Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

July 6, 2008

Lê Minh: CSVN âm mưu xóa sổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Lê Minh

Tin Hoà thượng Thích Huyền Quang, Ðệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất (GHPGVNTN) qua đời hôm qua ngày 5 tháng 7 là cái tin buồn không riêng cho hàng ngũ chức sắc Phật giáo, Phật tử Việt Nam, mà còn là cái tang chung cho dân tộc Việt Nam, bởi vì ngài là lãnh tụ của một giáo hội bị CSVN liên tục trù dập, đàn áp, và ngài còn là hình ảnh của nhân từ bác ái, đối kháng với bạo quyền, không chấp nhận sự áp đặt việc chính trị hóa Giáo hội PGVNTN.

Trong thời gian gần đây, tình hình sức khỏe của ngài suy sụp. Đoán biết trước sự ra đi của ngài, cách đây mấy hôm các báo chí quốc doanh theo chỉ thị của Ban Tôn giáo và Ban Tư tưởng Trung ương đã đồng loạt “khai hỏa”, tấn công Giáo hội PGVNTN. Mở màn là Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN), cái loa của chế độ, rồi kế đến là màn “hội đồng” của các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Quân đội Nhân dân, VietnamNet, Lao Động,… với cùng một văn phong (đương nhiên là “sao y bản chánh”), đã lần lượt tố khổ, bôi nhọ giáo hội bằng những ngôn từ lật lọng, đổi trắng thay đen không thể tưởng tượng được.

Bài viết trên các tờ báo này đã sử dụng cùng một phương châm: tâng nịnh HT. Thích Huyền Quang, trong khi nói xấu để tìm cách chia rẽ các thành viên trong hàng giáo phẩm và luôn tìm cách đánh đổ tính chính danh của Giáo hội PGVNTN.

Theo Giáo sử thì Giáo hội PGVNTN là tổ chức hợp nhất các giáo phái Phật Giáo VN, được hình thành vào tháng 1 năm 1964, với vị Đệ nhất Tăng thống (1964-1973) Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973), Đệ nhị Tăng thống (1973-1979) Hòa thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979), Đệ tam Tăng thống (1979-1991) Hòa thượng Thích Đôn Hậu (1905-1991) và kế đến là Đệ tứ Tăng thống (1991-2008 ) Hòa thượng Thích Huyền Quang (1919-2008 ) vừa viên tịch.

Trong suốt quãng thời gian gần nửa thế kỷ ấy, Giáo hội PGVNTN đã trải qua nhiều thăng trầm. Sau biến cố 1975, Giáo hội đã chịu sự trù dập đàn áp cay nghiệt của chính quyền CSVN. Năm 1981, để dễ bề cai quản, nhà nước CSVN đã cho thành lập Giáo hội Phật Giáo VN, và cũng để khai tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vì Giáo hội không chịu đặt mình dưới sự chỉ đạo chính trị của nhà nước CSVN thông qua Mặt trận Tổ quốc, một công cụ của Đảng CSVN.

Bản thân Hòa thượng Thích Huyền Quang cũng phải chịu nhiều trù dập bắt bớ, đặc biệt là kể từ khi ngài phải tiếp nối con đường của cố đại lão HT. Thích Đôn Hậu, gánh vác trách nhiệm của Giáo hội PGVNTN trong cương vị giáo chủ. Ngài đã nhiều lần bị chính quyền bắt bớ, giam cầm, quản chế tại gia, tại Tu viện Nguyên Thiều, ngăn cản không cho đi lại. Suốt những năm đầu của thế kỷ 21 này, chịu nhiều áp lực của dư luận, và chính khách quốc tế, thủ tướng CSVN Phan Văn Khải khi đó đã phải tiếp Ngài ở Hà Nội. Ngài đã đặt vấn đề yêu cầu nhà nước CSVN trả lại cho Giáo hội PGVNTN chính danh và quyền hợp pháp, thế nhưng Phan Văn Khải cũng chỉ ầm ừ hứa cuội cho qua chuyện.

Trở lại với việc các tờ báo và cơ quan truyền thông quốc doanh lợi dụng tình huống hiểm nghèo của Giáo hội PGVNTN để gây xáo trộn, TTXVN đã lố bịch khi cho rằng các chức sắc của Giáo hội PGVNTN toan tính “giành quyền tổ chức tang lễ” cho chính vị lãnh đạo của mình. Cái loa Thông Tấn Xã này còn nhai lại sáo ngữ quen thuộc khi cho rằng chính quyền địa phương đã “chỉ đạo” việc chăm sóc cho Hoà Thượng tại bệnh viện. Thì ra, tại Việt Nam hiện nay, chỉ khi nào có sự “chỉ đạo” đặc biệt của chính nhà nước thì bệnh nhân mới được chăm sóc đàng hoàng, chứ không như tại các nước văn minh khác, một khi bệnh nhân được đưa vào bệnh viện thì các bác sĩ y tá đều phải hết mình cứu chữa, dù đó là một tội nhân, chứ chưa nói là một vi cao tăng được trọng vọng như trường hợp của đại lão HT. Thích Huyền Quang.

Nếu sự quan tâm ưu ái này là có thật thì rõ ràng đó là một mưu mô có tính toán dưới bàn tay “chỉ đạo” đầy lông lá của nhà nước CSVN. Bản thân HT. Thích Huyền Quang đã từng bị tù đày, vu vạ, quản chế không được đi lại tự do. Nhớ lại hồi năm 1992, trưởng ban Dân vận khi đó là Phan Văn Tánh đã ra chỉ thị mật về việc “Huyền Quang và số phần tử hoạt động chống đối”, để lệnh cho Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh) phải triệt hạ uy tín ngài.

Cách đây mấy năm, khi ngài và phái đoàn phật tử trên đường đến Lương Sơn gần thành phố Nha Trang, thì bị công an chận bắt. Sau đó các cán bộ Mặt trận Tổ quốc và công an thay phiên nhau khám xét thân thể và hỏi cung ngài suốt hơn 8 tiếng đồng hồ.

Thử hỏi chỉ với hai ví dụ điển hình trong một quãng thời gian gần như vậy, có lý nào nhà nước CSVN lại thay giọng đổi tánh nhanh như vậy?

Chính nhà nước CSVN đã quản thúc ngài suốt nhiều năm và ngăn cản sự đi lại của ngài, vậy mà TTXVN đã ngậm máu phun người, trân tráo lật lọng khi lập luận rằng các thị giả hầu cận của ngài là những người đã được Giáo hội PGVNTN cử ra để quản thúc ngài. Thật là nực cười không thể chịu nổi!

TTXVN còn cho rằng các chức sắc Giáo hội PGVNTN lợi dụng tình huống này để “công khai hóa một tổ chức bất hợp pháp mang tên Giáo hội PGVNTN”. Đây là một lập luận ấu trĩ, vì chưa bao giờ trong lịch sử Giáo hội của mình, Giáo hội PGVNTN phải nhờ đến một nhà nước, chính quyền nào hợp pháp hóa danh xưng tổ chức của mình. Giáo hội PGVNTN đã hiện diện và tồn tại từ trước năm 1975, và hiện nay vẫn tiếp tục tồn tại mặc dầu CSVN đã và đang ra sức thủ tiêu, xoá bỏ sự hiện diện của giáo hội.

Khi đem so sánh Giáo hội Phật giáo VN (quốc doanh) với Giáo hội PGVNTN thì tờ Quân đội Nhân dân đã hớ hênh khi nói rằng Giáo hội Phật giáo VN (quốc doanh) “tuy thụ động, nhưng vẫn tốt”. Đương nhiên, lúc nào Giáo hội Phật giáo VN cũng “thụ động” bởi vì nó là giáo hội quốc doanh, do Đảng CSVN nặn ra và chịu mọi điều khiển sai bảo của Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc. Một giáo hội như vậy thì không thể là một giáo hội chân chính, phục vụ giáo đồ mà đã bị chính trị hoá tận gốc để phục vụ Đảng CSVN.

Trở lại với câu chuyện cứu trợ dân oan vào năm ngoái, khi thầy Không Tánh được Giáo hội PGVNTN công cử ra tận Hà Nội để trao tiền cho dân oan tại trụ sở khiếu kiện ở 110 Cầu Giấy, thì liền bị “5,6 anh công an ở ngoài lao vào, … và giật lấy … bì thơ trên tay” (lời phỏng vấn thầy Không Tánh trên RFA ngày 25/05/2007). Thầy Không Tánh sau khi bị đích thân thứ trưởng công an Nguyễn Văn Hưởng chất vấn, liền bị giải giao về lại Sài Gòn. Ấy thế mà TTXVN lại báo cáo láo rằng thầy Không Tánh được tự do đi lại để cứu trợ dân oan. Láo đến thế là cùng!

Tu viện Nguyên Thiều, nơi Ðức Tăng thống Th�ch Huyền Quang bị quản thúc

Tu viện Nguyên Thiều, nơi Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang bị quản thúc

Tu viện Nguyên Thiều, nơi Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang bị quản thúc

Với tư cách là vị giáo chủ Giáo hội PGVNTN, và cũng là người sáng lập ra Tu viện Nguyên Thiều (Bình Định), Hoà thượng Thích Huyền Quang chắc hẳn phải có rất nhiều đệ tử, học trò, không riêng gì số tăng ni phật tử của Giáo hội PGVNTN, mà còn cả một số tăng ni hiện đang sinh hoạt trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh). Nhất định ảnh hưởng của ngài đến phật tử và các tăng ni của cả hai giáo hội rất lớn. Lễ tang của HT. Thích Huyền Quang chắc chắn sẽ thu hút đông đảo chư tăng và phật tử tham dự. Do đó, nếu đám tang này do Giáo hội PGVNTN đứng ra tổ chức thì sẽ là mối lo cho nhà nước CSVN.

Nhưng nếu không phải Giáo hội PGVNTN đứng ra tổ chức thì ai có thể tổ chức đây? Không lẽ Giáo hội quốc doanh hay nhà nước đứng ra tổ chức sao? Một ông cụ vừa qua đời thì đám tang của ông cụ sẽ phải do chính con cháu mình tổ chức, chứ không lẽ là do hàng xóm tổ chức? Sao lại có chuyện vô duyên thế!

Nếu giành giật không được thì chắc chắn nhà nước sẽ quan tâm “chỉ đạo” cho công an đủ loại màu sắc, trùng trùng điệp điệp hiện diện tại tang lễ của Hòa Thượng vào ngày 11 tháng 7 này. Đó là điều mà nhiều người đã nghĩ đến.

Với sự ra đi của HT. Thích Huyền Quang, CSVN đang một lần nữa âm mưu xóa sổ dứt điểm Giáo hội PGVNTN. Do đó, việc CSVN mới đây đã ra lệnh cho báo chí quốc doanh tung chiến dịch vu khống HT. Thích Quảng Độ, chia rẽ nội tình giáo hội là điều dễ hiểu. Bởi vì Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, vị lãnh đạo tinh thần hàng thứ hai của giáo hội sẽ là vị kế thừa công việc dang dở của Ðệ tứ Tăng thống Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang.

Xin nguyện cầu cho Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị Ðệ ngũ Tăng thống của Giáo hội, tiếp tục cầm lái con thuyền Giáo hội PGVNTN vượt qua cơn giáo nạn.

Lê Minh
Sydney ngày 6 tháng 7 năm 2008

(TNTD DC)

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 6.7.2008

Filed under: Phật giáo, Quốc tế, Việt Nam — tudo @ 8:06 pm

******************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d’Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 – 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) – Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 – E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************

Lễ Nhập Kim quan Đức Tăng thống Thích Huyền Quang do GHPGVNTN cử hành sáng nay tại Tu viện Nguyên Thiều – Lễ Thọ tang sẽ cử hành long trọng tại hải ngoại ở chùa Diệu Pháp ngày 13.7

PARIS, ngày 6.7.2008 (PTTPGQT) – Văn phòng Viện Tăng thống vừa cho Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế được biết tình hình tại Tu viện ngày hôm nay, 6.7, như sau:

Chư Tăng chung quanh Kim quan Đức Tăng thống tại Tu viện Nguyên Thiều, 6.7.2008

Chư Tăng chung quanh Kim quan Đức Tăng thống tại Tu viện Nguyên Thiều, 6.7.2008

Theo đứng như chương trình dự liệu, 8 giờ sáng hôm nay, 6.7, hàng trăm chư Tăng Ni đã làm lễ nhập Kim quan tại Tu viện Nguyên Thiều. Rất đông đồng bào Phật tử Bình Định và hàng chục Huynh trưởng Gia Đình Phật tử từ Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng và Bình Định thuộc Gia Đình Phật tử Vụ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), cùng tham dự. Buổi lễ vô cùng trang nghiêm, trọng thể giữa khung cảnh u tịch của Tu viện Nguyên Thiều. Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Đại lão Hoà thượng Thích Bảo An cùng Hoà thượng Thích Thiện Hạnh và hàng giáo phẩm Viện Tăng thống, Viện Hoá Đạo hướng dẩn lễ Nhập Kim Quan này.

