Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

June 29, 2008

Nói Chuyện Với Ông Phạm Quế Dương

Filed under: Chính trị, xã hội — tudo @ 11:05 pm

Ông Phạm Quế Dương

Ông Phạm Quế Dương, sinh năm 1933 tại Hà Nội, nguyên là đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cựu đại tá quân đội Bắc Việt, và từng là tổng biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự thuộc Viện Lịch Sử Quân Sự của CSVN. Tháng Giêng năm 1999, ông đã trả lại thẻ đảng để phản đối hành động mà ông gọi là bất xứng của giới lãnh đạo Hà Nội đối với cựu tướng Trần Độ, một người bất đồng chính kiến khác.

Chúng tôi đã liên lạc được với ông Phạm Quế Dương và có một buổi nói chuyện với ông. Trong buổi nói chuyện này, chúng tôi hỏi ông những sự kiện liên quan đến mõm núi 1509 tại Hà Giang – nay đã bị Trung Cộng chiếm đóng và đổi thành núi Lão Sơn. Ông nghĩ gì về sự sụp đổ của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu? Ông nghĩ gì về việc đảng cộng sản đang tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh? Có thật là bên trong đảng cộng sản Việt Nam có khuynh hướng cấp tiến và khuynh hướng bảo thủ? Ông mong muốn điều gì cho Việt Nam ở tương lai? Xin mời quý bạn đọc theo dõi.

Đoạn 1
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 2
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 3
Xin bấm vào đây để nghe
Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Bí ẩn về cái chết của Võ Văn Kiệt

Filed under: Chính trị, xã hội, Nhân vật, Quan điểm, VNCS — tudo @ 10:41 pm

Võ Văn Kiệt bị Nông Đức Mạnh (theo TC) ám sát

NGUYEN THU TUONG VO VAN KIET BI AM SAT

PHÓNG SỰ ÁN MẠNG:NHÁT DAO THỦNG PHỔI TRÁI VÕ VĂN KIỆT ĐƯỢC PHÁT HIỆN !! 26/06/2008

Bí mật lịch sử chính trị , có thể mang tính đột phá và làm thay đổi cán cân quyền lực tại Việt Nam đã bật ra .
Theo nguồn tin đặc biệt ở Hà Nội , Võ văn Kiệt đã bị ám sát tại tư gia , sau đó được âm thầm đưa sang Singapore điều trị nhưng không qua khỏi . Chứ không phải dịch tràn phổi như khám nghiệm tử thi láo tai Sai Gòn buổi trưa đưa xác ông ta về từ Sin .

Người ta cũng thấy sự ngụy tạo hớ hênh của ngày đưa xác ông ta về . Giấy ghi xác định tim đã ngừng đập thì ghi tại Singapore , nhưng về đến Việt Nam thì vẫn có dịch truyền lũng lẳng bên cái xác ướp .

Không cần nói , không hề và chẳng “ma” nào dám mổ xẻ tử thi thi của ông ta để kết luận chính thức về nguyên nhân cái chết của ông ta .

Như vậy , các nhà sử thi của chúng ta sẽ bớt phần gian nan vất vả , nếu có trong tương lai , chỉ cần xác định lại tử thi hay phẩn khung xương là biết chính xác vết dao đó đâm thế nào , thời gian nào và kết luận kẻ nào từ chính trị bộ chủ mưu .

Nhận định từ các diễn đàn trong nước cho biết , thời điểm Việt Nam chuyển đổi dân chủ sẽ là từ năm 2014 . Ngay từ bây giờ , làn sóng yêu cầu Nông Đức Mạnh từ bỏ cơn mơ : “là con không chính thức của Hồ” nên sẽ được tại vị đến chết đang dâng rất cao , âm thầm trong nước nhưng dữ dội .

Liệu ai và khi nào sẽ khai quật tử thi, bị tử nạn chứ không chết lão của Võ văn Kiệt ? Lời giải đáp từ phong trào dân chủ của nhân dân ta .
——————————————————————————-
Nguyệt San Việt Nam


Sau Cái Chết Của Võ Văn Kiệt

http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=170&ArticleID=27686

Thứ Ba, Ngày 24 tháng 6-2008
Tin Saigon – Thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về những tin đồn sau cái chết của cựu Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, và những tranh chấp nội bộ của các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam. Mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin đặc biệt từ trong nước sau đây (video 3 phút).

Download DamTangVoVanKiet.wmv

Dương Hữu Canh: Khủng hoảng và thời cơ

Filed under: Chính trị, xã hội, Kinh tế — tudo @ 9:24 pm

Dương Hữu Canh

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến một sự sụp đổ xã hội trầm trọng. Và đây chính là thời cơ cho người dân đứng lên thực hiện một cuộc thay đổi chính trị, giành lấy quyền lực thực sự về cho nhân dân.

Cuộc khủng hoảng đang xảy ra là tất yếu theo qui luật. Nói đúng hơn, thể chế chính trị hiện nay đang cai trị đất nước một cách trái qui luật nên việc sụp đổ là đương nhiên. Việt Nam đã chấp nhận kinh tế thị trường nhưng gắn thêm “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều này dẫn đến việc cố gắng dùng lý thuyết của Marx để giải thích cho sự vận động của cái qui luật mà lúc sinh thời chính ông đã bác bỏ và phê phán. Marx là một thiên tài về phân tích hiện trạng và dự báo nhưng ông đã tỏ ra sai lầm nghiêm trọng trong việc đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề.

Thực nghiệm đã cho thấy những lý thuyết kinh tế, xã hội và chính trị của Marx đề ra đã được kiểm chứng là không phù hợp và thất bại trong gần 150 năm thực chứng từ lúc ra đời. Sai lầm đó xuất phát từ chỗ ông đã áp đặt những ý muốn chủ quan và nôn nóng để thay thế qui luật khách quan tự nhiên. Do xuất phát từ ý nguyện tốt cộng với cách nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan nên ông đã làm cho những người áp dụng học thuyết của mình tưởng rằng có thể sáng tạo, phát minh ra các qui luật chủ quan để thay thế tự nhiên và sự vận động khách quan của vũ trụ.

Thực chứng và chuẩn tắc

Chấp nhận qui luật kinh tế thị trường nghĩa là phải công nhận quyền tư hữuđảm bảo cho mọi cá nhân có thể mưu cầu lợi ích riêng của mình trong một không gian tự do cạnh tranh, để từ đó xã hội có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu qu. Trên phương diện khoa học, kinh tế thị trường là môn kinh tế học thực chứng nhằm nghiên cứu để hiểu rõ các qui luật vận hành kinh tế của con người. Nó cho biết những kết quả khách quan sẽ được tạo ra từ những yếu tố tác động chủ quan của con người trong các hoạt động kinh tế.

Nhà nước cần hiểu rõ các qui luật ấy để tạo ra những luật lệ điều chỉnh hành vi chủ quan của con người nhằm hướng toàn xã hội đạt được những kết quả mong muốn một cách khách quan theo qui luật. Phần này chính là công việc của môn kinh tế học chuẩn tắc nhằm nghiên cứu để tạo ra những nguyên tắc chuẩn mực được luật hóa giúp định hướng các hành động của con người thông qua động lực của lợi ích chính đáng. Kinh tế chuẩn tắc không phải là qui luật mà là sự ứng dụng qui luật. Không phải là qui luật vì nó không bao giờ cho ra những kết quả luôn đúng hay luôn sai, có thể “đúng” cho một nhóm lợi ích này nhưng lại là “sai” đối với các nhóm khác.

Muốn một xã hội phát triển ổn định thì quyền lợi của đa số dân chúng phải được ưu tiên và đảm bảo. Con người cũng đã thử nghiệm rất nhiều các mô hình nhà nước khác nhau để giải quyết vấn đề này. Cuối cùng thì quá trình tiến triển của văn minh nhân loại cũng đã cho thấy rằng dù đi theo hình thái nhà nước nào thì đều phải tôn trọng dân chủ vì chỉ có dân chủ mới tạo ra được một thiết chế chính trị đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân – nền tảng ổn định của xã hội. Ai muốn cầm quyền thì phải đề ra được những chính sách có nhiều người dân ủng hộ nhất, và dân chúng cũng dễ dàng hạ bệ chính quyền nào đi ngược lại quyền lợi của đa số hoặc không giữ đúng lời đã hứa trước khi lên nắm quyền. Đó chính là sự kết hợp tối ưu giữa vận dụng qui luật khách quan, tôn trọng quyền căn bản và thiêng liêng của con người để tạo ra một xã hội thịnh vượng bền vững. Đó cũng chính là qui luật phát triển tất yếu.

