỳ được thực hiện bởi hạm đội Thái Bình Dương nếu như các mối quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan trở nên xấu đi hay do một số vấn đề khác.
Trong bối cảnh tình hình năng lượng đang rất khác thường hiện nay, các căn cứ trên Biển Đông và sức mạnh trên biển đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc cũng đáp ứng chương trình nghị sự chiến lược mang tính hiệp lực khác. Chúng không chỉ giúp bảo vệ một hải lộ quan trọng. Chúng còn cho phép thực hiện cuộc “bao vây” vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giàu nguồn năng lượng tiềm tàng – một thực tế cuộc sống mang tính thực dụng để khỏi mất vào tay Việt Nam và điều này đã được Nghị sĩ Hoa Kỳ Dana Rohrbacher cách đây khá lâu vào năm 1998 ghi nhận là có thể xảy.
Tất nhiên, tấn thảm kịch ở đây trước việc Trung Quốc liên tục ức hiếp và hăm doạ đang làm chậm trễ thêm việc triển khai thăm dò khai thác dầu khí, là công việc cần thiết khẩn cấp cho khu vực trong lúc các thị trường dầu lửa tiếp tục bị siết chặt. Hợp tác phát triển các nguồn dự trữ này sẽ thúc đẩy những cơ hội cho tất cả các quốc gia liên quan trong cuộc tranh chấp, đồng thời giảm sức ép bởi nguồn cung cấp trên thị trường dầu lửa thế giới.
Peter Navarro là một giáo sư về thương mại thuộc trường đại học University of California-Irvine, một cộng tác viên của đài truyền hình CNBC, và là tác giả của cuốn sách The Coming China Wars (Nhà xuất bản FT).
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
* Nguyên văn:
“Biển Nam Trung Hoa”. Ở đây có vấn đề tranh chấp từ biển đảo cho tới tên gọi. Cái tên Biển Đông là của Việt Nam. “Biển Nam Trung Hoa” là do Trung Quốc đặt. Báo chí nước ngoài viết thường dùng tên do Trung Quốc đặt, còn trong bài dịch ra tiếng Việt, xin được gọi theo tên do người Việt đặt (Trần Hoàng-Ba Sàm chú thích).
ASIA TIMES
China stirs over offshore oil pact
By Peter Navarro
Jul 23, 2008
In yet another skirmish over oil rights in the South China Sea, China has fired a stern warning shot across the bow of ExxonMobil Corporation. China is miffed that Exxon is seeking to enter into a deal with PetroVietnam to explore for oil in waters surrounding the disputed Spratly and Paracel island chains.
China has warned Exxon to pull out of the exploration deal, describing the project as a breach of Chinese sovereignty, according to the South China Morning Post at the weekend, citing unnamed sources close to the US company.
Chinese diplomats in Washington had made verbal protests to ExxonMobil executives in recent months, and warned them the company’s future business interests on the mainland could be at risk, the report said. The protests involved a preliminary cooperation agreement, it said, without indicating when it was signed.
There is much at stake in this latest dispute, and much to be learned about China’s growing blue water navy strategy. According to the US Energy Information Agency, the South China Sea has proven oil reserves of around 7 billion barrels while the US Geological Survey has estimated there may be another 20 billion barrels to be discovered. For its part, China optimistically claims the undiscovered reserves could top 200 billion barrels. This latter amount would be enough to provide China with one to two million barrels of oil a day, or as much as 25% of its current daily consumption of close to 8 million barrels.
Much of the undiscovered reserves are believed to be beneath the disputed Paracel and Spratly island chains. The Paracels are roughly equidistant from China, Vietnam and the Philippines; and both China and Vietnam as well as Taiwan lay claim to the islands. However, to Hanoi’s outrage, it is China that actually commands the Paracel turf.
In 1974, China took advantage of the ongoing civil war between South and North Vietnam to overrun a garrison on the Paracels manned by South Vietnamese troops, and China has held this position to this day, over the strenuous protests of the Vietnamese government.
As for the Spratlys, all or portions are laid claim to by China and Vietnam as well as Brunei, Malaysia, the Philippines, and Taiwan. They similarly consist of a large number of small islands and reefs and contain an undetermined but possibly vast amount of reserves.
Given the high energy stakes involved, it is hardly surprising that China has also engaged in military clashes with Vietnam over the Spratlys. In 1988, Vietnam and China fought a brief naval battle over the contested islands. This left China in control of six more islands and reefs for a total of nine. In 1994, Vietnamese gunboats forced a Chinese research vessel from a disputed area.
China’s latest salvo against Exxon follows on the heels of a successful effort to push another foreign multinational oil company out of the Spratlys. Last year, a similar threat by China forced BP (formerly British Petroleum) to halt plans to cooperate with Vietnam on a US$2 billion natural gas project.
China’s latest effort at intimidation can only escalate tensions between two countries that have longed maintained very large standing armies. China’s army is the largest in the world while Vietnam’s is the largest in Southeast Asia.
While economic relations have been blossoming of late between China and Vietnam, the longer term historical and political context is one of great enmity and mistrust. In this regard, neither side has forgotten that other “Vietnam War”. In 1979, China invaded Vietnam with tanks and about 90,000 troops in retaliation for Vietnam’s pro-Soviet actions in Cambodia. In the space of fewer than 10 days of fighting, anywhere from 40,000 to more than 100,000 Chinese and Vietnamese troops were killed or wounded, depending on the estimates. These figures rival the entire number of American soldiers killed in battle during its more than 10-year war in Vietnam (about 52,000).
It’s not just standing armies that enter into the geopolitical equation here. As noted, China has built a string of military bases in the South China Seas while the country is the only nation seeking to develop a deep water navy capability to challenge the United States is China. A major goal of such a deep water navy would be to protect and defend the Strait of Malacca against a US oil embargo in time of conflict.
In fact, the very narrow Strait of Malacca connecting the Pacific and Indian oceans is generally regarded as a maritime chokepoint. It is of supreme strategic significance because most of the imported crude oil that fuels China’s mighty industrial machine passes through this Strait, and China has long feared a US embargo by America’s Pacific fleet should relations sour over Taiwan or some other issue.
In the particular energy context, China’s South China Sea bases and growing sea power also serve another synergistic strategic agenda. They not only help protect an important sea route. They allow for the “encirclement” of the potentially energy-rich Spratlys and Paracels – a realpolitik fact of life that has not been lost on Vietnam and a possibility noted as far back as 1998 by US Congressman Dana Rohrbacher.
Of course, the tragedy here is that continued China bullying and blustering is further delaying the development of oil and gas reserves that will be urgently needed by the region as oil markets continue to tighten. Cooperative development of these reserves would boost the fortunes of all of the countries involved in the dispute while reducing pressures on the supply side of the world oil market.
Peter Navarro is a business professor at the University of California-Irvine, a CNBC contributor, and author of The Coming China Wars (FT Press). www.peternavarro.com
You must be logged in to post a comment.