Một sự cố có thể xem như riêng biệt, nhưng cũng có thể là động tác thăm dò phản ứng của hàng giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN hiện đang quy tụ về Tu viện Nguyên Thiều dự lễ tang Đức đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang. Đó là một vị Hoà thượng có tên Thích Đổng Quán đến cổng chùa Tu viện Nguyên Thiều tự tay xé tờ Cáo Bạch lễ tang Đức Tăng thống. Ông tự nhận và nói rằng : « Tôi là người sáng lập Tu viện Nguyên Thiều này, tôi không cho phép dán tên GHPGVNTN bất hợp pháp và chức Đệ tứ Tăng thống ». Nghe động tịnh như vậy, Đại đức Thích Đồng Thọ, thị giả của Đức Tăng thống, liền chạy ra và phản ứng : «Thầy không được làm như vậy ! Thầy không được làm như vậy!» Tiếng nói như một lời xua đuổi. Hoà thượng Thích Đổng Quán chưa kịp xé hết tờ Cáo Bạch liền bỏ chạy, sau lưng có một công an chạy theo.

Phật tử Bình Định tự hỏi đây là hành động lẻ loi hay một sự giật dây nhằm so gân nắn túi xem phản ứng ? Tuy nhiên sự kiện một « Hoà thượng » phải ra tay như vậy, có thể báo hiệu những sự gì xẩy tới sẽ trầm trọng hơn chăng về một dự trù mà nhà cầm quyền Hà Nội đang vận động ráo riết để giành giật cho Giáo hội Phật giáo Nhà nước tổ chức lễ tang cho Đức Tăng thống.

Mặt khác, kể từ sáng nay, đường dây điện thoại của Tu viện Nguyên Thiều đã bị cắt, một số điện thoại di động cũng đã bị phong toả.

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đang theo dõi tình hình và sẽ xin báo động đến các cơ quan quốc tế, báo chí, truyền thông, và đồng bào ở hải ngoại với mong mỏi sự kết hợp rộng lớn và chặt chẽ để bảo vệ cho tự do người dân Việt nói chung và GHPGVNTN nói riêng.

Trong cuộc điện đàm với ông Võ Văn Ái hôm nay, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cho biết rằng kể từ hôm qua, chư Tăng đã thay phiên liên tục tụng niệm 24 giờ trên 24 giờ cho đến ngày Lễ cung nghinh Kim quan nhập Bảo tháp vào lúc 7 giờ sáng 11.7 tuần sau.

Tam vị Hoà thượng Th�ch Quảng Độ, Th�ch Bảo An và Th�ch Thiện Hạnh dâng lễ thọ tang tại Tu viện Nguyên Thiều, 6.7.2008

Tam vị Hoà thượng Thích Quảng Độ, Thích Bảo An và Thích Thiện Hạnh dâng lễ thọ tang tại Tu viện Nguyên Thiều, 6.7.2008

Lễ Thọ tang đức Đệ tứ Tăng thống chiều Chủ nhật ngày 13 tháng 07 năm 2008 tại Chùa Diệu Pháp, miền Nam CaliforniaTrong một Thông tư Khẩn, Đại lão Hoà thượng Thích Hộ Giác cho biết Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ sẽ long trọng tổ chức LỄ TƯỞNG NGUYỆN VÀ THỌ TANG đức Đệ tứ Tăng thống, lúc 02 giờ chiều Chủ nhật ngày 13 tháng 07 năm 2008 (nhằm ngày 11 tháng 06 năm Mậu Tý) tại

Chùa Diệu Pháp, trụ sở Trung ương của Giáo hội
311 E. Mission Rd. – San Gabriel, CA 91776 – Tel: (626) 614 – 0566.

Thay mặt Văn Phòng II Viện Hóa Đạo và Hội đồng Điều hành, Đại lão Hoà thượng Thích Hộ Giác ngỏ lời chân thành kính mời chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni, đồng bào Phật tử, Quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, Quý đoàn thể tổ chức, cộng đồng, Quý cơ quan truyền thông, báo chí hoan hỷ đến Trụ sở Trung Ương của Giáo Hội để tham dự Lễ Tưởng Nguyện đức cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang.

SH, DD TNTD thanh kinh phan uu Duc Tang Thong Thich Huyen Quang

Filed under: a1 audio, Phật giáo, Quốc tế, Tự do tôn giáo, Việt Nam — tudo @ 8:01 pm

06072008_SH_Phan Uu Duc Tang Thong Thich Huyen Quang

Khối 8406 Thành Kính Phân Uu

Filed under: Phật giáo, Việt Nam — tudo @ 7:59 pm

Kính gửi:
Hội Đồng Lưỡng Viện
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Chúng tôi vừa được nhận được tin buồn:

Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang
Đệ Tứ Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
một vị lãnh đạo tinh thần bất khuất trong ý chí
một nhà đấu tranh tôn giáo kiên cường trong gian khổ
Vừa viên tịch tại Tu Viện Nguyên Thiều – Bình Định – Việt Nam, vào lúc 13 giờ ngày 5 tháng 7 năm 2008.
Khối 8406 xin thành kính phân ưu và xin chia xẻ nỗi mất mát lớn lao này với Hội Đồng Lưỡng Viện, Viện Hóa Đạo, Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Hải Ngoại, Tu Viện Nguyên Thiều và tất cả các giới chức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong và ngoài nước Kính nguyện cho giác linh Đại Lão Hòa Thượng sớm được siêu thoát.
Việt Nam, ngày 6 tháng 7 năm 2008.
Ban Điều hành lâm thời Khối 8406
1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
2- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, đang vận động tại hải ngoại
3- Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình
4- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế
5- Văn sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa, Hải Phòng.

Tin Buồn

Filed under: Phật giáo, Quốc tế, Việt Nam — tudo @ 7:57 pm
Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thch Huyền Quang

Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang

Chúng con một nhóm Phật tử hải ngoại vô cùng đau buồn khi nhận được Ai Tín từ Hội Ðồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Môn Ðồ Pháp Quyến cùng Tăng chúng Tu Viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Ðịnh Việt Nam báo tin:

Ðức Ðại Lão Hoà Thượng thượng HUYỀN hạ QUANG,
Ðệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất;
Viện chủ Tu Viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Ðịnh
Ðã xả báo thân, an thần thị tịch vào lúc 1 giờ trưa
Ngày 05 tháng 7 năm 2008 nhằm ngày mùng 3 tháng 6 năm Mậu Tý
Tại Tu Viện Nguyên Thiều do Ngài sáng lập 50 năm trước
Trụ thế 89 năm – Pháp lạp: 69 năm.

Lễ nhập kim quan đã được cử hành lúc 8 giờ sáng ngày 06-7-2008
Lễ cung nghinh Kim Quan nhập Bảo Tháp lúc 7 giờ sáng ngày 11-7-2008
trong khuôn viên Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Ðịnh, Việt Nam.

Trước Ai Tín này, chúng con một nhóm Phật tử tại Houston Texas và Hoa Kỳ nhất tâm cầu nguyện:

Giác Linh Ðại Lão Hoà Thượng thượng HUYỀN hạ QUANG
sớm được Cao Ðăng Phật Quốc

Xin Ngài tiếp tục hộ trì cho chư tôn Ðại Lão Hoà Thượng, Thượng Toạ, Ðại Ðức, Tăng Ni thuộc Hội Ðồng Lưỡng Viện Gíao Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Văn Phòng II Viện Hoá Ðạo Hải Ngoại, quý Môn Ðồ Pháp Quyến của Ngài cùng Gia Ðình Phật Tử các Miền tiếp tục công nghiệp hoằng hoá lợi sanh, giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn theo đúng hạnh nguyện của Ðức Tăng Thống lúc nào cũng ân cần nhắc nhở mọi người con Phật luôn nhất tâm và tích cực hơn nữa để giữ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một Giáo Hội do Dân Lập luôn có mặt cùng với Dân Tộc.

Ðồng Thành Kính Cầu Nguyện

– Các thành viên trong Ban Tổ Chức Lễ Vinh Danh nhị vị đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ ngày 18-5-2008 tại thành phố Houston Texas – Cac thành viên thuộc Uỷ Ban Bảo Vệ Chánh Pháp tại Hoa Kỳ – Nguyên Minh Trương Như Phùng, Nguyên Tú Lê Thị Nam, Chân Minh Trần Hiến – Nguyễn Văn Bé & Viên Hạnh – Bùi Lang & Bùi Thị Lê – Thiện Tòng Ðào Hữu Hạnh – Minh Hạnh Võ Văn Hiếu – Minh Hải Ngô Văn Thu – Tánh Hương Tôn Nữ Hoàng Hoa – Tuệ Tâm Nguyễn Khắc Anh Tâm – Giác Tấn Trương Minh Danh – Quảng Tâm Ðặng Tâm Hạnh -Hạnh Chân Ðỗ Chánh – Tâm Ðại Bi Bích Thuận – Diệu Quý Võ Kim Ngân – Minh Lạc Nguyễn Thọ – Hải Băng và gia đình – Văn Ðình & Mai Hoa – Nguyên Chánh Phạm Tấn Thất – Huệ Thông TSL- Phạm Thế Phương Take2Tango.com – Không Minh Trần Minh Tâm – An Như Trần Kim Vy.

Thành Kính Phân Ưu

Filed under: Phật giáo, Quốc tế, Việt Nam — tudo @ 7:54 pm

Vô cùng thương tiếc khi hay tin:

Đức Đại lão Hòa thượng THÍCH HUYỀN QUANG, đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN); Viện chủ Tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định, đã xả báo thân lúc 13 giờ 00 ngày 05 tháng 07 năm 2008 , tức mùng 03 tháng 06 năm Mậu Tý, trụ thế 89 năm, pháp lạp 69.

Trước nỗi mất mát lớn lao này của toàn thể Phật Tử Việt Nam
trên thế giới và của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.


Diển đàn Paltalk : TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam
Xin thành kính phân ưu cùng quý chư tôn giáo phẩm,
Hội Đồng Viện:
-Viện Tăng Thống
-Viện Hóa Đạo
-Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Hải Ngoại
-Tu Viện Nguyên Thiều và môn đồ pháp quyến các giới thuộc
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở trong và ngoài nước.
Xin nguyện cầu giác linh Đức đệ tứ Tăng thống sớm cao đăng
Phật quốc.


Làm tại Canada ngày 5 tháng 7 năm 2008
TM. Diển đàn,
Nam Sơn Simon Nguyễn

Ngưỡng Vọng Cuộc Đời và Hành Trạng Của Đức Đệ Tứ Tăng Thống thượng Huyền hạ Quang

Filed under: Phật giáo, Quốc tế, Việt Nam — tudo @ 7:51 pm

(Chỉ một câu nói của Ngài : thời thế thế thời, Chú còn nhỏ, cố gắng nghe, Thầy rất thương Chú. Câu nói đó vẫn canh cánh bên lòng, ngồi ở đây, một chốn xa xôi, xin viết dâng Ngài. Cuộc đời Ngài quá lớn, viết dù không có chỗ, nhưng một thời đã gần Ngài dù lúc đó còn nhỏ, và giữa vạn lý muôn trùng, nhiều lần cũng đã thưa chuyện, hầu chuyện, đôi lúc nhắc chuyện ngày xưa với Ngài, thế tại sao không viết ? Thích Nhật Tân)

· Ghi chú : Viết xong ngày hôm nay 26-10-2006, viết trước để sau này sử dụng.
· Bài này tôi đã gởi về và HT Không Tánh đã đọc cho Ngài nghe tại Chùa Giác Hoa (Sài Gòn) trong chuyến vào trị bịnh năm ngoái.
· Hôm nay, mới nhận tin Ngài vừa viên tịch 1.15pm (giờ VN) Thứ Bảy 05-7-2008 tại Tu viện Nguyên Thiều, và Ngài mới vừa về lại Nguyên Thiều lúc 4pm ngày hôm qua 04-7, sau hơn 1 tháng điều trị tại bịnh viện Đa Khoa Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, trụ thế 89 tuổi.