Kinh tế thị trường đỏ

Việc gắn thêm định hướng xã hội chủ nghĩa vào kinh tế thị trường được chính quyền giải thích bằng những ý niệm tốt đẹp trên lý thuyết với mong muốn sẽ tạo ra những chuẩn tắc vĩ mô công bằng hơn cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Nhưng trên thực tế định hướng này được thực hiện bằng việc xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh để tạo ra những đặc quyền làm bất công bằng cho thành phần kinh tế tư nhân, không công nhận chính thức quyền tư hữu. Đó chính là sự áp dụng không đầy đủ những nguyên tắc căn bản của qui luật kinh tế thị trường. Sự phát triển méo mó đó đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế và sự bất ổn xã hội Việt Nam như hiện nay chính là kết quả của việc không tôn trọng qui luật khi áp dụng.

Con người không thể sáng tạo ra qui luật. Con người chỉ có thể phát hiện ra qui luật, tôn trọng và áp dụng các qui luật đó một cách sáng tạo để đạt được những thành tựu tốt đẹp phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của nhân loại. Đã là qui luật khách quan của tự nhiên thì nó luôn tồn tại bất chấp thời gian và không gian, nó vượt lên trên mọi sáng tạo của con người. Người ta không thể chế tạo ra một chiếc máy bay phản lực an toàn nếu không hiểu rõ và tôn trọng tuyệt đối những nguyên tắc căn bản của các định luật phản lực, khí động học, v.v… Năng lực trí tuệ và sức sáng tạo của con người là rất lớn nhưng nó có giới hạn. Giới hạn đó chính là những qui luật vận động khách quan của vũ trụ, của trời đất.

Chính quyền hiện nay đang cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế do sai qui luật bằng những biện pháp tiếp tục đi ngược lại với qui luật khách quan. Những mệnh lệnh hành chính để áp chế giá cả phá vỡ sự vận động của kinh tế thị trường nhưng lợi ích của nó lại chỉ rơi vào những nhóm thiểu số rất nhỏ có quan hệ đặc biệt với những người ra quyết định. Qui luật khách quan không được tôn trọng, quyền lợi của đại đa số dân chúng vốn đang rất khốn cùng lại tiếp tục bị hy sinh và chà đạp để những kẻ cơ hội trục lợi thì làm sao tránh được sự sụp đổ. Thời điểm này sẽ đến rất nhanh không quá hai năm nữa. Báo chí đang bị khống chế hoàn toàn để che đậy sự thật với dân chúng nhưng điều này cũng sẽ làm cho những người nắm quyền lực càng trở nên u mê tự che mắt chính mình, tự huyễn hoặc nên không thể nhận ra thời điểm đó.

Động lực của niềm tin

Nhiều người nuôi hy vọng vào chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tìm thấy một “thần dược” chữa trị khủng hoảng giúp kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi. Đó là điều ảo tưởng và kém hiểu biết. Hãy thử nghĩ xem niềm tin của công chúng thế giới sẽ được định hình như thế nào nếu Việt Nam sụp đổ kinh tế dẫn đến tan rã thể chế chính trị? Việt Nam sao chép mô hình của Trung Quốc và thực trạng của hai nước có rất nhiều những điểm giống nhau. Việt Nam qui mô nhỏ, thể chất kém hơn Trung Quốc nên nhiễm bệnh nhanh và ngã đổ trước. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự cai trị độc quyền của đảng Cộng sản, được xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Marx ở Trung Quốc sẽ dẫn đến sụp đổ và tan rã chỉ còn là vấn đề thời gian.

Mỹ sẽ không thể bỏ qua cơ hội có một không hai vào lúc này ở Việt Nam để tạo ra một sức mạnh niềm tin chống lại xu thế thiên tả đang liên tục xảy ra ở châu Mỹ La Tinh, mới đây là Nepal và đang tiếp tục ảnh hưởng đến Phi châu. Những đảng cực tả ở các nước này đã nắm quyền phần lớn là do đa số dân chúng ở đó lầm tưởng vào sự thành công nhất thời của Trung Quốc, và cả Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Nó tương tự như sự phát triển nhanh chóng của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây bởi ảo tưởng về sức mạnh của mô hình Liên Xô. Nhưng sự sụp đổ của hệ thống này còn nhanh chóng hơn nhiều so với lúc nó hình thành.

Hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận nguyên tắc một nước Trung Quốc nhưng một Trung Quốc đó sẽ như thế nào: tư bản hay cộng sản, dân chủ đa nguyên hay độc đảng chuyên chế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những ván cờ chính trị, những kế hoạch và toan tính của nhiều nước không chỉ về kinh tế mà cả chính trị trong giai đoạn hiện nay. Xem như vậy thì sẽ hiểu được động lực của các quốc gia có lợi ích trong những ván cờ này lớn đến như thế nào, đó là những giá trị tinh thần mà không thể dễ dàng mua được bằng vật chất. Xem tiếp những quốc gia đó đang nắm hầu bao của Việt Nam ra sao thì sẽ đoán biết được những hành động ứng xử sắp tới của họ đối với cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam sẽ như thế nào.

Kinh tế bẫy chính trị

Chính phủ Việt Nam đang làm mọi cách để tăng cường đầu tư nước ngoài với hy vọng bù đắp vào sự thâm hụt mậu dịch trầm trọng mà nếu không cân bằng được sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn diện. Những chính sách ưu đãi đặc biệt hơn nữa để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đưa ra vội vã từ đầu năm đến nay bất chấp những hậu quả lâu dài. Kết quả là vốn đăng ký cam kết tăng vọt một cách khó hiểu. Nhưng sẽ chẳng khó để hiểu ra nếu nhìn vào các dự án đầu tư đã được cấp phép trong mấy tháng qua. Đài Loan đăng ký đầu tư hàng chục tỷ đô la vào những nhà máy thép và công viên phần mềm; Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tiếp tục là những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Những đoàn doanh nghiệp Mỹ hứa hẹn sẽ trở thành nhà đầu tư số một kèm theo đòi hỏi hiệp định thương mại đầu tư song phương Mỹ – Việt phải nhanh chóng được ký kết để “tạo thuận lợi” cho môi trường đầu tư.

Thường thì muốn đạt được các mục tiêu chính trị lớn người ta sẽ chấp nhận thiệt thòi về kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, không những mục tiêu chính trị dễ dàng đạt được mà quyền lợi kinh tế lại càng lớn và được đảm bảo. Những cam kết đầu tư với số vốn lớn vào lúc này là để chiếm chỗ và chiếm những ưu đãi được đảm bảo bởi chính phủ vốn đang cần những “cái phao cứu sinh”. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra hồi cuối năm ngoái là lúc nhà nước Việt Nam đã bị sập một chân vào bẫy. Thay vì tìm cách thoát khỏi cái bẫy, thậm chí nếu cần phải chặt đứt bàn chân dính bẫy thì chính quyền lại đang bước tiếp một chân còn lại vào bẫy. Chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Việt Nam chắc chắn sẽ kết thúc tốt đẹp bằng những hứa hẹn và cam kết trợ giúp với những điều kiện sẽ được cài đặt khéo léo. Cả thế giới phương tây cũng có cùng động lực và mục tiêu như vậy.

Chẳng khó gì để viện nhiều cớ nhằm trì hoãn việc giải ngân thực hiện các nguồn vốn đã cam kết, đã hứa hẹn giúp đỡ, nhất là trong một môi trường quản lý hành chính yếu kém như Việt Nam. Hai chân đã vào bẫy, chỉ cần giật nhẹ thì sẽ lăn kềnh đổ vật. Thòng lọng được xiết chặt. Nhìn từ hiện tượng thì nghĩ rằng sức mạnh bên ngoài rất ghê gớm để đánh sập một hệ thống kỳ cựu như vậy, nhưng nếu nhìn sâu vào nhân và quả thì sẽ hiểu rằng tác động từ bên ngoài là khách quan, dù muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại; chính sức mạnh của nội lực mới quyết định kết quả của sự tác động đó như thế nào. Cơ thể yếu ớt và bệnh hoạn của Việt Nam chính là cái nhân của hậu quả tồi tệ ngày nay. Những động lực lợi ích to lớn từ bên ngoài sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội để tấn công vào những cơ thể như vậy.