Cuộc đời Ngài là ngọn núi cả, ngước nhìn, đã mỏi cổ
Cuộc đời Ngài là khu rừng thiêng, đứng ngó, đã rùng mình
Cuộc đời Ngài là biển đại thệ, như triều dâng sóng vỗ
Cuộc đời Ngài là sông đại nguyền, như nước biếc lung linh
Dùng chữ nghĩa để tôn vinh
Xứng danh, nhưng quá thường tình
Dùng tâm lượng phàm phu ca ngợi
Không đủ ngôn từ diễn tả
Dùng giải này giải kia đánh giá
Như những mòn quà dâng tặng, thế thôi
Dùng cương vị này cương vị kia, tôn ngôi
Tư thế đó, đâu cần ai đặt để
Mà chỉ có nhất nhất, tâm tâm, niệm niệm, chân thành đảnh lễ
Mà chỉ có rưng rưng, cảm cảm, bi bi, sụp lạy, cúi đầu
Trong vũ trụ bao la kia, hằng hà sa số tinh cầu
Đứng lại trong giờ phút này đây, lặng yên bất động
Trong vạn hữu phù sinh kia, hằng hà chúng sinh trầm lắng
Im bặt trong giờ phút này đây, thầm nguyện kinh cầu
Ngài về trong cõi nhiệm mầu
Ngài đi từ cõi nhiệm mầu mà đi
Ngài về trong cõi vô nghì
Ngài đi Ánh Đạo Từ Bi óng vàng
Ngài về thăm cõi Lạc Bang
Ngài quay trở lại trần gian cứu đời
Như Ngài đã nói :
‘Cuộc đời tôi
Ở không nhà
Sống không đất
Tù không tội
Chết không mồ’ (1)
Do đó :
Ngài sinh ra, bởi vận mệnh, cơ đồ
Ngài sống đó, bởi dân tộc, tổ quốc
Ngài ngồi đó, bởi thế thời thành thất
Ngài ra đi, bởi Đạo Pháp Quê Hương
Dù ai nói, núi là sông
Dù ai nói, đá là vàng
Dù ai nói, trắng là đen
Vẫn không có gì thay đổi được
Không lợi dụng, không giả danh, không quyền chước
Không vọng cầu, không vong bản, không phi nhân
Không cướp công, không tranh đoạt, không thủ phần
Là Long Tượng, lương đống, trượng phu, đâu cần thứ đó
Cuộc đời Ngài, cả một trăm năm, xem như tròm trèm thế kỷ
Thì Đạo Pháp và quê hương, xem như trải qua ba thời
Dị khẩu đồng âm, dõng dạt tuyên bố một lời
Cả ba thời, đều mệnh danh, thủ thuật
Cả ba thời, đều đội dù, che khuất
Cả ba thời, không thực thì cũng ngoại lai
Cả ba thời, thế nước lòng dân, ách tai
Ai không bon chen danh lợi leo đài
Ai không trùm mền, nhắm mắt, buông tay
Ai nói lên tiếng nói : vận nước điêu linh, thế nước bị xéo dày
Thì ngưỡng cửa ngục tù, nhốt khóa hãm kìm, chứ làm sao kết tội
Đã biết rồi, nếu muốn nói, thì phải nói
Đất nước Việt Nam, lịch sử đã năm ngàn năm
‘Phật Giáo Việt Nam, lịch sử đã hai ngàn năm
Cơ sở Phật Giáo, là núi rừng, hải đảo, thôn quê, thị thành
Địa vị Phật Giáo, là tám mươi phần trăm dân số Việt Nam
Đạo lý Phật Giáo, là đường dài mở nước, dựng nước, cứu nước’ (2)
Như vầng nguyệt thanh trong, không vẩn màu uế trược
Như vầng nhật ánh dương, không vẩn áng mây mù
Dù đời Ngài sống với lao tù, nhưng lao lý để lại thiên thu
Ai dám hỏi lao lý, lao tù, lao tình, lao tội
Cuộc đời Ngài, một trăm năm, nay qua khỏi
Ngài gian truân, vì cả đất nước gian truân
Ngài khổ thân, vì cả dân tộc cực hình
Nay Ngài chết, nhưng oai linh Ngài bất diệt
Ai đã biết và ai chưa hay biết
Mảnh trời Nam nước Việt giống Lạc Hồng
Một ngàn năm trầm thống nhớ không
Một trăm năm tai ách chất chồng
Hăm mốt năm tơi bời khói lửa
Mấy chục năm trường ray rứt hồn thiêng
Khổ đau phủ cả ba Miền
Tang thương phủ cả mọi miền quê hương
Đan tâm cay xé tư lường
Đan tay vá víu nhiểu nhương cơ đồ
Biển Đông trào sóng nhấp nhô
Trường Sơn nhả khói vật vờ hồn đau
Nước kia đã lắm nương dâu
Non kia đã lắm sắc màu nát tan
Tâm tư trăn trở tâm can
Tự tình trăn trở, tương tàn thế ni
Hùng tâm, hùng lực, ai vì
Đại bi, đại nguyện, ai vì cho ai
Hai ngàn năm qua
Bao nhiêu bậc khai tổ, danh sư, quốc sư
Vẫn phương đài, truyền đăng tục diệm
Năm ngàn năm qua
Bao nhiêu bậc minh quân, danh tướng, anh hùng
Vẫn phương đài, kim cổ soi chung
Hàng ngàn năm sau
Muốn thắm tô Dân tộc, Đạo pháp, Quê hương
Vẫn noi gương đời đời liệt Tông, liệt Tổ
Hôm nay :
Ngài đã Tây quy
Lá rụng về cội
Nước quay về nguồn
Pháp cổ trầm hùng ngân ngân mãi
Huyền Quang tâm lực sắt sắt son
Đạo pháp muôn đời bi bi nguyện
Giang sơn muôn thuở châu châu viên
Từ đông tây nam bắc
Từ quốc nội hải ngoại
Khắp bốn biển năm châu
Khác màu da chủng tộc
Của thế kỷ hai mươi
Đầu thế kỷ hăm mốt hôm nay
Tăng tín đồ cúi lạy dâng Ngài
Cả dân tộc kính vọng tên Ngài
Cả nhân loại hướng vọng tên Ngài
Một con người Việt Nam
Của dân tộc Việt Nam
Của Phật Giáo Việt Nam
Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang
Đức Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang bất tử !!!

Thích Nhật Tân ngưỡng bái
(1) và (2) : Trích những câu nói khẳng khái lịch sử
của chính Đức Tăng Thống.

July 5, 2008

Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang đã viên tịch

Filed under: Chính trị, xã hội, Phật giáo — tudo @ 4:50 pm

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 5.7.2008

******************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d’Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 – 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) – Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 – E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************

Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang đã viên tịch tại Tu viện Nguyên Thiều lúc 13 giờ chiều ngày 5 tháng 7 năm 2008

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kính xin khấp báo đến chư Tôn đức Tăng, Ni, dồng bào Phật tử và đồng bào các giới Cáo Bạch sau đây của Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng thống và Viện Hoá Đạo) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất:

CÁO BẠCH

Hội đồng Lưỡng viện Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,

Môn đồ pháp quyến cùng Tăng chúng Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định

ĐAU BUỒN KHẨN BÁO:

Chư tôn giáo phẩm Hội đồng Viện Tăng thống

Ban chỉ đạo Viện hóa đạo GHPGVNTN

Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ và các Châu lục

Chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni

Cùng toàn thể Phật tử các giới trong và ngoài nước

Đức Đại lão Hòa thượng thượng HUYỀN hạ QUANG, đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN); Viện chủ Tu viện Nguyên Thiều tỉnh Bình Định. Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dầu đã được các y, bác sĩ, Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN, Môn đồ pháp quyến tận tình chăm sóc, chữa trị nhưng vì tuổi cao, sức yếu, Đức Tăng thống đã xả báo thân lúc 13 giờ 00 ngày 05 tháng 07 năm 2008 , tức mùng 03 tháng 06 năm Mậu Tý, trụ thế 89 năm, pháp lạp 69.
Lễ nhập Kim quan lúc 08 giờ 00, ngày 06-07-2008 (mùng 04 tháng 06 năm Mậu Tý) tại Tu viện Nguyên Thiều, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Lễ cung nghinh Kim quan nhập Bảo Tháp lúc 07 giờ 00 ngày 11- 07- 2008 (mùng 09 tháng 06 năm Mậu Tý) trong khuôn viên Tu viện Nguyên Thiều.

Thay mặt Hội đồng Lưỡng Viện cùng Môn đồ pháp quyến, chúng tôi trân trọng cáo bạch đến chư tôn giáo phẩm, chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, toàn thể Phật tử các giới trong và ngoài nước được biết và nguyện cầu giác linh Đức đệ tứ Tăng Thống CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC.

Tu viện Nguyên Thiều, ngày 5.7.2008

TM Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN

và Môn Đồ Pháp Quyến

Viện Trưởng Viện Hóa Đạo

GHPGVNTN

Sa môn Thích Quảng Độ

Sau đây Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin cung cấp bản tiểu sử rút ngắn và sơ bộ của Đức Tăng thống Thích Huyền Quang. Trong buổi Lễ Thọ tang do Văn phòng II Viện Hoá Đạo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ tổ chức trong vài ngày tới đây, chúng tôi sẽ cung cấp Tập Kỷ Yếu về Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, qua đó bản tiểu sử đầy đủ cùng những văn kiện chính yếu mà Đức Tăng thống đã viết ra trong thời gian 33 năm của cuộc vận động dân tộc đòi phục hồi Quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, và dân chủ, nhân quyền cho quê hương, kèm theo « Bản Tự thuật » do chính Ngài viết ra và gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến.

TIỂU SỬ ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG THÍCH HUYỀN QUANG

Thân thế

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thế danh Lê Đình Nhàn, sinh ngày 8 tháng 8 Canh Thân, tức 19 tháng 9 năm 1920, tại làng Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, con thứ tư của cụ Lê Vỵ và bà Ngô Thị Tư cùng ở làng Háo Đức.

Thời niên thiếu

Năm 1925-1932 : Ngài học chữ Nho tại nhà.

Năm 1932-1935 : Ngài thụ giáo với Hòa thượng Vĩnh Khánh, được ban pháp danh Như An, pháp tự Giải Hòa. Thọ sa-di giới năm 1935, thủ khoa trong tập chúng.

Năm 1935-1937 : Hòa thượng Vĩnh Khánh viên tịch (30.9.1935), Ngài đầu giáo Hòa thượng Bích Liên và được phú pháp hiệu Huyền Quang, pháp danh Ngọc Tân, pháp tự Tịnh Bạch.

Do tư chất đặc biệt xuất chúng, mà Ngài được đặc cách miễn tuổi để thọ Tam đàn Cụ túc và Bồ tát giới vào năm 17 tuổi (1937) tại giới đàn chùa Hưng Khánh, thuộc quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định, do Hòa thượng Chí Bảo làm Đàn đầu. Kỳ sát hạch này Ngài đậu thủ khoa.

Năm 1938 đến 1945, Sau khi học xong ở Phật học đường Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh, Ngài ra đất Thần kinh Huế tòng học tại Phật học đường Báo Quốc cùng với các Pháp hữu Thiện Hoa, Thiện Hòa, Thiện Siêu, Trí Quang, Thiện Minh, v.v…

Công nghiệp Hoằng hóa lợi sanh

Tháng 8 năm 1945, Ngài tham gia kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc ở Liên khu 5, giữ chức vụ Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phật giáo Cứu quốc Liên khu 5. Do Ngài tổ chức cơ sở Phật giáo quy mô nên bị chính quyền cách mạng lâm thời nghi kỵ và theo dõi.

Đầu năm 1951, Ủy ban Kháng chiến liên khu 5 tuyên bố : “Sinh hoạt Phật giáo phải theo mô thức Hội đoàn”. Ngài lên tiếng phản đối : “Phật giáo chúng tôi là một tôn giáo quy tụ đủ mọi thành phần trí thức, nông dân, nam, phụ, lão, ấu, không thể xem như hội đoàn. Vì phê phán như vậy, ngài bị bắt, bị an trí ở Phù Mỹ, rồi Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, tổng cộng 4 năm trời ! Một tháng trước ngày đình chiến theo Hiệp định Genève (20.7.1954) Ngài được trả tự do.