Cơ chế tự điều chỉnh

Một thiết chế chính trị độc đảng luôn triệt tiêu dân chủ, dân chủ lại là một cơ chế tự điều chỉnh những vấn đề của xã hội, kinh tế, chính trị hiệu quả để tạo ra sự hài hòa bền vững. Thể chế chấp nhận đa nguyên kinh tế nhưng chuyên chế độc đảng chính trị như Trung Quốc và Việt Nam thì sự phát triển chỉ có được nhờ may mắn xuất hiện các lãnh đạo giỏi giang nhất thời. Điều may mắn không phải lúc nào cũng đến nên một xã hội vận hành mà chỉ dựa vào sự may mắn thì chắn chắn sẽ bất ổn. Không ai có thể sáng suốt trong một thời gian dài, nhất là khi người ta cảm thấy mình luôn có công nhưng không có cái gương để soi rọi lại mình. Nhưng nguy hiểm hơn là những nhà lãnh đạo đó thường có xu hướng giải quyết những xung đột xã hội bằng vũ lực. Sự kiện Thiên An Môn đẫm máu là một ví dụ, cho dù nó tạm thời dẹp tan hiện tượng của xung đột nhưng mầm mống loạn vẫn còn đó và tiếp tục tạo ra những sóng ngầm u uất mà không có một thành tích kinh tế nào có thể xóa nhòa đi được, và chúng sẽ nhanh chóng biến thành những sức mạnh lật đổ ghê gớm khi có thời cơ.

Nhân loại thường phải trải nghiệm dài, cả trả giá đắt để phát hiện ra và hiểu được những qui luật khách quan. Những quốc gia như Việt Nam không nên theo đuổi những gì chưa được thực chứng đầy đủ để đặt cả dân tộc vào một cuộc thử nghiệm mạo hiểm mà sự thất bại của nó có thể dẫn đến diệt vong. Đừng vội lựa chọn ý thức hệ chính trị nào vì điều đó sẽ luôn dẫn đến những sai lầm duy ý chí do chủ quan của một thiểu số nhỏ. Dân tộc Việt Nam cần sáng suốt nhìn nhận và áp dụng những qui luật khách quan đã được thực chứng và hiểu biết thấu đáo; tôn trọng những quyền căn bản và thiêng liêng của con người trong việc tự do mưu cầu lợi ích tinh thần và vật chất chính đáng để tạo một không gian vận hành hợp qui luật phát triển cho toàn xã hội.

Kinh tế thị trường không phải là một ý thức hệ, nó là một qui luật vận động khách quan của con người khi sống thành xã hội. Nó không phải do chủ nghĩa tư bản sáng tạo ra. Chủ nghĩa tư bản chỉ là người phát hiện ra và vận dụng nó một cách tôn trọng và sáng tạo theo từng giai đoạn phù hợp với trình độ phát triển của loài người. Kinh tế thị trường là một khoa học thực chứng, nó tồn tại mặc nhiên như qui luật vạn vật hấp dẫn hay bất kỳ qui luật nào khác của khoa học tự nhiên. Nhưng vì là khoa học xã hội liên quan đến sự vận động không ngừng của con người nên việc thực chứng đã phải mất rất nhiều thời gian để thực nghiệm và kiểm chứng trong thực tế. Không giống như các qui luật được phát hiện trong phòng thí nghiệm của các môn khoa học tự nhiên, loài người đã phải trải qua một thời gian dài và phải trả giá để hiểu sâu sắc kinh tế thị trường như ngày hôm nay. Ý thức hệ chỉ là nhân sinh quan, là sản phẩm trí tuệ của con người. Nó chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu được xây dựng trên sự hiểu biết những qui luật vận động khách quan của vạn vật, hay còn gọi là vũ trụ quan, là sản phẩm của tạo hóa. Người ta có thể sở hữu ý thức hệ hoặc các phát minh sáng chế nhưng không ai có quyền sở hữu những qui luật của trời đất do tạo hóa ban tặng.

Ý thức hệ Lạc Hồng

Ý thức hệ chính trị của dân tộc Lạc Hồng sẽ được hình thành và hoàn thiện qua từng năm tháng một cách tự nhiên dựa trên sự vận động khách quan theo qui luật. Không ai có thể mô tả và đủ tư cách để công bố “hình hài” của cái ý thức hệ đó sẽ như thế nào. Nó chỉ có thể được định hình bởi ý muốn của đa số dân chúng thông qua lá phiếu của mình lựa chọn những thành phần tinh hoa của dân tộc để dẫn đắt đất nước vận hành theo đúng qui luật. Đúng qui luật thì ắt sẽ phát triển và phát triển bền vững. Đúng qui luật và thuận theo xu thế tiến triển chung của nhân loại, của thế giới thì sẽ phát triển thịnh vượng mà không phải mất quá nhiều công sức, có khi phải trả bằng máu.

Khi một dân tộc đã chọn con đường phát triển theo qui luật của tạo hóa thì dân tộc đó sẽ tìm thấy thế mạnh và phát huy được tối đa sức mạnh đó dựa trên những đặc tính và lợi thế mà thiên nhiên – trời đất đã ban tặng cho họ. Một ý thức hệ được hình thành theo con đường như vậy chắc chắn sẽ mang đậm bản sắc dân tộc, phù hợp với đặc tính dân tộc và gìn giữ được những gì thiên nhiên ban tặng cho dân tộc đó. Địa thế của Việt Nam nằm ngay điểm giao cắt của Đông và Tây cả về phương diện địa lý (vật thể) lẫn văn hóa (phi vật thể). Một điểm giao cắt như vậy nếu không trở thành nơi giao thoa văn hóa và kinh tế của toàn cầu thì sẽ bị biến thành một điểm nóng của xung đột chính trị và quân sự và cả ý thức hệ. Cuộc chiến Việt Nam trong thế kỷ 20 có đầy đủ tính chất của một sự xung đột như vậy. Nó đã xảy ra vì dân ta đã không thể giải quyết những mâu thuẫn bằng lá phiếu của mình.

Bản tính trời cho dân tộc Việt Nam là ôn hòa và thân thiện, không thích suy tư tranh cãi về triết học hay các lý thuyết chính trị. Cả ngàn năm nay dân tộc ta không sáng tạo hay phát triển nên bất kỳ một trường phái triết học, chủ thuyết chính trị riêng nào cho dù chỉ số thông minh được đánh giá rất cao. Đó là một món quà quí giá mà tạo hóa ban tặng để dân tộc này có thể biến mình trở thành một nơi giao thoa văn hóa, kinh tế với bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới mà không tạo ra những mâu thuẫn và xung đột về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Sự giao thoa ấy chắc chắn sẽ tạo nên những thành tựu kinh tế và văn hóa mới không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả thế giới. Sự thịnh vượng của Việt Nam sẽ bắt đầu từ đó.

Để có thể đi trên một Con đường như vậy thì điều kiện tiên quyết là quyền lực thực tế phải thuộc về nhân dân một cách thực chất. Nếu đảng Cộng sản Việt Nam không tỉnh táo nhận ra thế sự mà chủ động trao quyền về cho nhân dân thì toàn dân sẽ đứng lên giành lại cái quyền chính đáng ấy của mình mà bao lâu nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Thời cơ cho một sự thay đổi như vậy đang đến. Sự bất mãn đang dâng đến cao độ, ngay cả trong những thành phần đảng viên và quan chức có trách nhiệm. Còn giới báo chí thì chỉ chờ đợi một thời cơ như thế để có thể thoát khỏi sự áp chế đang đè nặng đến ngạt thở. Tất cả sẽ tràn ra thành những cơn lũ cuốn phăng tất cả những gì cản trở.

Dương Hữu Canh
Mùa hạ tháng 6, 2008

Nguồn:
http://blog.360.yahoo.com/blog-VAMH4Rclaaccgza0JPgODGPLQXM-?cq=1

Báo chí Việt Nam nói gì về sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ

Báo chí Việt Nam nói gì về sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ

Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ đang là đề tài quan tâm hàng đầu của báo chí Việt Nam trong vài hôm nay. Từ chuyện vấn kế cựu chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan đến việc điện đàm với ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa John McCain và đỉnh điểm là hội đàm cùng tổng thống Bush. Một sự kiện khác cũng khá quan trọng là việc báo Time phỏng vấn Nguyễn Tấn Dũng mà báo Vietnamnet dịch lại. Tuy nhiên, như một thông lệ, Vietnamnet dịch lại các câu phỏng vấn trừ hai câu hỏi. Một câu về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Việc Vietnamnet không dịch câu này dù sao còn có thể hiểu được vì trong ngôn ngữ báo chí Việt Nam hai từ “nhân quyền” và “tự do tôn giáo” là các từ đã được liệt kê trong danh mục cấm đề cập. Nhưng việc Vietnamnet không dám dịch và đưa câu hỏi thứ hai thì thật tệ. Đó là câu hỏi về việc bắt hai nhà báo và câu trả lời của Thủ tướng.