Năm 1955 đến 1957, Ngài làm Giám đốc Phật Học Đường Trung phần ở chùa Hải Đức, Nhatrang.

Năm 1958 Ngài khai sáng Tu viện Nguyên Thiều, thành lập Phật học viện Nguyên Thiều do Ngài làm Giám viện cho đến ngày nay.

Năm 1958 đến 1962, Ngài giữ chức Phó Hội Trưởng Hội Phật Học Trung Phần kiêm Hội trưởng Hội Phật giáo Thừa thiên – Huế, văn phòng đặt tại chùa Từ Đàm. Sau đó Ngài làm Hội Trưởng Hội Phật Giáo Bình Định.

Năm 1963 Ngài tham gia cuộc vận động giải trừ Pháp nạn và yêu sách xóa bỏ Dụ số 10 dưới thời Pháp thuộc liệt Phật giáo vào quy chế Hiệp hội. Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ra đời lãnh đạo cuộc đấu tranh. Uỷ ban do Hòa Thượng Thích Tâm Châu làm Chủ tịch, cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh làm Phó chủ tịch, Ngài làm Tổng thư ký kiêm Trưởng khối Soạn thảo tài liệu đấu tranh và Phổ biến ra toàn quốc.

Vào nửa đêm 20.8.1963, Chính quyền Ngô Đình Diệm tung “Kế hoạch Nước lũ” bố ráp Tăng, Ni trên toàn quốc, tập trung đặc biệt vào hai thành phố Saigon và Huế, Ngài bị bắt cùng với hàng nghìn Tăng Ni. Sau chính biến 1.11.1963, Ngài mới được trả tự do.

Cuộc đấu tranh hoàn tất, Đại hội Phật giáo toàn quốc tổ chức tại Saigon từ 31.12.63 đến 4.1.64, và do Dụ số 10 đã hủy bỏ, nên danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được ra đời, kế tục công cuộc truyền thừa Chánh pháp của “Giáo hội Dân lập” từ xưa và “Tổng hội Phật giáo Việt Nam” trước đây. Ngài được cung thỉnh vào chức vụ Tổng thư ký Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ.

Năm 1964, Ngài đi Thái Lan tiếp xúc và liên lạc các chùa Việt ở thủ đô Bangkok đồng thời hành hương các thánh tích, thắng cảnh Phật giáo Thái.

Năm 1970, Ngài đại diện Viện Hóa Đạo tham dự Đại Hội Các Tôn Giáo Thế Giới vì Hòa bình lần thứ nhất tại Nhật Bản. Đại hội này do các tôn giáo lớn như Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, v.v… chủ trì.

Năm 1971, Ngài đi hành hương Ấn Độ, chiêm bái các Phật tích.

Năm 1972, Ngài sang Genève tham dự Đại Hội Hội Đồng Tôn Giáo Thế Giới ở Thụy Sỹ. Hội Đồng này do Tin Lành giáo Thế giới chủ trì. Đại Hội bàn việc hòa bình cho Việt Nam và cứu trợ nạn nhân chiến tranh.

Năm 1974, Ngài cùng Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh sang thủ đô Bruxelles ở Bỉ dự lần thứ 2 Đại hội các Tôn giáo Thế giới vì Hòa Bình do các tôn giáo lớn như Công giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, v.v… chủ trì.

Ngày 27.12.1974, Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ 6 tổ chức tại Saigon cung thỉnh Ngài vào chức vụ Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo.

Sau năm 1975, do chính sách Cộng sản đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chiếm dụng tất cả các cơ sở của Giáo hội, từ chùa viện cho đến các cơ sở giáo dục văn hóa và xã hội từ thiện, khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể để phản đối vào ngày 2.11.1975 tại Thiền viện Dược sư, ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Ngài cử Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, dẫn đầu một phái đoàn về Cần Thơ lập hồ sơ. Nhưng toàn bộ hồ sơ gồm các chứng liệu, băng từ ghi 7 lời thỉnh nguyện của Đại đức Thích Huệ Hiền trước khi tự thiêu, hình chụp và phim quay tại hiện trường đều bị công an tịch thu.

Ngày 3.3.1977, nhà nước tiến thêm một bước chiếm dụng Cô Nhi viện Quách Thị Trang ở Saigon, Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư tôn đức Tăng, Ni, Phật tử phát động cao trào đòi hỏi Nhà nước cộng sản hoàn trả tài sản của Giáo hội. Cuộc đấu tranh gay go và bị Nhà cầm quyền thẳng tay đàn áp.

Ngày 6.4.1977, Ngài bị bắt và bị biệt giam tại Nhà giam số 4 Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh ở Sàigòn cùng với cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Quảng Độ, v.v… Do áp lực quốc tế và sự phản đối của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước, nên sau 18 tháng tù giam, ngày 10.12.1978 Nhà cầm quyền cộng sản đưa ngài ra Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử, kêu án 2 năm tù treo và quản chế tại chỗ.

Năm 1978, hai Giải Nobel Hòa bình người Ái Nhĩ Lan là bà Mairead Corrigan và bà Betty Williams viết thư cho Uỷ ban Nobel Hoà bình đề nghị Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình.

Do phản đối Đảng và Nhà nước thiết lập vào cuối năm 1981 một Giáo hội Phật giáo làm công cụ chính trị phục vụ Đảng và chia rẽ nền Phật giáo dân tộc, nên Ngài cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ bị bắt ngày 25.2.1982 và bị trục xuất khỏi thành phố Saigon, đưa Ngài ra quản chế tại chùa Hội Phước, tỉnh Quảng Ngãi. Tại Quảng Ngãi, Ngài nhận lệnh Công an : cấm hành nghề Tôn Giáo, cấm phiên dịch và các nghề nghiệp khác. Tại đây Ngài bị nhà đương quyền quyền đối xử tồi tệ.

Kể từ năm 1990, các Nhóm Ân xá Quốc tế thuộc 5 quốc gia Vương quốc Bỉ, Canada, Pháp, Áo, Hoà Lan và Hoa Kỳ ghi danh Ngài như Người tù vì lương thức để bêng vực bằng cách gửi liên tục hàng chục nghìn bức thư cho nhà cầm quyền Hà Nội để đòi hỏi trả tự do cho Ngài.

Năm 1992, Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đau nặng, sắp ra đi về cõi Phật, nên để lại Di chúc cung thỉnh Ngài vào chức vụ Xử lý Hội đồng Lưỡng viện kiêm Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, để hướng dẫn việc đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và tìm thuận duyên tổ chức Đại hội Giáo hội kỳ VIII.

Ngày 21 tháng 3 Nhâm thân, tức 23.4.1992, Đức Đệ Tam Tăng thống Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Linh Mụ. Ngài xin ra Huế dự đám tang, nhưng chính quyền Quảng Ngãi không cho đi. Ngài tuyên bố : “Nếu chính quyền Quảng Ngãi ngăn cấm tôi ra Huế dự tang lễ, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn, và sẵn sàng cúng dường thân này lên Chư Phật và tạ lỗi với Cố Đại Lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, bởi vì tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà Hòa Thượng giao phó”. Sau hai ngày tuyệt thực, chính quyền đành phải để cho Ngài ra Huế.

Hòa thượng Thích Nhật Liên, Trưởng tử của Môn đồ hiếu quyến Đức Đệ Tam Tăng thống, trao lại cho Ngài ấn tín Giáo hội và Di chúc của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu. Ngài dâng lời Tác bạch trước kim quan Đức Đệ Tam Tăng thống với lời hứa linh thiêng : “Dầu sẽ có muôn ngàn khó khăn, ngài không bao giờ chồn bước, quyết vận động đòi hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản phải để cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý như trước năm 1975”.

Ngày 25.6.1992, Ngài viết Yêu sách 9 điểm, dài 9 trang, gửi 6 cơ quan lãnh đạo Nhà nước nói lên thảm trạng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị kỳ thị và đàn áp trong suốt 18 năm ròng rã, tố giác việc tù đày, khủng bố hàng giáo phẩm như Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, Hòa thượng Thích Quảng Độ, v.v… , tố giác Đảng và Nhà nước dựng lên Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm công cụ chính trị cho Đảng với manh tâm chia rẽ khối Phật giáo dân tộc và tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Yêu sách 9 điểm mở đầu cuộc vận động Giải trừ Pháp nạn.

Ngày 15.11.1992, Ngài viết “Đơn bổ túc Đơn đề ngày 25.6.1002 trình bày các việc liên hệ Mặt trận Tổ quốc”. Văn kiện này gửi Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc và đồng kính gửi Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Viện trưởng Tối cao Pháp viện. Ngài nhắc đến các lần ngài bị bắt và bị tố khổ từ những năm 50 tại Liên khu 5 cho đến ngày hôm nay.

Ngày 17.8.1992, từ Hà Nội, Ông Phan Văn Tánh, Trưởng ban Dân vận Trung ương gửi cho các Ban Dân vận, các Tỉnh ủy và Thành ủy một tài liệu “Mật” mang số 125/TUDV “về việc Huyền Quang và số phần tử hoạt động chống đối”, nhằm chỉ thị cho Giáo hội Phật giáo Nhà nước tố cáo Ngài, và chỉ thị cho công an địa phương, đặc biệt ở Quảng Ngãi, theo dõi quan hệ trong và ngoài nước của Ngài, kiểm soát và “đấu tranh mạnh mẽ hơn” đối với Ngài.

Ngày 18.8.1992, một tài liệu “Tuyệt mật” mang số 106/PA 15-16 của Bộ Nội vụ đưa ra 5 biện pháp đấu tranh chống Phật giáo : “1. Phân hóa cao hàng ngũ giáo sĩ ; 2. tranh thủ số có xu hướng tiến bộ, lôi kéo số lưng chừng, răn đe những đối tượng có biểu hiện tiêu cực ; 3. đối với số cực đoan chống đối phải cắt đứt chân tay, lấy giáo luật, pháp luật đấu tranh, không cho chúng co cụm chống phá ta ; và 4. thúc đẩy phong trào cách mạng trong vùng giáo, củng cố được nòng cốt, cốt cán của ta đặc biệt trong Tăng tín đồ Phật giáo (mà sau này họ gọi là đặc tình, tình báo làm công tác đặc biệt)”. Trọng tâm tài liệu nhắm vào Ngài.

Ngày 4.8.1993, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nêu ra 6 điều kết tội Ngài, đồng thời cấm Ngài không được sử dụng chức vụ Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, không được sử dụng chùa Hội Phước làm trụ sở Văn phòng Lưu vong Viện Hóa Đạo, và bắt phải giao nộp khuôn dấu Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ngày 20.11.1993, Ngài viết “Tuyên cáo Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn“, với nhận thức quốc nạn chưa giải trừ thì pháp nạn không thể giải quyết. Ngài đưa ra 12 điểm phê phán khách quan về sự bế tắc của tình hình Việt Nam do Nhà nước cộng sản gây ra. Rồi Ngài đề xuất 9 biện pháp trị liệu, kêu gọi Đảng và Nhà nước “Sám hối với người chết trong tinh thần hứa lo cho người sống được sống người”, “bỏ điều 4 trên Hiến pháp” và tổ chức “bầu lại Quốc hội với sự tự do tham gia ứng cử của toàn dân không phân biệt chính kiến, đảng phái, tôn giáo dưới sự giám sát của LHQ”.

19.10.1998 Giáo sư Abdelfatah Amor, Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do tôn giáo trên thế giới đến Việt Nam điều tra tình hình đàn áp tôn giáo đã yêu cầu gặp Ngài tại Quảng Ngãi nhưng nhà cầm quyền Hà Nội không cho phép.

Ngày 10.5.1998, bốn Giải Nobel Hòa bình gồm có Đức Dalai Lama (Tây Tạng), Bà Mairead Maguire (Ái Nhĩ Lan), Nhà Bác học Francois Jacob (Pháp) và Luật sư José Ramos-Horta (Đông Timor) thành lập “Ủy ban các Nhà lãnh giải Nobel Vận động trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ”, và viết thư chung vào đúng ngày Phật đản 2542, 10.5.1998, gửi Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải yêu sách trả tự do cho hai Ngài và hàng giáo phẩm Phật giáo.

Ngày 12.12.1999, ông David Young, Tham tán Chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội vào Quảng Ngãi vấn an Ngài. Đây là người Tây phương đầu tiên được viếng thăm Ngài và hỏi han tình hình Phật giáo sau 17 năm Ngài bị cấm cố, mở đầu cho những tiếp xúc khác với Tây phương sau này.

Ngày 21.4.2000, Ngài viết bức thư dài gửi Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch Quốc hội Nông Dức Mạnh, đề nghị Đảng và Nhà nước lấy ngày 30 tháng Tư làm “Ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc”. Sám hối trước sự chết chóc qua các chiến cuộc của hàng triệu Bộ đội miền Bắc và Binh sĩ miền Nam, hàng trăm nghìn nạn nhân chết trong cuộc Cải cách Ruộng đất, Tổng tiến công Tết Mậu Thân tại Huế, và các cuộc hành quyết trong các Trại Cải tạo sau năm 1975. Sám hối với người chết và Chúc sinh người sống, trong nghĩa Linh quyền cho người chết và Nhân quyền cho người sống. Ngài đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trả tự do cho tất cả tù nhân vì lương thức, và bải bỏ Nghị định quản chế hành chính 31/CP.

Tháng 4 năm 2001 do Tổ Hành động chống bắt bớ trái phép của LHQ (UN Working Group on Arbitrary Detention) phúc trình, Uỷ hội Nhân quyền LHQ tuyên bố Quan điểm số tham chiếu 4/2001 công nhận Ngài và Hoà thượng Thích Quang Độ là hai tù nhân tôn giáo bị bắt bớ trái phép. Do nhà cầm quyền Hà Nội hồi âm thư LHQ nói hai ngài vẫn được tự do trái với sự thực, nên vài năm sau, ngày 25.5.2005 Uỷ hội Nhân quyền LHQ lại một lần nữa xác nhận Ngài và Hoà thượng Thích Quang Độ là hai tù nhân tôn giáo bị bắt bớ trái phép (Quan điểm số tham chiếu 18/2005).

Ngày 11.2.2003, Ủy viên Đối ngoại của Hội đồng Châu Âu, ông Chis Patten tuyên bố : “Hội đồng Châu Âu và các Quốc gia thành viên kêu gọi Nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, yêu cầu Hà Nội để cho các nhà ngoại giao thuộc phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam đến thăm viếng hai Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo.

Tháng 3 năm 2003, Ngài bị khối u gần mắt có nguy cơ ung thư, bệnh viện Quảng Ngãi không đủ phương tiện giải phẫu, Ngài muốn vào Saigon chữa trị. Nhưng bệnh viện Quy Nhơn và cơ quan công quyền tự ý tổ chức cho Ngài ra Hà Nội. Thời gian điều trị ở bệnh viện K ở đường Quán Sứ, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, các viên chức cao cấp Tòa Đại sứ Hoa Kỳ và Liên hiệp Châu Âu đến vấn an Ngài bên giường bệnh.

Ngày 17.3.2003, 31 vị Dân biểu Quốc hội Châu Âu viết thư cho Nhà cầm quyền Hà Nội yêu cầu để cho họ đến Việt Nam thăm bệnh Ngài và viếng thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ. Đầu tháng tư, 37 Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ cũng viết thư yêu sách Hà Nội trả tự do cho Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Trước mối quan tâm tha thiết của công luận quốc tế, chiều ngày 2.4.2003, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp Ngài tại Văn phòng Chính phủ. Trong câu chuyện, Ngài hỏi Thủ tướng lý do Đảng và Nhà nước ngăn cấm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất hoạt động ? Lý do bắt bớ Ngài từ dưới thời Việt Minh ở Liên khu 5 ? Lý do bắt giam Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng nhiều vị tôn túc Tăng Ni và Phật tử ? Rồi Ngài yêu cầu Thủ tướng giải quyết việc phục hồi quyền sinh hoạt cho Giáo hội bị ngăn cấm gần ba mươi năm qua. Thủ tướng Phan Văn Khải không trả lời dứt khoát, đổ lỗi cho cán bộ thừa hành cấp dưới và tuyên bố : “Chúng tôi cũng biết có sai lầm, xin Hòa thượng từ bi hoan hỷ”.

Sáng ngày 7.4.2003, Ngài đáp chuyến xe lửa Hà Nội – Saigon xuôi Nam. Đến ga Huế vào lúc 10 giờ 13 phút. Dù Ngài không thông báo trước, nhưng vừa bước xuống tàu Ngài đã thấy 2000 Tôn đức Tăng Ni, Phật tử Huế cung nghênh tiếp đón giữa rừng người áo vàng, áo tràng lam, hàng trăm bó hoa khoe sắc vẫy cao, chen cùng cờ Phật giáo năm màu phấp phới. Ngày hôm sau, Ngài đến đảnh lễ trước tháp Đức Cố Đệ Tam Tăng thống Thích Đôn Hậu, trước tháp Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, và thăm các Tổ đình ở đất Thần kinh, ân cần nhắn nhủ chư Tăng Huế trên bước đường tu và hành đạo.

Ngày 9.4.2003, Ban Giám đốc Quỹ Cứu Người Lâm Nạn (People in Need) tại thủ đô Praha, Tiệp, do cựu Tổng thống Vaclav Havel chủ trì, quyết định trao Giải Nhân quyền cho Ngài, Hòa thượng Thích Quảng Độ để biểu tỏ lòng kính trọng và sự hậu thuẫn hai Nhà đối kháng cho Dân chủ tại Việt Nam đang kiên trì bằng con đường bất bạo động Phật giáo nhằm chuyển hóa dân chủ trên đất nước họ. Giải này mang tên “Người cho Người” (Homo Homini), phát hằng năm cho những nhà đấu tranh nổi danh cho nhân quyền và dân chủ trong thế giới.

Ngày 1.5.2003, Ngài vào Saigon, dự tính về chùa riêng ở Saigon, nhưng Nhà cầm quyền chỉ định Ngài phải về tá túc chùa Ấn Quang và ra lệnh cho Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố đón tiếp Ngài. Không ai loan báo trước, nhưng trên một nghìn chư Tăng Ni, Phật tử đã tự động đến chùa Ấn Quang gặp ngài.

Trong thời gian ở Saigon, ba lần (ngày 3, ngày 9 và 12.5.2003), Ngài đến Thanh Minh Thiền viện vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, đang bị nhà cầm quyền cách ly không cho tiếp xúc với bất cứ ai. Hai Ngài xa cách nhau bao nhiêu năm ròng vì án lệnh quản chế và tù đày, nay mới được trực tiếp bàn thảo việc chấn chỉnh nội bộ Giáo hội sau thời gian dài bị tê liệt vì ngoại chướng.

Ngày 9.5.2003, vào lúc 16 giờ, Bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Saigon, Emi Lynn Yamauchi, đến vấn an Ngài. Cùng đi có ông Marc Forino, Cố vấn Chính trị, và bà Laura H. Kirkpatrick, Cố vấn Kinh tế.

Thành hội Phật giáo Nhà nước long trọng mời Ngài ở lại Saigon tham dự lễ Phật Đản, nhưng Ngài từ khước và trở về Tu Viện Nguyên Thiều vào ngày 14.5.2003, cưu mang những dự án mới chấn chỉnh giáo hội.

Ngày 18.9.2003, Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Tu Viện Nguyên Thiều thăm Ngài và ở lại 3 tuần lễ. Thời gian này nhiều phái đoàn chư Tăng các tỉnh miền Trung và miền Nam nghe tin cũng tấp nập về Bình Định vấn an, thỉnh ý cho việc phục hưng Giáo hội. Nhân đó hai Ngài họp bàn việc bổ sung nhân sự vào Hội Đồng Lưỡng Viện trong Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như tại các cơ sở địa phương.

Ngày 1.10.2003, Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ tổ chức Đại hội Bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều. Lần đầu tiên có sự tham dự đông đảo của 60 chư Tăng đại diện các tỉnh về dự. Đại hội Bất thường thành công viên mãn với sự thỉnh cử 41 Hòa thượng, Thượng tọa vào hai Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo. Mấy lời ứng khẩu của Ngài trong lễ bế mạc Đại hội gây hưng phấn cho tất cả các đại biểu :

“Bao năm khó khăn quý vị biết rồi. Khó khăn từ cán bộ cao cấp cho đến cán bộ cơ sở. Nhưng mà thời gian đã gỡ rối các sự khó khăn đó cho chúng ta trong thời gian qua. Và trong tương lai, nếu còn gì khó khăn nữa, dù chúng ta không chờ cái đó, nhưng mà nếu cái đó không may xảy đến, thì chúng ta phải dạn dĩ chịu đựỉng và tiếp tục chịu đựng, để chúng ta có mặt với Giáo hội.

“Chúng ta làm thế nào cho đạo Phật phát triển hơn nữa, đạo Phật phát triển hơn nữa không giành quyền lợi của ai, không chiếm địa vị của ai, mà chỉ đem đạo Phật – đạo Từ Bi Hỷ Xả – giải thoát đau khổ cho chúng sinh nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

“Mong rằng tất cả những khó khăn trong tương lai, sẽ còn có ít nhiều chứ không phải không có, nhưng chuyện đó đối với chúng ta, chúng ta đã dày dạn lắm rồi. Không có gì phải ngại, không có gì phải bỏ cuộc. Mong rằng Đại hội đem lại cho quý vị một Niềm Tin mới sau mấy mươi năm không hoạt động và đầy gian lao, đầy tù tội cùng khắp trên đất nước.

Thưa quý vị, chúng ta là những người có thể nói rằng, chúng ta có thể bỏ danh, bỏ lợi, bỏ quyền, bỏ thế, thì chúng ta cũng chẳng ngại gì những khó khăn trong tương lai, nếu có. Trông mong quý vị nhất tâm và tích cực hơn nữa để giữ Giáo hội có mặt với dân tộc“.

Ngài ban Giáo chỉ cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hải ngoại tại Hoa Kỳ – Văn phòng II Viện Hóa Đạo và Giáo hội tại các Châu tổ chức Đại hội để nối tiếp khai triển và kết thúc các công tác đề ra tại Tiền đại hội bất thường tổ chức trong nước ở Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định hôm 1.10.2003.

Công việc đang tiến hành tốt đẹp, thì Hòa thượng Thích Quảng Độ bị công an làm khó dễ buộc phải rời Tu viện Nguyên Thiều về lại Sàigòn. Hòa thượng đành ra về ngày 8.10.2003, Ngài cùng đi với Hòa thượng Quảng Độ và chư Tăng giáo phẩm.

Ngày 9.10.2003, xe chạy đến Lương Sơn cách thành phố Nhatrang 40 cây số, thì công an chận bắt tất cả mười vị và hai Phật Tử. Sáu công an và đại diện Mặt trận thay phiên nhau hỏi cung và khám xét thân thể Ngài một cách bất lịch sự trong vòng 8 tiếng đồng hồ, cho đến lúc Ngài đuối sức, khàn cả tiếng, họ mới cho lệnh dẫn độ Ngài về lại Tu viện Nguyên Thiều vào lúc 23 giờ 30 khuya.

Ngày 21.10.2003, Giám đốc Công an Bình Định đến yêu cầu Ngài từ nhiệm mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chấm dứt liên lạc với Hòa thượng Thích Quảng Độ, thì Nhà nước sẽ mời Ngài ra thăm Hà Nội trở lại để bàn tính việc hợp tác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sẽ trao cho Ngài những chức vụ cao cấp. Ngài khước từ.

Trong khi ấy, rộng khắp từ trong nước ra đến hải ngoại và quốc tế, một phong trào phản đối nổi lên, đồng loạt tổ chức tuyệt thực phản kháng trước các tòa Đại sứ, Lãnh sự quán của Cộng sản Việt Nam liên tục trong nhiều tuần lễ với khầu hiệu : “Đừng sợ nữa, hãy dõng mãnh và Vô úy đưa con thuyền Giáo hội lướt qua phong ba bão táp !”.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kết hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ – Văn phòng II Viện Hóa Đạo mở cuộc vận động khẩn cấp và sâu rộng tại Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội châu Âu đưa tới thành quả là ngày 19.11.2003 Hạ viện Hoa Kỳ thông qua với đa số áp đảo “Quyết nghị 427” tán thán sự kiên cường của hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một Giáo hội dân lập và có truyền thống 2000 năm lịch sử, và yêu sách Nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư tôn giáo phẩm trong Hội động Lưỡng viện cũng như phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. 24 giờ đồng hồ sau, ngày 20.11.2003, Quốc hội Âu châu thông qua Quyết nghị tương tự với đa số tuyệt đối.