Báo chí Việt Nam không những không còn dám lên tiếng về việc nhà báo bị bắt, mà thậm chí còn không dám đăng lại việc nhà báo nước ngoài hỏi han Thủ tướng Việt Nam về việc này. Liệu từ “tham nhũng” có sắp được bổ sung vào danh mục các từ bị cấm đề cập cho 700 tờ báo, tạp chí ở Việt Nam không?

Nhưng Vietnamnet vẫn khá hơn Tuổi Trẻ và Thanh Niên, hai tờ báo có phóng viên bị bắt, không thấy đề cập gì tới bài phỏng vấn thủ tướng Dũng trên Time, dù Tuổi Trẻ có trích dịch bài trên Time.

Hai câu hỏi và trả lời bị lược bỏ:

“The arrest of two reporters who covered a high-profile corruption scandal within the transport ministry has been seen as a blow against anti-corruption efforts. (Vụ bắt giữ hai nhà báo đã tường thuật về vụ xì-căng-đan tai tiếng trong bộ giao thông vận tải được xem như một đòn đánh vào các nỗ lực chống tham nhũng) ***

The arrest of the two journalists has nothing to do with the fight against corruption. Vietnam is a rule-of-law state, in which all citizens are equal before the law, protected by the law and their violations shall be punished in accordance with the law, no matter who they are. (Vụ bắt giữ hai nhà báo không dính dáng gì đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp trị, trong đó tất cả các công dân đều bình đẳng trước pháp luật và những phạm pháp của họ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp, kông cần biết họ là ai) ***

The U.S. State Department has removed Vietnam from its list of countries that it says are violating religious freedom. Do you think Vietnam can make similar progress on other human rights issues? (Bộ Ngoại giao Hoà Kỳ đã tháo gỡ Viêt Nam khỏi một danh sách các quốc gia, mà theo họ thì đang vi phạm tự do tôn giáo. Ông có nghĩ là Việt Nam có thể thực hiện được một tiến bộ tương tự về các vấn đề nhân quyền khác không?) ***

It is [the government’s] top priority to respect and protect human rights, seeing the people as a central factor for achieving sustainable development and the goal of building Vietnam into a strong country with wealthy people and a just, democratic and civilized society. Vietnam stands ready to talk with the U.S. on issues of mutual concern. The U.S. side has acknowledged positive progress in Vietnam. I am convinced that we need to increase contacts and dialogues in order to enhance mutual understanding on issues of differences.”

(Ðó là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nhằm tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi nhân dân là một nhân tố trọng tâm để đạt đến một mức phát triển có thể tồn tại được và mục tiêu để xây dựng Việt Nam thành một quốc gia dân giàu nước mạnh và một xã hội công bình, dân chủ, văn minh. Lập trường của Việt Nam là sẵn sàng bàn thảo với Hoa Kỳ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã thừa nhận những tiến bộ tích cực của Việt Nam. Tôi tin chắc rằng chúng ta cần phải gia tăng gặp gỡ và đối thoại nhằm mục đích để tăng cường thêm sự hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề khác biệt”) ***

Bài trên Time
Vietnam’s Prime Minister Tackles Inflation

Bài trên Vietnamnet
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của Time

Cũng có một câu trả lời khác của Nguyễn Tấn Dũng bị lược mất một ý quan trọng liên quan tới vai trò của công chúng và của báo chí trong chống tham nhũng.

Câu hỏi:- Thưa ông, khi đảm nhận cương vị Thủ tướng, ông có tuyên bố một trong những mục tiêu cơ bản của ông là chống tham nhũng. Ông sẽ làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?

Ý bị lược bỏ: “And we also need to improve the publicity and transparency in corruption cases in order to better involve the public, including the mass media, in the fight.”

” …Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.

Vụ bắt giữ hai nhà báo (của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên) mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?

“Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai”.

Câu hỏi về tôn giáo và nhân quyền thì Nguyễn Tấn Dũng đã có sẵn câu trả lời quen thuộc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?

“Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt.”

*** phần tiếng Việt do TNTDDC lược dịch

Nguồn:
http://blog.360.yahoo.com/blog-FuoEs40yd6RRny_PYSPvm1VnOVpUuw–?cq=1


vietnamnet_2008_06_NTD_traloi_pv_times.pdf  http://www.mediafire.com/?3l1zml9ozux

June 27, 2008

Dân Biểu Sanchez Kêu Gọi Dũng Đưa Ra Bằng Cớ

Filed under: Chính trị, xã hội, Quốc tế — tudo @ 2:08 am

Video: Dân Biểu Sanchez Kêu Gọi Thử Tướng Dũng Đưa Ra Bằng Chứng về Chính Sách Cải Thiện Nhân Quyền Tại Việt Nam

 

 

 

WASHINGTON, D.C. – Hôm nay, Dân Biểu liên bang Loretta Sanchez, đồng chủ tịch Nhóm Việt Nam Caucus đã có một bản điều trần trước Hạ Viện Hoa Kỳ và đã được tuyền trình  nhằm đáp lại cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm Thứ ba vừa qua.
 
 Dưới đây là bản tuyền trình nguyên văn của Dân Biểu Sanchez . Xin vào clip dưới đây để xem.

http://www.cq.com/floorvideo/play.do?id=abab31e0187b78718a051005f1f5c5477d8776269d05bf99bbbe6ca34e00f3ca2d3ddfe014fd74e08dcd8d68087ef864059f85f4492af0a7af057dd99be1ced00ee91d5d05f0086c.  

 
 “Xin cám ơn Ông Chủ Tịch, tôi đứng đây hôm nay để bàn thảo về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ Tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng trong tuần này.
 
 “Theo tôi được biết trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Dũng vừa qua, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đã được thảo luận đến, và Thủ Tướng Dũng đã nói với Tổng Thống Bush rằng chính quyền Việt Nam đã luôn tích cực quảng bá và cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.
 
 “Tuy nhiên, là một người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và đồng thời đại diện đại diện cho một trong những cộng đồng Việt-Mỹ lớn nhất hải ngoại – thực tế cho chúng tôi biết không những tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện mà càng ngày càng tồi tệ.
  
 “Chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp, giam giữ và kết tù các nhà đấu tranh dân chủ – công dân Việt Nam, và kể cả công dân Hoa Kỳ! 
 
 “Để tăng cường chiến dịch đàn áp, chính quyền Việt Nam đã đi ngược lại quyền tự do ngôn luận trong Hiến Pháp của họ bằng cách không ngừng quấy rối và giam giữ những nhà viết nhật ký điện viết về chế độ về các tệ nạn xã hội.
 
 “Nếu có sự cải thiện, tôi kêu gọi Thử Tướng Dũng hãy đưa ra các bằng chứng về chính sách mà chính quyền Việt Nam dùng để cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đến với Quốc Hội Hoa Kỳ – NHƯNG, tôi lo đây chỉ là một trong những lời hứa tróng không từ phía Chính Quyền Việt Nam.
 
  “Vì đó, Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới phải cùng đứng lên tạo áp lực đến với nhà cầm quyền Việt Nam để sớm ngày chấm dức tình trạng đàn áp nhân quyền và tôn giáo.”
 VNE

Tuyên Bố Chung Giữa CSVN & Hoa Kỳ

Filed under: Chính trị, xã hội — tudo @ 2:06 am

Tuyên Bố Chung Giữa Việt Gian Cộng Sản & Hoa Kỳ

 

Nguồn: hình của tòa Bạch Ốc

 

TUYÊN BỐ CHUNG   GIỮA HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ VÀ  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
 Ngày 25/6/2008
 
 Tổng thống George W. Bush hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và Nhà Trắng, tiến hành cuộc hội đàm song phương lần thứ tư giữa các nhà lãnh đạo hai bên trong bốn năm qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Bush thảo luận những tiến bộ đạt được kể từ cuộc gặp giữa hai nhà Lãnh đạo tại Việt Nam năm 2006, cam kết có nỗ lực cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương đang ngày càng năng động. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tích cực và đang phát triển, tôn trọng lẫn nhau, và cùng cam kết hợp tác nhiều mặt mang tính xây dựng trên nhiều vấn đề để góp phần làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu hướng tới một khu vực châu Á – Thái Bình Dương ổn định, an ninh, dân chủ, hoà bình và trao đổi về việc đóng góp của Việt Nam và Hoa Kỳ cho mục tiêu này trong tương lai.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước, ghi nhận thương mại hai chiều vượt 12 tỷ đô la năm 2007 và Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam quyết tâm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA), tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và tăng cường thương mại với Việt Nam.

Hai bên nhất trí rằng quan hệ kinh tế và thương mại là quan trọng đối với quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo tuyên bố Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ khởi động đàm phán Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT), thể hiện sự cam kết của hai bên về đối xử công bằng, không phân biệt, minh bạch đối với đầu tư nước ngoài. Tổng thống Bush khẳng định Hoa Kỳ đang xem xét tích cực đề nghị của Việt Nam được tham gia chương trình Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) và Tổng thống ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc công nhận Quy chế Kinh tế Thị trường. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của những nỗ lực trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư tự do và cởi mở, kể cả triển vọng của một Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Á – Thái Bình Dương. Tổng thống Bush tái khẳng định Hoa Kỳ phản đối việc hạn chế xuất khẩu lương thực trong lúc giá đang tăng. Hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các nước cùng nỗ lực tham gia giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu. Tổng thống Bush tái khẳng định cam kết Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giữ hoặc tăng mức viện trợ và giải quyết các nguyên nhân sâu xa của việc giá lương thực tăng cao.

Hai nhà lãnh đạo trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. Hai nhà lãnh đạo ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị – quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận lợi ích của đối thoại thẳng thắn, cởi mở về các vấn đề liên quan tới nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Tổng thống Bush và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về vai trò quan trọng của pháp quyền trong các xã hội hiện đại. Tổng thống Bush nêu lên tầm quan trọng của việc thúc đẩy cải thiện nhân quyền và các điều kiện cho giáo dân và người dân tộc thiểu số. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với Tổng thống Bush về các thành tựu và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực này. Tổng thống Bush ghi nhận các thành tựu của Việt Nam đến nay và bày tỏ mong muốn được thấy những tiến bộ hơn nữa. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết thúc đẩy và đảm bảo nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng trước những thành công của người Hoa Kỳ gốc Việt và ghi nhận sự đóng góp của họ vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Bush hoan nghênh những đóng góp này và tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Tổng thống Bush cảm ơn sự hợp tác của Việt Nam trong nỗ lực nhân đạo của hai bên nhằm kiểm kê đầy đủ nhất những quân nhân Hoa Kỳ mất tích và việc Việt Nam sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung, ghi nhận rằng các đợt tìm kiếm chung đã giúp nhận dạng và hồi hương 629 hài cốt quân nhân Hoa Kỳ. Tổng thống Bush khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm thông tin về người mất tích của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và hoan nghênh những tiến bộ mà hai bên đã đạt được trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực chứa chất đi-ô-xin trước đây ở Việt Nam, đặc biệt là việc giải ngân 3 triệu đô-la Mỹ cho các dự án khắc phục môi trường và sức khoẻ.

Tổng thống Bush chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 2 năm. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ tiếp tục tham vấn về các vấn đề cấp bách đặt ra đối với HĐBA. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với Tổng thống Bush Việt Nam đang hoàn tất quá trình chuẩn bị cho việc tham gia có hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn Tổng thống Bush về lời mời Việt Nam tham gia vào Sáng kiến các Hoạt động Hoà bình Toàn cầu (GPOI), trong đó Việt Nam sẽ tham gia vào các khoá huấn luyện và các hoạt động khác của chương trình này. Tổng thống Bush ghi nhận chuyến thăm của Tàu nhân đạo USNS Mercy đang tiến hành tại Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN- Hoa Kỳ. Tổng thống Bush đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về các lĩnh vực hợp tác với ASEAN bao gồm viện trợ nhân đạo và cơn bão Nargis. Tống thống Bush nhắc lại Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với ASEAN, LHQ và các tổ chức phi chính phủ để cung cấp thêm viện trợ nhân đạo rất cần thiết đối với các nạn nhân của cơn bão tàn khốc. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về sự cần thiết cho các nhân viên cứu trợ quốc tế được nhanh chóng tiếp cận các khu vực bị bão tàn phá.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giáo dục và thoả thuận sẽ thành lập Nhóm Đặc trách Giáo dục Cấp cao để xác định lộ trình và các phương thức hiệu quả cho việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh Chương trình Fulbright tiếp tục thành công tại Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam đến học tại Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tổng thống Bush nhấn mạnh tầm quan trọng của một Chương trình của Đội tình nguyện Hoà bình trong tương lai tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về nguyên tắc đối với đề nghị của Tổng thống và hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về các dàn xếp liên quan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự hỗ trợ của Tổng thống Bush trong khuôn khổ Sáng kiến Viện trợ Phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) và ghi nhận rằng nhiều người Việt Nam, trong đó có trẻ em dễ nhiễm bệnh, đang được hỗ trợ, chăm sóc và được điều trị thuốc kháng vi-rút.

Tổng thống bày tỏ cam kết tiếp tục phát triển sự hợp tác về con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và phòng chống nạn bắt cóc và buôn bán trẻ em. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam chia sẻ các mục tiêu này và sẽ chuẩn bị để sớm tham gia Công ước La Hay về con nuôi. Thủ tướng cũng hoan nghênh sự hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ cho bước chuẩn bị này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Tổng thống Bush về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với việc xây dựng Luật Năng lượng Nguyên tử của Việt Nam và việc cung cấp thông tin và đào tạo kỹ thuật về an toàn hạt nhân.

Cuối cùng, hai nhà Lãnh đạo thảo luận về sự hợp tác trong vấn đề khí hậu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Bush hoan nghênh việc khởi động dự án Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan trắc Toàn cầu (DRAGON) tại Việt Nam, theo đó sẽ thành lập một viện nghiên cứu tại ĐH Cần Thơ nhằm hợp tác trong huấn luyện và nghiên cứu việc xây dựng các hệ sinh thái trong lành và phát triển bền vững ở đồng bằng Sông Cửu Long. Hai nhà lãnh đạo cũng thoả thuận sẽ hợp tác để thúc đẩy các nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng thay đổi khí hậu và khả năng thích ứng của Việt Nam, bao gồm việc thành lập một Tiểu ban mới trong khuôn khổ Hiệp định song phương về Khoa học Công nghệ để thảo luận và điều phối các sáng kiến chung.

VNE

14 ĐẬP THUỶ ĐIỆN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG CỦA TRUNG QUỐC

Filed under: Chính trị, xã hội, Môi sinh Môi trường — tudo @ 1:50 am

14 ĐẬP THUỶ ĐIỆN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MEKONG CỦA TRUNG QUỐC

333 magnify

AC- ARIZONA COWBOY : Việc xây dựng 14 đập thuỷ điện chặn dòng sông Mekong khởi nguồn từ Tây Tạng qua Trung Quốc trước khi đến Myanmar – Lào -Thái – Cambodia – Việt Nam. có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam ? .

Vấn đề này đã bị chính Quyền VN hiện nay hoàn toàn im lặng và che dấu. Sự nguy hiểm không thể lường được trong việc Trung Quốc xử dụng Thuỷ Công để phá hoại khống chế nền kinh tế chính trị VN trong thời gian sắp tới .

 

  • Ngoài Biển thằng Tàu tuyên bố chủ quyền trên Đảo của ta .
  • Đất liền Biên giới nó Lấn thác Chiếm núi Bẻ sông .
  • Còn âm mưu của thằng Tàu đeo 14 cái gông cùm khống chế con sông Cửu Long Có bao nhiêu người dân Việt biết ?
  • Chúng ta phải làm gì trước sự thờ ơ của những người cầm quyền ?

 

 

Việt Nam, Thái Lan xuất cảng bàn ghế sang Mỹ với gỗ phá lậu từ rừng núi Lào Quốc Wednesday, March 19, 2008

tin trên báo Người Việt ( click Link)
VN-GoLau.JPG
 
Hình bên: Ủy viên Liên Hiệp Châu Âu về môi trường Stavros Dimas được thành viên một tổ chức bảo vệ môi trường thiên nhiên trao cho tấm băng rôn cổ võ chống khai thác lậu gỗ rừng, tàn hại thiên nhiên, trong một buổi lễ tại Brussels, Bỉ, hôm Thứ Tư 19/3/2008. Tổ chức bảo vệ môi trường thiên nhiên đang kêu gọi Liên Âu ban hành luật cấm bàn ghế giường tủ sản xuất với các loại gỗ bị khai thác rừng bất hợp pháp. (Hình: AP/Thierry Charlier) Bangkok 19-3.- Việt Nam đã xuất cảng sang Hoa Kỳ và Âu Châu lối 45% đồ gỗ sản xuất trong nước nhờ mua gỗ phá lậu từ rừng núi nước Lào, một tổ chức bào vệ môi trường thiên nhiên lên tiếng tố cáo hôm Thứ Tư 19 tháng 3, 2008.
 
“Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng và nhu cầu muốn mua đồ bàn ghế giường tủ bằng gỗ và rẻ tiền của các nước Tây Phương đã tàn phá rừng nhanh chóng tại nước Lào”. Julian Newman, cơ quan điều tra môi trường trụ sở ở Anh Quốc “Environmental Investigation Agency” (EIA) tố cáo như vậy trong cuộc họp báo.

Tổ chức trên trình chiếu các đoạn phim video hàng đoàn xe tải chất đầy gỗ vượt biên giới Lào vào Việt Nam. Ðược biết nước Lào cấm xuất cảng gỗ dù là gỗ nguyên cây hay đã cưa xẻ.

Mỗi năm, khoảng 17.6 triệu cubic feet (gần 5 triệu mét khối) gỗ đã được vận chuyển lậu từ Lào sang Việt Nam với các giấy tờ giả mạo bằng tiền hối lộ, tổ chức trên nói.

Viedeo trình chiếu trong cuộc họp báo cũng cho thấy các người Việt Nam kinh doanh thú nhận gỗ họ dùng trong các nhà máy của họ xuất xứ từ Lào Quốc một cách bất hợp pháp để sản xuất đồ gỗ xuất cảng. Một hình ảnh cho thấy một đống gỗ khổng lồ đem về từ Lào đang để ở hải cảng Vinh sẵn sàng chờ người mua.

Newman cũng cho hay doanh nhân Thái Lan cũng mua gỗ lậu từ Lào, một nước được coi như còn những khu rừng lớn nhất Ðông Nam Á Châu.

Các viên chức chính quyền Thái và Việt Nam chưa đưa ra lời bình luận gì về chuyện này. Trước đây họ từng nhìn nhận là có chuyện chuyển gỗ khai thác bất hợp pháp từ Lào đến quốc gia họ nhưng tầm mức nghiêm trọng đến đâu thì không thấy nêu ra.

“Trách nhiệm trên hết của tình trạng gian dối này nằm ở các thị trường tiêu thụ, tức nhập cảng các loại bàn ghế giường tủ chế tạo từ gỗ bị cưa cắt trộm.” Newman nói.

Faith Doherty, một viên chức khác của tổ chức trên, cho hay hay một dự luật đang được xoan thảo để trình với Quốc Hội Hoa Kỳ, giới hạn nhập cảng đồ gỗ khai thác bất hợp pháp. Bà cũng cho hay Liên Hiệp Âu Châu đang có các biện pháp như buộc các nhà nhập cảng phải cam kết là đồ gỗ nhập cảng không thuộc loại có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp.

Theo tổ chức EIA, từ năm 1990 đến nay, Việt Nam tìm cách bảo vệ rừng và cấm khai thác gỗ lậu nhưng đồng thời kỹ nghệ sản xuất đồ gỗ để xuất cảng lại bành trướng nhanh chóng.

Các con số thống kê cho thấy năm ngoái, Việt Nam xuất cảng một lượng đồ gỗ trị giá $2.4 tỉ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2000. Theo chi tiết từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, 39% đồ gỗ xuất cảng năm 2006 là sang Mỹ, 14% sang Nhật, 7% sang Anh quốc và 4% sang Pháp cũng như Ðức.

Sự tàn hủy nhanh chóng rừng tại Lào Quốc liên quan tới tham nhũng và ăn hối lộ ở cấp cao mà không phải chỉ có Việt Nam là lợi dụng nước láng giềng. Cả doanh nhân Thái và Singapore cũng can dự”. Bản phúc trình của EIA viết.

Giả dạng người đầu tư kinh doanh đồ gỗ, thành viên của tổ chức EIA đã gặp một doanh nhân Thái mà ông này khoe rằng đã hối lộ cho một viên chức quân sự cao cấp của Lào để có thể mua một lượng gỗ lậu trị giá lên đến $500 triệu USD.

AC- ARIZONA COWBOY : Trên đường tìm kiếm thông tin AC thật sự hoảng sợ trước nguy cơ về một cái chết đã được báo trước về Hiểm Hoạ Huỷ Diệt Sông Cửu Long .

 

 

 

 BẰNG CHỨNG VN ĐỐN HẠ RỪNG CỦA LÀO

VỤ ÁN CÔNG TY LÂM SẢN HÀ NỘI CLICK LINK)

…..

Theo tài liệu điều tra, từ năm 1999-2001, Phòng Xuất nhập khẩu – Chi nhánh Công ty TMLS Hà Nội tại Bắc Ninh; Xí nghiệp XNK, bảo quản nông lâm sản miền Nam, Chi nhánh Công ty TMLS Hà Nội tại Quản Ninh đã lập nhiều phương án kinh doanh gỗ Lào và được Phan Anh Sơn (Giám đốc Công ty TMLS Hà Nội), Lê Thị Thanh Minh (Kế toán trưởng) duyệt.

Sau đó, Phan Anh Sơn đã ký các hợp đồng kinh tế mua gỗ với các doanh nghiệp của Lào. Đồng thời, Sơn ký 19 hợp đồng tín dụng vay vốn của Ngân hàng liên doanh Lào Việt (Chi nhánh Hà Nội) và Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng rồi điều chuyển vốn vay từ phòng Kế hoạch kinh doanh sang phòng XNK sau đó chuyển cho các đơn vị trên chuyển sang Lào kinh doanh gỗ. ….

BỌN PHÁ RỪNG ĐÂY NỮA :

 Ngoài ra Công ty Gỗ Tài Anh cũng cung cấp số lượng lớn các loaị Gỗ khác từ Lào, Châu Phi: Giáng Hương, Mum, Chò Chỉ, Dầu, Lim Lào,Táu Mật, Gụ…
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Văn phòng Đại Diện Công Ty Tại Hà Nội
số 479 Giải Phóng- Thanh Xuân- Hà Nội.
Tel: 04.6288577
Fax: 04.6288578
Mobile:0982762622 gặp Tuấn Anh
Email: tuananh@taianh.com
Website: www.taianh.com

 Watch an Al-Jazeera news story about the impacts of China’s Upper Mekong Dams on communities living in Northern Thailand. yfla.wrap(“This multimedia content requires Flash version 9 and above.”, “Upgrade Now.”, “http:\/\/www.adobe.com\/shockwave\/download\/download.cgi?P1_Prod_Version=ShockwaveFlash”, “”); 

tin trên Báo Tuổi Trẻ ( CLICK LINK)

Thái Lan báo động sông Mekong khô cạn

TT – Tờ Bangkok Post cho biết mực nước sông Mekong ở khu vực chảy qua Thái Lan đang giảm nghiêm trọng (dưới mực tiêu chuẩn là cao 357,68m so với mực nước biển) khiến các tàu vận tải thương mại Thái Lan không thể hoạt động. Thậm chí, nhiều tàu bị mắc kẹt tại những doi cát dài 1km – 3km phơi ra từ lòng sông.

Các giới chức địa phương Thái Lan ở những khu vực bị ảnh hưởng cho biết sẽ chuyển kiến nghị của các thương nhân đến bộ trưởng ngoại giao nước này để Chính phủ Thái Lan tiến hành thương thảo với Trung Quốc cho xả nước từ các đập thượng nguồn. Vụ trưởng Vụ Vận tải đường thủy Thái Lan Wanchai Sarathoonthat cũng cho rằng nếu Trung Quốc không hỗ trợ thì vận tải đường thủy trên sông Mekong sẽ sớm phải tạm ngưng hoạt động hoàn toàn.

TH.TU. (Theo BKP

BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ KHÁC

Sông Cửu Long là huyết mạch của đồng bằng , là vựa lúa của miền Nam , là bao tử của cả nước . Thế mà có người cho là chẳng có gì quan trọng . Nếu thượng nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc xây đập bịt kín ,lưu lượng nước không thể xuống đủ , thì loài thủy sản như cá , tôm , ếch , nhái và nhiều thứ khác sẽ biến mất , cũng như trâu , bò , heo , gà ,vịt được nông dân chăn nuôi . Bên cạnh đó , đồng lúa , ngô khoai , rau ,củ , trái cây cần có nước và phù sa bồi đấp hàng năm . Lúa không trồng được thì gạo không có , gạo không có thì người ta chết đói . Tam đoạn luận căn bản trên mà dân ta và nhiều người lại không thấy , không biết thì quả thật là SỐ TRỜI ! Miền nam với hơn 30 triệu dân không thể tưởng tượng sẽ ra sao nếu không có nước . không có lúa gạo , không có trăm loài thủy sản sinh ra , không có nước đễ chăn nuôi thì thiệt hại do tai họa nầy to lớn không thể nào kể xiết ! Đảng cộng sản Trung Quốc thật ra , muốn dùng nước của giòng sông Cửu Long đễ kiểm soát , khống chế toàn bộ khu vực Thái Lan , Lào , Cambuchia và Việt Nam . Đây là ý đồ thâm độc của dân Hán tộc . Họ luôn luôn muốn xâm chiếm , xâm lược , xâm lăng những nước nhỏ , nhu nhược như Tibet ( Tây Tạng ) và Việt Nam xưa kia .
 