Ngày 28.4.2004, vào lúc 10 giờ 50 sáng, ông Raymond Burghart, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng phu nhân đến Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định vấn an Ngài và hàn huyên thân mật trên một tiếng đồng hồ. Ngài nhân danh Giáo hội ngỏ lời cám ơn ông Đại sứ, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ đã lưu tâm đến vấn đề tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt đã không ngừng lên tiếng bênh vực mỗi khi Ngài và Hòa thượng Thích Quảng Độ lâm nạn.

Ngày 15.9.2004 Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin L. Powell công bố đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo trong thế giới “đặc biệt cần quan tâm”, vì Việt Nam “dùng các biện pháp độc tài toàn trị hay độc đoán để kiểm soát những hoạt động tín ngưỡng và nghi thức tôn giáo”. Các nước bị liệt kê vào danh sách đen sẽ bị Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài trên lĩnh vực kinh tế và tài chánh, nếu không chịu thay đổi chính sách đàn áp tôn giáo.

Ngày 18.11.2004, Ngài bị xuất huyết dạ dày nặng nên phải vào Bệnh viện Đa khoa ở Quy Nhơn cấp cứu. Các chùa viện trong và ngoài nước đồng loạt làm lễ cầu an cho Ngài. Cảm động nhất là ở hải ngoại nhiều Phật tử đã mua chim, cá phóng sinh để cầu nguyện cho Ngài sớm bình phục.

Ngày 21.11.2004, Tân Đại sứ Hoa Kỳ, ông Michael W. Marine cùng với phu nhân từ Hà Nội vào bệnh viện Đa khoa ở Quy Nhơn thăm bệnh Ngài. Cùng ngày này, tại Saigon, Phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đến vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Thanh Minh Thiền viện trong vòng hai tiếng đồng hồ.

Ngày 22.11.2004, Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng với phái đoàn Hội đồng Lưỡng viện lên đường đi Bình Định thăm Ngài trong cơn thập tử nhất sinh. Nhưng công an đã chận xe tại Trảng Bom, cách Saigon 50 cây số, giữa rừng cao su vắng vẻ, áp tải phái đoàn về lại Saigon.

Ngày 31.11.2004, Ngài xuất viện về tịnh dưỡng tại Tu viện Nguyên Thiều, sức khỏe còn rất yếu nhưng đã thoát khỏi cơn hiểm nghèo.

Ngày 21.2.2005, Ngài viết Thư Ngỏ gửi đến các ông : Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Đảng, Trần Đức Lương, Chủ tịch Nước, Phan Văn Khải, Thủ tướng, và Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội. Qua Thư Ngỏ, Đức Tăng thống ngạc nhiên nhận định một điều mâu thuẫn đang xẩy ra khi thấy Nhà nước tiếp tục đàn áp GHPGVNTN, nhưng lại đón tiếp phái đoàn Sư Ông Nhất Hạnh về Việt Nam . Cuối thư Ngài yêu cầu “Đảng và Nhà nước minh bạch hóa trường hợp quản chế tôi và Hòa thượng Thích Quảng Độ bằng khẩu lệnh kể từ vụ bắt bớ tùy tiện chúng tôi ngày 9.10.2003 tại Lương Sơn”.

Ngày 20.3.2005, Ngài trực tiếp gọi điện thoại cho Ban Trị sự Giáo hội Nhà nước tỉnh Bình Định thông báo rằng Ngài không tiếp Sư Ông Nhất Hạnh và phái đoàn Tăng thân Làng Mai theo lời yêu cầu của Sư Ông ngỏ ý muốn đến Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định đảnh lễ Ngài.

Ngày 8.8.2005 nghe tin quân khủng bố đánh bom tại thủ đô Luân Đôn gây chết chóc thảm khốc cho nhân dân Anh, Ngài viết thư chia sẻ gửi Nữ hoàng Elisabeth Đệ nhị. Sang ngày 15.8, Nữ hoàng đã gửi thư cảm tạ Ngài.

Ngày 18.8.2005, Công an và Ban tôn giáo chính phủ đến Tu viện Nguyền Thiều “làm việc” với Ngài, cấm không cho Ngài tiếp các phái đoàn, đặc biệt không được tiếp ngài Quảng Độ. Ngài viết bức thư gửi Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo căn dặn việc Phật sự : “Hòa Thượng hãy tùy hoàn cảnh, điều kiện, mà thêm bớt, thay đổi, bổ sung, củng cố lại các thành viên trong Hội đồng Lưỡng viện sao cho phù hợp với tôn chỉ để bảo toàn Giáo hội là được, chứ hoàn cảnh bây giờ và nhiều năm sau này nữa cũng chưa tổ chức Đại hội được đâu. Có lẽ hết đời mình cũng chưa Đại hội được đâu. “Nhưng chúng ta đừng lo. Chánh quyền nào cũng nói muôn năm nhưng có chánh quyền nào muôn năm đâu ? Còn Phật giáo đâu có nói muôn năm nhưng Phật giáo đã mấy ngàn năm rồi”.

Ngày 1.12.2005, Quốc hội Châu Âu ra Quyết nghị yêu cầu Việt Nam “chấm dứt mọi hình thức đàn áp các thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chính thức công nhận quyền hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất(…) đặc biệt là trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, hai Hòa thượng đã được LHQ xác nhận là nạn nhân bị giam cầm trái phép”.

Ngày 21.9.2006, ông Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Công an từ Hà Nội vào thăm Ngài. Ông ngỏ lời khuyên Ngài “nay tuổi đã già nên tịnh dưỡng, không nên nhọc công lo việc Giáo hội, để cho giới trẻ cáng đáng”. Ông Thứ trưởng Công an cũng khuyên “nếu ông Quảng Độ có ra thăm cũng không nên bàn chuyện Giáo hội”. Ngài liền đáp : “Chí nguyện suốt đời tôi là phục vụ dân tộc, phục vụ đạo pháp, phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho đến hơi thở cuối cùng. Không ai có thể ngăn cấm tôi và Hòa thượng Thích Quảng Độ bàn bạc chuyện Phật sự của Giáo hội“.

Ngày 22.9.2006, Đức Tăng Thống lâm bệnh, chóng mặt và khó thở. Đến ngày 25.9 thì tình hình khẩn cấp nên chư Tăng ở Tu viện Nguyên Thiều đưa ngài vào bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn lúc 16 giờ. Bác sĩ cho biết ngài bị suy tim và viêm phổi. Ban chỉ đạo Viện Hóa Đạo đã cấp tốc triệu tập buổi họp khẩn lấy quyết định thỉnh Đức Tăng thống vào Saigon chữa trị. Ngày 29.9.2006 Ngài vào đến bệnh viện Chợ Rẫy ở Chợ Lớn. Ở hải ngoại, hàng trăm chùa viện tổ chức lễ Cầu an cho Đức Tăng thống sớm bình phục.

Ngày 1.10.2006, Hòa thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tăng giáo phẩm trên 20 vị và đông đảo Phật tử đã đến bệnh viện Chợ Rẫy ruớc Ngài về điều trị ở bệnh viện Pháp Việt, tọa lạc tại số 6 đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, thành phố Saigon.

Ngày 16.10.2006, sau khi khám tổng quát, các bác sĩ ở bệnh viện Pháp Việt đồng ý để Đức Tăng thống xuất viện về tịnh dưỡng tại Chùa Giác Hoa ở Quận Bình Thạnh, Saigon. Một thời gian sau Ngài trở về Tu viện Nguyên Thiểu, tỉnh Bình Định, chờ ngày 30.12.2006 trở lại Saigon tái khám. Nhưng ngày 2.1.2007 Công an tỉnh Bình Định không cho Ngài đi.

Ngày 5.5.2007, Báo An Ninh Thế giới của Bộ Công an số 651, cho đăng ở trang nhất bài “Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng thăm Hòa thượng Thích Huyền Quang: Một cuộc gặp gỡ thân tình và cởi mở” nhân ngày kỷ niệm 30.4.2007. Bài này nhắm mạ lị Cư sĩ Võ Văn Ái và Hoà thượng Thích Quảng Độ “hoạt động chống phá chính quyền, làm giả di chúc và soạn thảo Thông điệp Phật Đản Phật lịch 2551, với nội dung sai sự thật, kích động chống chính quyền”. Nhưng qua điện đàm, Ngài cho Đạo hữu Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế biết rằng : “Thầy có tiếp họ chừng nửa giờ. Xã giao qua về, không có việc gì khác. Họ có tuyên bố Thầy muốn đi đâu cũng được không ai ngăn cấm. Trước đây, hai lần họ mời Thầy ra làm Trú trì chùa Sóc Sơn (ở miền Bắc). Nhưng Thầy không đi. Ra ngồi đó để ở tù như hồi ở Nghĩa Hành trước đây hay sao ?! Thầy không đi. Các điều in trên báo là họ đặt bày để phá mình. Ngoài đó đừng có tin. Anh Ái dặn quý Thầy và Phật tử đừng có tin”.

Ngày 29.8.2007, Thiếu tướng Trần Tư, Cục trưởng Cục A41 (tức Cục An ninh xã hội theo dõi và kiểm soát các tổ chức tôn giáo) từ Hà Nội vào Bình Định gặp Ngài tại Tu viện Nguyên Thiều để nói lên ba việc : thứ nhất, phản đối việc ủy lạo và cứu trợ Dân oan khiếu kiện hôm 17.7 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ; thứ hai, cấm Đức Tăng thống không được tổ chức Đại hội Phật giáo tại Tu viện Nguyên Thiều; và thứ ba, ngỏ lời mời Đức Tăng thống ra Hà Nội thăm viếng, nhân dịp gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tham dự Đại lễ Phật Đản 2008 tại Hà Nội. Ngài từ khước không ra Hà Nội.

Ngày 8.9.2007, để đối phó với tình hình nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp, bức bách, và vu cáo trắng trợn GHPGVNTN; mặt khác, “một số phần tử cơ hội trong cộng đồng Phật giáo hải ngoại tiếp tay gây phân hóa, tạo ly gián, biến tướng chủ trương, đướng hướng sinh hoạt của GHPGVNTN Hải ngoại, âm mưu dập tắt tiếng nói của Giáo hội trên địa bàn quốc tế”, Ngài ban hành Giáo chỉ mang số 9 như biện pháptự vệ và kiện toàn tổ chức Giáo hội trong và ngoài nước.

Ngày 4.2.2008, Đài Á Châu Tự do phát thanh Lời Chúc Tết của Ngài đến Cộng đồng Người Việt hải ngoại nói chung và Cộng đồng Phật giáo hải ngoại nói riêng. Đặc biệt, Ngài gửi lời khen ngợi chư Tôn đức Tăng, Ni, Phật tử hải ngoại “đã tận tình hoằng dương chánh pháp nơi các xứ sở xa xôi, đồng thời vẫn nhất tâm hậu thuẫn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại quê nhà. Đặc biệt chư liệt vị đã chí thành khâm tuân và thi hành Giáo chỉ số 9 do tôi ban hành và các Thông tư, Thông bạch của Viện Hóa Đạo nhằm chấn chỉnh và phát huy Giáo hội trước tình thế mới, cũng như làm rạng danh hai nghìn năm Phật giáo Việt Nam, chư liệt vị Tổ sư, các Thánh tử đạo và những người đã hy sinh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ chánh pháp”.

Lời Ngài nói đánh bạt mọi xuyên tạc, vu khống của một số Tăng sĩ và Cư sĩ ở hải ngoại tung tin thất thiệt rằng “Giáo chỉ số 9 là giáo chỉ giả không do Ngài ban hành”.

Ngày 18.5.2008, nhân dịp Đại lễ Phật Đản, Cộng đồng Người Việt Quốc gia tại thành phố Houston và vùng phụ cận, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, tổ chức Lễ Vinh danh Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ. Tại cuộc lễ, một trong những lời phát biểu đầy ý nghĩa là lời tôn vinh của ông Al Green, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ. Ông nói rằng :

“Những người thiện tâm quanh thế giới đều buồn thương ngày Mục sư Martin Luther King bị bắt giam vào nhà ngục Birmingham. Những người thiện tâm quanh thế giới đều buồn thương ngày Nelson Mandela bị bắt giam nửa thế kỷ trước đây. Việc cấm cố Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ hôm nay cũng gây buồn thương cho những người thiện tâm quanh thế giới.

Bởi vì Mục sư Martin Luther King nhắc nhở chúng ta rằng, bất công ở bất cứ đâu đều đe doạ công lý cho khắp mọi nơi. Bất công đối với Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ hôm nay là mối đe doạ ngay cho đất nước Hoa Kỳ này.