 

BÀI VIẾT TỪ INTERNET

bài gốc từ ASIA TIMES : (CLICK LINK)

Sparks fly as China moves oil up Mekong
By Marwaan Macan-Markar
Tầu Cộng: Một hình thức xâm lăng hợp Pháp? • Dịch và Nhận Định: Hùng Nguyễn
 Ngày 9-01-2007 vừa qua, trong bài tường thuật nhan đề Nghi Vấn Bùng Lên Khi Tầu chuyên chở dầu hỏa ngược dòng Mekong – Sparks fly as China moves oil up Mekong”
đăng trên tờ báo mạng asiatimes.com, ông Marwaan Macan-Markar, một ký giả quốc tế người Sri-Lanca, lại cho ta thấy một vấn đề mới của dòng … Mekong, và lại bắt nguồn từ “chủ nghĩa” tân tài phiệt ĐẠI HÁN . Xin mời quý bạn cùng theo dõi bài tường thuật này.
 

BANGKOK – Nước Tầu đói năng lượng vừa bắt đầu dùng sông Mekong làm đường chuyên chở dầu hỏa, gây ra những lo ngại môi sinh mới về các tai nạn dò dầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của gần 60 triệu dân cư dọc theo hạ lưu con sông và sau cùng có thể biến thành một căng thẳng ngoại giao giữa Tầu và các nước Đông Nam Á.
Chuyến đầu tiên ngày 29-12-2006 vừa qua gồm hai tầu dầu Tầu vượt ngược dòng Mekong cho thấy sự cương quyết của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm một con đường khác nhằm chuyên chở dầu hỏa và khí đốt nhập cảng từ Trung Đông. Theo hãng thông tấn nhà nước Tầu Xinhua, thì hai tầu dầu đến tỉnh Yunnan miền tây nam Tầu chuyên chở tổng số 300 tấn dầu đã lọc, được chuyển đi từ một cảng thuộc tỉnh Chiang-Rai nằm ở phía bắc Thái Lan.
Theo hãng thông tấn Xinhua, chuyến vượt ngược dòng Mekong này đánh dấu “một bước thử nghiệm của chương trình vận tải dầu hỏa của Tầu với các nước Đông Nam Á khác. Các chuyên gia cho biết thủy lộ này sẽ là đường tiếp liệu thay thế cho eo biển Malacca và giúp bảo đảm việc cung cấp dầu hỏa cho tỉnh Yunnan và toàn bộ vùng tây nam Tầu.”
Tưởng nên biết có khoảng 75% tổng số dầu nhập cảng vào Tầu hiện nay phải đi ngay eo bể Malacca, nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonedia. Trên mặt trận chiến lược, Bắc Kinh đã liên tục bày tỏ quan điển cho rằng trong một cuộc đối đầu quan trọng, các tầu chiến Mỹ có thể tiến vào cắt đường tiếp liệu dầu hỏa của Tầu ngang qua eo biển này.
Số phận của sông Mekong, bắt nguồn từ Tầu, trong nhiều năm đã là một điểm căng thẳng giữa Tầu và các nước Đông Nam Á. Tầu dự tính xây hàng chục đập thủy điện dọc theo thượng nguồn con sông đã làm lo ngại và nổ ra các lời chỉ trích về hậu quả của các cộng đồng Đông Nam Á sống dọc theo sông.
Bắc Kinh gần đây đã rút lại chương trình này,(giả vờ lui binh bây giờ Nó tiếp tục làm còn dữ hơn) nhưng đã có hai đập đang hoạt động và nhiều lần đã làm cạn nước trong khu vực bắc Thái Lan.
Sông Mekong đã được đào rộng cho các tầu chở hàng vào năm 2004, khi Tầu bắt đầu cho khai quang một loạt các khúc có thác đá trong lãnh thổ Lào. Từ đó đã có sự gia tăng mậu dịch dọc theo sông trong đó hầu hết là các loại sản phẩm nông nghiệp và sản xuất, hầu hết đến từ các vùng nam của Tầu đến bắc Thái Lan.

Hiện nay đã có những lo ngại về việc thủy lộ này có thể được dùng làm đường buôn người nhằm tản dân Tầu dễ dàng hơn vào Lào, Thái và các mục tiêu khác ngoài vùng. Các nhóm tranh đấu về môi sinh đã báo động ngay trong năm 2004 khi Bắc Kinh hé lộ các kế hoạch mơ hồ về một con đường buôn bán mới nhằm chuyển vận dầu hỏa. Các nhóm này cũng đã bày tỏ lo ngại trong giữa năm 2006 khi Tầu rụch rịch muốn tăng lượng dầu được phép vượt sông.

Thỏa hiệp đầu tiên, được ký trong tháng 3-2006 giữa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Tầu, cho phép lượng vận chuyển hàng tháng là 1,200 tấn dầu đã lọc. Theo sự thuật lại của hãng Xinhua về lời của Kiều Xin Minh, một viên chức thủy vận Tầu, thì khi hai tầu dầu thực hiện chuyến thử nghiệm hồi tháng 12-2006, Bắc Kinh đã dự tính chuyên chở đến “70,000 tấn dầu lọc mỗi năm từ riêng Thái Lan theo đường sông Mekong.”

Làm Đục Dòng Nước
 
Việc chở dầu ngược dòng Mekong đã gây chống đối nơi các tổ chức tranh đấu cho môi sinh. Theo lời Premrudee Daoroung, đồng giám-đốc Liên Minh Hướng Về Khu Vực và Phục Hồi Môi Trường Sinh Thái – Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA), có trụ sở tại Bangkok, thì Toàn bộ thỏa ước đã được thực hiện trong vòng bí mật mà không hề có một tin tức nào được tiết lộ cho đại chúng hay một nỗ lực trưng cầu dân ý nào, đặc biệt cho những người sống dọc theo bờ sông.

Điều này cho thấy ai mới thực sự là người kiểm soát sông Mekong.”

Với các kế hoạch xây đập trên thượng nguồn Mekong trên bàn, Bắc Kinh đã xảo quyệt thắng được các chính quyền Đông Nam Á khi thay đổi kế hoạch và còn “cống hiến” việc đào sâu lòng sông một cách nhanh chóng tại Lào và Miến Điện để mở một con đường cho các tầu hàng lớn di chuyển trên sông.
Ông Premrudde nói, “Tầu dẫn đầu nỗ lực này và cũng là kẻ đầu tiên tài trợ cho kế hoạch, vì họ là người thủ lợi chính.” Giới môi sinh e ngại có thể dầu sẽ bị dò từ các tầu hàng Tầu Cộng đang di chuyển trên lộ trình Chiang Rai-Yunnan.
Ông Pianporn Deetes, một vận động viên cho Mạng Lưới Sông Ngòi Đông Nam Á, một tổ chức đặt trụ sở tại phía bắc thành phố Chiang Rai phát biểu, “Các tầu chở hàng này đang làm ô nhiễm dòng sông, và gây phiền nhiễu cho dân cư dọc theo sông.”
Được biết, 4,880 km của sông Mekong bắt đầu từ cao nguyên Tibetan, xuôi theo tỉnh Yunnan, rồi chảy dọc theo biên giới 3 nước Miến, Lào, Thái trước khi sang Cambốt và Việt Nam rồi chảy ra biển Đông. Có khoảng 60 triệu dân vùng Đông Nam Á sinh sống dọc theo hai bờ sông và nhờ sông mà có thực phẩm, đường lưu thông, và nước để sống.
Các cộng đồng sống dọc theo hạ lưu sông đặc biệt phải nhờ sông để có cá, theo lời Ủy Ban Sông Mekong – Mekong River Commission (MRC), một tổ chức liên chính quyền gồm có các nước hạ lưu là Thái, Lào, Việt Nam và Cambốt đặt trụ sở tại Vạn Tượng, thì tổng sản lượng cá vùng hạ lưu Mekong lên đến gần 2% của “tổng sản lượng cá thế giới” và 20% tổng sản lượng cá nước ngọt trên toàn thế giới.” T
heo các bản tường trình được đưa ra, thì điều đáng để ý là quyết định của Tầu nhằm dùng sông Mekong làm đường tiếp liệu thay thế đến từ việc gia tăng tiêu thụ dầu hỏa của Tầu, với tổng số dầu nhập cảng hiện nay lến đến 140 triệu tấn mỗi năm.
Hơn thế, đường Mekong là một trong hai đường tiếp liệu thay thế mỏm Malacca mà Tầu vừa bật mí. Hồi tháng 4, Tầu đã ký kết thỏa hiệp với Miến nhằm xây cất một đường ống dẫn dầu nối liền cảng trên biển Sittwe của Miến với tỉnh thành phố Côn-Minh, thủ phủ tỉnh Yunnan.
Một trong những tuyến được đưa ra là đường ống bắt đầu tại cảng thuộc lãnh thổ miến trong vịnh Bengal, dẫn thẳng về phía đông qua tiểu bang Arakan của khu vực núi non Arakan Yoma, qua Marway và Mandalay và rồi qua tiểu bang Shan trước khi tiến vào phía Nam Tầu.
Sự tài trợ của Tầu cho kế hoạch năng lượng này đã giải tỏa áp lực đến từ việc phong tỏa kinh tế chế độ quân phiệt Miến do Mỹ chủ trương. Kế hoạch xây đường ống dẫn cũng đã gây ra lo ngại về các làn sóng nhũng lạm mới có thể phát sinh do nhóm cầm quyền quân phiệt gây ra, để khai đường cho các “công trình xây dựng” tại những nơi vốn do một vài nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống.
Theo lời ông Eong Aung, phát ngôn viên Phong Trào Khí Đốt Shwe, một tổ chức tranh đấu cho quyền cùa cộng đồng Arakan tại Miến Điện, thì “Người Tầu không màng đến sự hủy hoại môi sinh gây ra bởi nhu cầu dầu hỏa của họ.”