« Chúng ta phải thấy rõ một điều, hễ nhắc tới nhân loại là chỉ còn một chủng tộc – chủng tộc của loài người. Nên chúng ta phải cùng nhau hành động để gìn giữ nhân loại cùng chung nòi giống ấy.

“Hoa Kỳ của chúng ta trong thế đại siêu cường của thế giới, phải khẳng định vấn nạn lớn của nhân sinh. Vấn nạn này không đòi hỏi chúng ta làm “sen đầm” quốc tế , mà là đem lại hoà bình cho thế giới. Đây là lý do vì sao Ngày lễ Phật Đản trở nên vô cùng quan trọng, vì đại lễ này nhắc chúng ta đặt trọng tâm vào sự sống của tha nhân, đem lại hạnh phúc và an lạc cho tha nhân, giúp đỡ tha nhân có cuộc sống yên hàn trên trái đất.

“Cử hành Đại lễ Phật Đản hôm nay, phải là mục tiêu để cho mọi người biến mỗi ngày trong đời sống thành một Ngày Phật Đản, ngày mà chúng ta mang lại an lạc và và hoà điệu cho tha nhân, là điều nhân loại cần được hưởng trong một thế giới cộng sinh.

“Tôi vô cùng hân hạnh được hiện diện hôm nay, trong cương vị Dân biểu Liên bang đơn vị 9 Texas, đồng thời đại diện cho Quốc Hội Hoa Kỳ, trân trọng trao bằng tưởng lệ vinh danh Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ ».

Ngày 27.5.2008 vì bị yếu tim, dịch trong phổi nên Ngài phải vào bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn. Tuần lễ đầu có chiều khả quan. Nhưng sau một thời gian y sĩ phát hiện thêm bệnh gan, thận yếu, và bị suy dinh dưỡng nên phải chuyển Ngài vào phòng cấp cứu nhiều tuần lễ. Sau một tháng hơn nằm viện, bệnh tình Ngài không mấy thuyên giảm, nên Ngài tỏ ý muốn về Tu viện Nguyên Thiều cho được thanh tịnh và nghe công phu sớm chiều. Đây cũng là ước nguyện của hàng giáo phẩm Hội đồng Lưỡng Viện và Môn đồ pháp quyến.

Về đến Tu Viện Nguyên Thiều lúc 15 giờ 30 chiều 4.7.2008 và được chư Tôn đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và Hoà thượng Thích Thiện Hạnh dẫn đầu rước Đức Tăng Thống vào phương trượng.

Tám giờ sáng ngày 5.7.2008 Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN cùng chư Tăng tại Tu viện Nguyên Thiều Khai kinh Cầu An cho Ngài. Đến 13 giờ chiều cùng ngày Ngài xả báo thân, an thần thị tịch nơi phương trượng của Ngài tại Tu viện Nguyên Thiều do Ngài sáng lập 50 năm trước. Ngài trụ thế 89 năm, pháp lạp 69.

Nguyên Thái Võ Văn Ái chấp bút
Paris, 4.7.2008

Ngậm máu phun người !!!?

****




July 4, 2008

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 3.7.2008

 

Trước nỗi âu lo chăm sóc và cầu an của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ và chư Tôn giáo phẩm cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang tai qua nạn khỏi, thì Nhà cầm quyền Hà Nội lên kế hoạch bất nhân làm tang lễ – Ông Võ Văn Ái phản đối sự xâm lược chính trị vào nội bộ GHPGVNTN

PARIS, ngày 3.7.2008 (PTTPGQT) – Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, Cơ quan Phát ngôn và Thông tin của Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cực kỳ sửng sốt trước bản tin Thông tấn xã Việt Nam loan tải hôm nay, 3.7, và được báo chí nhà nước đăng tải (như Thanh Niên, Hà Nội Mới, v.v…) muốn giành quyền cho Nhà nước tổ chức tang lễ Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, 89 tuổi, ngay lúc Ngài còn sống tuy lâm trọng bệnh nằm tại Bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn từ hôm 27.7.

Bản tin mang tựa đề « Vạch trần ý đồ đen tối của Quảng Độ » nhằm vu cáo trắng trợn Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tăng từ các tỉnh Thừa thiên – Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị… đã tới Bình Định «“thăm” ông Huyền Quang » với « mưu tính lợi dụng (sic) việc tổ chức tang lễ cho HT Huyền Quang (…) để công khai hóa một tổ chức bất hợp pháp của họ mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất” ».

Trước sự âu lo chăm sóc ngày đêm và tụng niệm cầu an của Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng chư Tôn đức thuộc hai Viện Tăng thống và Viện Hoá Đạo có mặt tại Tu viện Nguyên Thiều từ hôm 28.7 cho đến nay, thì Thông tấn xã Việt Nam vu khoát như trên. Nhưng lại đề cao những giọt nước mắt cá sấu, đó là « các cấp chính quyền và ban, ngành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức Giáo hội Nhà nước) đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, ưu ái với một Cao tăng Phật giáo mà không có sự phân biệt đối xử ». Mục tiêu của những âm mưu và hậu ý này hiện rõ qua dòng viết của bản tin :

« Tuy HT Huyền Quang không phải là thành viên của GHPGVN (Giáo hội Nhà nước), nhưng với tình đồng đạo đối với một vị Cao tăng, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định đã quan tâm, chủ động bàn bạc với Thượng tọa Thích Minh Tuấn và số đệ tử Tu viện Nguyên Thiều để chuẩn bị cho việc tổ chức tang lễ trang trọng theo các nghi thức của Phật giáo trong trường hợp Hòa thượng Huyền Quang viên tịch…; theo đó các chùa trong tỉnh Bình Định cũng sẽ giúp đỡ Tu viện Nguyên Thiều làm lễ cầu an cho HT Huyền Quang ».

Ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo và Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, vừa tuyên bố với các hãng thông tấn và báo chí tại Paris hôm nay về sự bất bình của Phật giáo đồ Việt Nam trước « sự bất nhân trắng trợn » của bản tin Thông tấn xã Việt Nam mà qua đó « mánh khoé chính trị vô nhân của nhà cầm quyền Hà Nội phơi lộ ».

« Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ cùng phái đoàn Viện Hoá Đạo đã tức khắc lên đường ra Bình Định khi hay tin Đức Tăng thống Thích Huyền Quang nhập viện để âu lo chăm sóc, cầu an cho Đức Tăng thống tai qua nạn khỏi. Trái lại nhà cầm quyền Hà Nội đã xem như Ngài viên tịch, chỉ lo giành giật cho Giáo hội Phật giáo Nhà nước tổ chức tang lễ nhằm phục vụ chính trị cho Đảng. Một tính toán bất nhân như thế làm cho khách bàng quan kinh hoảng, đặt biệt đối với một Nhà nước vừa đánh trống rùm beng tổ chức Đại lễ Phật Đản LHQ xưng tụng hoà bình và từ bi. Chứng cớ càng rõ về cuộc đàn áp Phật giáo vẫn tiếp diễn như mọi khi »

Ông Ái cũng tố cáo rằng « Đây là sự xâm lược chính trị vào nội bộ sinh hoạt của GHPGVNTN. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Thế thì các nhà lãnh đạo Cộng sản không quyền gì xâm phạm vào nội bộ của GHPGVNTN, cũng như không quyền gì áp đặt các tiêu chuẩn chính trị cho tôn giáo. Trong trường hợp Đức Tăng thống Thích Huyền Quang có mệnh hệ gì, thì việc hậu sự là chuyện của GHPGVNTN theo đúng nghi lễ truyền thống Phật giáo ».

Hiện nay nhà cầm quyền Bình Định đã truyền lệnh chùa nào ở chùa đó, không được tụ tập về Tu viện Nguyên Thiều, là trú xứ của Đức Tăng thống, nhằm ngăn chặn mọi sự biểu lộ tôn kính và nguyện cầu với bậc Cao tăng. Nhất thời chưa biết sao, nhưng công luận của bia miệng lịch sử sẽ ghi nhớ nghìn đời công đức đại hùng, đại lực, đại từ bi của Đức đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, mà chắc chắn Môn đồ hiếu quyến của Ngài đang gìn giữ, bảo vệ trước mọi âm mưu hay khủng bố.

Ông Võ Văn Ái bác bỏ sự vu cáo của bản tin nói rằng Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ « mưu tính lợi dụng tang lễ để công khai hóa một tổ chức bất hợp pháp của họ mang tên Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ». Bởi vì GHPGVNTN truyền thừa lịch sử hai nghìn năm tại Việt Nam « Phật giáo thống nhất thành giáo hội từ thời Đinh (năm 986 Tây lịch). Thời cận đại thì trước khi đất nước bị Hiệp định Genève chia cắt, đại hội thống nhất Phật giáo ba miền Bắc Nam Trung đã kết hợp tại chùa Từ Đàm, Huế, năm 1951 với sáu tập đoàn Tăng sĩ và Cư sĩ toàn quốc ».

Trên thế giới, GHPGVNTN được cộng đồng quốc tế tán dương và hậu thuẫn, ông Ái nhấn mạnh, điển hình là các Quyết nghị của Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu từng lên tiếng yêu sách Hà Nội phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN và trả tự do cho hai ngài Tăng thống Thích Huyền Quang và Viện trưởng Viện Hoá Đạo Thích Quảng Độ. Ông Ái còn cho biết rằng « từ ngày Đức Tăng thống Thích Huyền Quang nhập viện, không những hàng triệu Phật tử trong và ngoài nước cầu an cho Ngài, mà Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế còn nhận được hàng nghìn thư biểu tỏ sự lo lắng, cầu nguyện của các nhân sĩ, trí thức, dân biểu, thượng nghị sĩ các quốc hội trên hoàn vũ, như điện thư của Bà Mairead Maguire, Giải Nobel Hoà bình, là một ».

« Sự can dự chính trị vào sinh hoạt tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội là điều không thề chấp nhận, nhất là đối với một quốc gia vừa vào chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo An LHQ » là kết luận lời tuyên bố của ông Võ Văn Ái. Ông cũng cho biết đã viết thư gửi ông Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon, Tổng thống Pháp Sarkozy vừa đảm lãnh chức Chủ tịch luân phiên Quốc hội Châu Âu, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, các vị đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội Châu Âu yêu cầu gây sức ép lên nhà cầm quyền Hà Nội chấm dứt chính sách đàn áp Phật giáo.

**************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
International Buddhist Information Bureau
Bureau International d’Information Bouddhiste
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 63 – 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) – Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 – E-mail : ubcv.ibib@buddhist.com

Web : http://www.queme.net

*******************************************************************************

Tại sao một số người lại hăng hái trước sức khỏe nguy kịch của hòa thượng Thích Huyền Quang?

01:03:00, 03/07/2008

N.Nguyễn

http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2008/7/3/248387.tno

Gần đây, trước tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi của hòa thượng Thích Huyền Quang, một số nhóm người đã lợi dụng việc này để có ý đồ công khai hợp pháp cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất” (GHPGVNTN).

Hòa thượng (HT) Thích Huyền Quang, sinh năm 1919, trú tại Tu viện Nguyên Thiều (Bình Định). Quá trình chăm sóc phát hiện thấy HT Huyền Quang có dấu hiệu sức khỏe suy giảm và nguy kịch đến tính mạng, nên Thượng tọa Thích Minh Tuấn (Viện chủ Tu viện Nguyên Thiều) cùng một số vị trong môn đồ, đệ tử của HT Huyền Quang đã đưa ông đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định ngày 27.5.2008. Sau hơn 1 tháng được các bác sĩ và môn đồ đệ tử tận tình chăm sóc chu đáo, HT Huyền Quang đã qua cơn nguy kịch: đã cử động được tay chân, nhận biết được những người đến thăm hỏi.

Do sức khỏe còn yếu và theo nguyện vọng của môn đồ đệ tử, nên HT Huyền Quang được Bệnh viện Đa khoa Bình Định tiếp tục lưu giữ để điều trị tại bệnh viện, chưa thể xuất viện trong tình trạng sức khỏe hiện nay với bất cứ lý do gì.

Ý đồ của ông Quảng Độ và nhóm tay chân trong tổ chức “GHPGVNTN”

Ngay sau khi nghe tin HT Huyền Quang nhập viện buổi sáng, thì buổi chiều cùng ngày, các ông Quảng Độ, Viên Định, Không Tánh (TP.HCM) đã vội vã đáp tàu hỏa ra Bình Định; đồng thời, các ông Thiện Hạnh, Như Đạt, Lê Công Cầu (Thừa Thiên – Huế), Thanh Quang (Quảng Nam), Như Tấn (Lâm Đồng), Từ Giáo (Quảng Trị)… mỗi người từ một nơi khác nhau đi bằng ô tô và ngày 29.5.2008 tất cả họ cùng tới Bình Định, với lý do “thăm” HT Huyền Quang.

Tuy nhiên, họ ra Bình Định không chỉ để thăm HT Huyền Quang mà còn nhằm thực hiện ý đồ lợi dụng việc HT Huyền Quang trong lúc chữa bệnh cũng như nếu viên tịch để công khai hóa tổ chức bất hợp pháp “GHPGVNTN”. Lấy lý do HT Huyền Quang là “Đệ tứ Tăng thống GHPGVNTN”, nên các ông Quảng Độ, Viên Định đã thúc ép ông Minh Tuấn và số môn đồ, đệ tử phải đưa HT Huyền Quang vào TP.HCM hoặc ra Huế để chữa bệnh, kể cả khi HT  Huyền Quang hấp hối, lấy lý do là điều kiện thuốc men và phương pháp điều trị tốt hơn… nhằm quản lý, khống chế HT Huyền Quang và môn đồ, đệ tử làm theo ý đồ của nhóm Quảng Độ. Nếu HT Huyền Quang viên tịch thì “GHPGVNTN” sẽ giành quyền đứng ra tổ chức tang lễ bất chấp có sự tham gia hay không của môn đồ, đệ tử và tăng, ni, phật tử ở Bình Định; sẽ tiến hành hỏa táng nhục thân của HT Huyền Quang để lấy xá lợi làm kỷ vật cho “GHPGVNTN”.

Ông Quảng Độ và nhóm tay chân ra Bình Định đến nay đã hơn 1 tháng. Dù thời tiết nóng bức nhưng họ vẫn kiên trì bám lại Bình Định, một số thì ở Tu viện Nguyên Thiều, số khác thì ở chùa Thập Tháp với mục đích chỉ để theo dõi diễn biến sức khỏe của HT Huyền Quang, chờ thời cơ HT Huyền Quang viên tịch là thực hiện ý đồ: ông Quảng Độ sẽ tự nhận thay thế vị trí HT Huyền Quang, tuyên bố làm “Đệ ngũ Tăng thống”; ông Viên Định làm “Viện trưởng Viện Hóa đạo”; còn ông Thiện Hạnh giữ vị trí “Chánh Thư ký Viện Tăng thống”.

Nếu HT Huyền Quang chưa viên tịch, sẽ tìm mọi cách cách ly HT Huyền Quang khỏi Bình Định, là nơi mà ông Quảng Độ khó thực hiện ý đồ cá nhân của mình. Hiện nay, việc đưa HT Huyền Quang vào TP.HCM với lý do chữa bệnh không thực hiện được, ông Quảng Độ đang tính cách đưa ra Huế, là nơi có lực lượng “GHPGVNTN” có thể làm chỗ dựa để khi HT Huyền Quang viên tịch sẽ đứng ra tổ chức tang lễ và công khai hóa tổ chức “GHPGVNTN” bất hợp pháp.

Phản ứng của môn đồ, đệ tử HT Huyền Quang và nhóm “GHPGVNTN”

Trước những việc làm trái đạo lý nói trên của ông Quảng Độ và nhóm tay chân, ông Minh Tuấn và số môn đồ, đệ tử của HT Huyền Quang đã phản ứng kiên quyết: từ chối việc đưa HT Huyền Quang vào TP.HCM, với lý do HT Huyền Quang còn rất yếu không thể xuất viện đi vào TP.HCM; nếu đưa đi mà HT có mệnh hệ gì thì họ sẽ bị tiếng xấu với tăng ni, phật tử suốt đời; từ chối việc HT Quảng Độ và nhóm tay chân đứng ra tổ chức tang lễ khi HT Huyền Quang viên tịch, với lý do HT Huyền Quang là cao tăng của Phật giáo Bình Định, là thành viên sáng lập ra Tu viện Nguyên Thiều, vì vậy nếu ngài viên tịch thì môn đồ, đệ tử và ban sáng lập Tu viện Nguyên Thiều, cùng đông đảo tăng, ni, phật tử Phật giáo Bình Định sẽ đủ sức đứng ra lo liệu hậu sự, chứ không phải để các ông Quảng Độ, Viên Định và một số người ở các địa phương phải “vất vả” chạy đến Bình Định để lo tổ chức tang lễ. Nếu ai có thiện chí thì tất cả cùng chung tay, giúp sức lo liệu lễ tang cho HT Huyền Quang, xứng tầm là bậc Trưởng thượng của cao tăng Phật giáo Việt Nam.

Số đệ tử của HT Huyền Quang ở bên ngoài cũng đã cử người về trực tiếp gặp và yêu cầu ông Quảng Độ không can thiệp làm rối thêm tình hình, để cho môn đồ đệ tử cùng tăng, ni, phật tử Phật giáo Bình Định tổ chức tang lễ cho HT Huyền Quang một khi ngài viên tịch.

Ý đồ của nhóm Quảng Độ không những gây bức xúc trong môn đồ, đệ tử của HT Huyền Quang mà còn gây sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ “GHPGVNTN”: nhiều người đã thấy rõ “tim đen” của các ông Quảng Độ, Viên Định muốn thông qua việc HT Huyền Quang ốm yếu, qua đời để đầu cơ, trục lợi, tạo vốn chính trị cá nhân. Riêng ông Quảng Độ, cùng với những hoạt động chống đối khác trước đây, đang thông qua Võ Văn Ái để tiếp tục vận động dư luận bên ngoài ủng hộ trao giải Nobel Hòa bình 2008 cho ông ta.

Nhiều vị cao tăng, huynh trưởng gia đình Phật tử gốc GHPGVNTN đã bộc lộ sự bất bình, cho rằng việc chăm sóc sức khỏe và tổ chức tang lễ cho HT Huyền Quang khi viên tịch nên để cho môn đồ và Phật giáo Bình Định đứng ra lo liệu, sắp xếp. Nếu nhóm Quảng Độ, Viên Định đứng ra tổ chức tang lễ cho HT Huyền Quang thì họ sẽ không đi dự, để tránh bị lôi kéo vào các hoạt động dính líu đến chống đối chính trị do nhóm Quảng Độ khởi xướng.

Chính quyền, Giáo hội Phật giáo VN với HT Huyền Quang

Ngay sau khi nhận được tin HT Huyền Quang phải vào bệnh viện điều trị, các cấp chính quyền và các ban, ngành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã có nhiều việc làm thể hiện sự quan tâm, ưu ái với một cao tăng Phật giáo mà không có sự phân biệt đối xử: đại diện chính quyền địa phương đã chỉ đạo bệnh viện dành sự ưu tiên phương tiện, thuốc men tốt nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho HT Huyền Quang; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho số môn đồ, đệ tử được túc trực tại bệnh viện để theo dõi, chăm sóc sức khỏe HT  Huyền Quang, đề phòng sơ sẩy. Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ và GHPGVN, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa… đã trực tiếp đến bên giường bệnh thăm, động viên HT Huyền Quang điều trị, sớm lành bệnh.

Tuy HT Huyền Quang không phải là thành viên của GHPGVN, nhưng với tình đồng đạo đối với một vị cao tăng Phật giáo, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định đã quan tâm, chủ động bàn bạc với ông Minh Tuấn và số đệ tử Tu viện Nguyên Thiều để lo đám tang cho HT Huyền Quang trong trường hợp sau này HT viên tịch, thực hiện các lễ nghi Phật giáo một cách trang trọng, xứng đáng với vị thế của HT Huyền Quang… giao trách nhiệm cho các chùa trong tỉnh giúp đỡ Tu viện Nguyên Thiều làm lễ cầu an cho HT Huyền Quang.

N.Nguyễn

Vạch trần âm mưu đen tối của Thích Quảng Độ

03/07/2008 — 7:38 PM

http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/256861/Default.aspx

Hà Nội (TTXVN) — Một số phần tử quá khích đang âm mưu lợi dụng tình trạng sức khỏe của một hòa thượng tại Bình Định để giành quyền tổ chức lễ tang khi ông viên tịch nhằm công khai hóa tổ chức bất hợp pháp của họ mang tên “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.” 

Hòa thượng Thích Huyền Quang, 89 tuổi, trú tại Tu viện Nguyên Thiều (Bình Định), do lâm bệnh nặng, đã được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Quy Nhơn từ tháng 5/2008. 

Ngay sau khi nhận được tin Hòa thượng Huyền Quang phải vào nhập viện, đại diện chính quyền địa phương đã chỉ đạo bệnh viện ưu tiên phương tiện và thuốc men tốt nhất để điều trị, chăm sóc sức khỏe cho ông; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho số môn đồ, đệ tử của hòa thượng được túc trực tại bệnh viện.

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định đã chủ động bàn bạc với Thượng tọa Thích Minh Tuấn và số đệ tử Tu viện Nguyên Thiều để chuẩn bị cho việc tổ chức tang lễ trang trọng theo các nghi thức của Phật giáo trong trường hợp ông viên tịch. Các chùa trong tỉnh Bình Định cũng sẽ giúp đỡ Tu viện Nguyên Thiều làm lễ cầu an cho Hòa thượng Huyền Quang.

Tuy nhiên, những kẻ đội lốt tu hành lâu nay luôn tìm cách chống phá chế độ, đi ngược lại lợi ích của dân tộc như Thích Quảng Độ, Thích Không Tánh, Viên Định, cùng một số đối tượng khác từ các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị như Thiện Hạnh, Như Đạt, Thanh Quang, đang mưu tính lợi dụng việc tổ chức tang lễ cho Hòa thượng Huyền Quang trong trường hợp ông không qua khỏi.

Viện cớ ông Huyền Quang là “Đệ tứ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,” Quảng Độ, Viên Định đã thúc ép ông Minh Tuấn và một số môn đồ, đệ tử đưa ông Huyền Quang vào Thành phố Hồ Chí Minh hoặc ra Huế để chữa bệnh, kể cả khi ông hấp hối, nhằm quản lý, khống chế ông và môn đồ, đệ tử làm theo ý đồ của nhóm này.

Thích Quảng Độ còn âm mưu thay thế vị trí ông Huyền Quang, tự xưng làm “Đệ ngũ Tăng thống,” đồng thời cho Viên Định thay Quảng Độ làm “Viện trưởng Viện hóa đạo,” còn Thiện Hạnh giữ vị trí “Chánh Thư ký Viện Tăng thống” của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”

Trước việc làm trái đạo lý của Thích Quảng Độ và nhóm tay chân, Thượng tọa Thích Minh Tuấn và số môn đồ, đệ tử của ông Huyền Quang ở Bình Định đã phản ứng kiên quyết, không đồng ý đưa ông Huyền Quang vào Tp. Hồ Chí Minh với lý do HT Huyền Quang còn rất yếu. Họ cũng từ chối việc để Thích Quảng Độ và nhóm tay chân đứng ra tổ chức tang lễ khi ông Huyền Quang viên tịch với lý do Hòa thượng Huyền Quang là một cao tăng, là thành viên sáng lập ra Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định, môn đồ và đệ tử của ông cùng tăng, ni, Phật tử Bình Định có khả năng lo liệu hậu sự.

Ý đồ của nhóm Quảng Độ không những gây bức xúc trong môn đồ, đệ tử của ông Huyền Quang mà trong cả nội bộ của chính cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.”

Nhiều vị cao tăng, huynh trưởng gia đình phật tử gốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xưa kia đã bày tỏ sự bất bình, nói rằng nếu nhóm Quảng Độ, Viên Định đứng ra tổ chức tang lễ cho Hòa thượng Huyền Quang thì họ sẽ không đi dự để tránh bị lôi kéo vào các hoạt động chống đối chính trị do nhóm Quảng Độ chủ xướng.

Thích Quảng Độ, với những “thành tích” trong hoạt động chống đối Nhà nước Việt Nam lâu nay, vẫn mưu mô gây thêm thanh thế để thông qua Võ Văn Ái từ Pháp tiếp tục vận động dư luận bên ngoài ủng hộ hòng được đề cử trao giải Nobel Hòa Bình năm 2008. Bản thân Viên Định chỉ muốn lợi dụng việc ông Huyền Quang ốm yếu, qua đời để đầu cơ, trục lợi, tạo vị thế cho cá nhân mình./

Older Posts »

Create a free website or blog at WordPress.com.