 

bài gốc từ ASIA TIMES : (CLICK LINK)

Sparks fly as China moves oil up Mekong
By Marwaan Macan-Markar
Tầu Cộng: Một hình thức xâm lăng hợp Pháp? • Dịch và Nhận Định: Hùng Nguyễn
 Ngày 9-01-2007 vừa qua, trong bài tường thuật nhan đề Nghi Vấn Bùng Lên Khi Tầu chuyên chở dầu hỏa ngược dòng Mekong – Sparks fly as China moves oil up Mekong”
đăng trên tờ báo mạng asiatimes.com, ông Marwaan Macan-Markar, một ký giả quốc tế người Sri-Lanca, lại cho ta thấy một vấn đề mới của dòng … Mekong, và lại bắt nguồn từ “chủ nghĩa” tân tài phiệt ĐẠI HÁN . Xin mời quý bạn cùng theo dõi bài tường thuật này.
 

BANGKOK – Nước Tầu đói năng lượng vừa bắt đầu dùng sông Mekong làm đường chuyên chở dầu hỏa, gây ra những lo ngại môi sinh mới về các tai nạn dò dầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của gần 60 triệu dân cư dọc theo hạ lưu con sông và sau cùng có thể biến thành một căng thẳng ngoại giao giữa Tầu và các nước Đông Nam Á.
Chuyến đầu tiên ngày 29-12-2006 vừa qua gồm hai tầu dầu Tầu vượt ngược dòng Mekong cho thấy sự cương quyết của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm một con đường khác nhằm chuyên chở dầu hỏa và khí đốt nhập cảng từ Trung Đông. Theo hãng thông tấn nhà nước Tầu Xinhua, thì hai tầu dầu đến tỉnh Yunnan miền tây nam Tầu chuyên chở tổng số 300 tấn dầu đã lọc, được chuyển đi từ một cảng thuộc tỉnh Chiang-Rai nằm ở phía bắc Thái Lan.
Theo hãng thông tấn Xinhua, chuyến vượt ngược dòng Mekong này đánh dấu “một bước thử nghiệm của chương trình vận tải dầu hỏa của Tầu với các nước Đông Nam Á khác. Các chuyên gia cho biết thủy lộ này sẽ là đường tiếp liệu thay thế cho eo biển Malacca và giúp bảo đảm việc cung cấp dầu hỏa cho tỉnh Yunnan và toàn bộ vùng tây nam Tầu.”
Tưởng nên biết có khoảng 75% tổng số dầu nhập cảng vào Tầu hiện nay phải đi ngay eo bể Malacca, nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonedia. Trên mặt trận chiến lược, Bắc Kinh đã liên tục bày tỏ quan điển cho rằng trong một cuộc đối đầu quan trọng, các tầu chiến Mỹ có thể tiến vào cắt đường tiếp liệu dầu hỏa của Tầu ngang qua eo biển này.
Số phận của sông Mekong, bắt nguồn từ Tầu, trong nhiều năm đã là một điểm căng thẳng giữa Tầu và các nước Đông Nam Á. Tầu dự tính xây hàng chục đập thủy điện dọc theo thượng nguồn con sông đã làm lo ngại và nổ ra các lời chỉ trích về hậu quả của các cộng đồng Đông Nam Á sống dọc theo sông.
Bắc Kinh gần đây đã rút lại chương trình này,(giả vờ lui binh bây giờ Nó tiếp tục làm còn dữ hơn) nhưng đã có hai đập đang hoạt động và nhiều lần đã làm cạn nước trong khu vực bắc Thái Lan.
Sông Mekong đã được đào rộng cho các tầu chở hàng vào năm 2004, khi Tầu bắt đầu cho khai quang một loạt các khúc có thác đá trong lãnh thổ Lào. Từ đó đã có sự gia tăng mậu dịch dọc theo sông trong đó hầu hết là các loại sản phẩm nông nghiệp và sản xuất, hầu hết đến từ các vùng nam của Tầu đến bắc Thái Lan.

Hiện nay đã có những lo ngại về việc thủy lộ này có thể được dùng làm đường buôn người nhằm tản dân Tầu dễ dàng hơn vào Lào, Thái và các mục tiêu khác ngoài vùng. Các nhóm tranh đấu về môi sinh đã báo động ngay trong năm 2004 khi Bắc Kinh hé lộ các kế hoạch mơ hồ về một con đường buôn bán mới nhằm chuyển vận dầu hỏa. Các nhóm này cũng đã bày tỏ lo ngại trong giữa năm 2006 khi Tầu rụch rịch muốn tăng lượng dầu được phép vượt sông.

Thỏa hiệp đầu tiên, được ký trong tháng 3-2006 giữa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Tầu, cho phép lượng vận chuyển hàng tháng là 1,200 tấn dầu đã lọc. Theo sự thuật lại của hãng Xinhua về lời của Kiều Xin Minh, một viên chức thủy vận Tầu, thì khi hai tầu dầu thực hiện chuyến thử nghiệm hồi tháng 12-2006, Bắc Kinh đã dự tính chuyên chở đến “70,000 tấn dầu lọc mỗi năm từ riêng Thái Lan theo đường sông Mekong.”

Làm Đục Dòng Nước
 
Việc chở dầu ngược dòng Mekong đã gây chống đối nơi các tổ chức tranh đấu cho môi sinh. Theo lời Premrudee Daoroung, đồng giám-đốc Liên Minh Hướng Về Khu Vực và Phục Hồi Môi Trường Sinh Thái – Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA), có trụ sở tại Bangkok, thì Toàn bộ thỏa ước đã được thực hiện trong vòng bí mật mà không hề có một tin tức nào được tiết lộ cho đại chúng hay một nỗ lực trưng cầu dân ý nào, đặc biệt cho những người sống dọc theo bờ sông.

Điều này cho thấy ai mới thực sự là người kiểm soát sông Mekong.”

Với các kế hoạch xây đập trên thượng nguồn Mekong trên bàn, Bắc Kinh đã xảo quyệt thắng được các chính quyền Đông Nam Á khi thay đổi kế hoạch và còn “cống hiến” việc đào sâu lòng sông một cách nhanh chóng tại Lào và Miến Điện để mở một con đường cho các tầu hàng lớn di chuyển trên sông.
Ông Premrudde nói, “Tầu dẫn đầu nỗ lực này và cũng là kẻ đầu tiên tài trợ cho kế hoạch, vì họ là người thủ lợi chính.” Giới môi sinh e ngại có thể dầu sẽ bị dò từ các tầu hàng Tầu Cộng đang di chuyển trên lộ trình Chiang Rai-Yunnan.
Ông Pianporn Deetes, một vận động viên cho Mạng Lưới Sông Ngòi Đông Nam Á, một tổ chức đặt trụ sở tại phía bắc thành phố Chiang Rai phát biểu, “Các tầu chở hàng này đang làm ô nhiễm dòng sông, và gây phiền nhiễu cho dân cư dọc theo sông.”
Được biết, 4,880 km của sông Mekong bắt đầu từ cao nguyên Tibetan, xuôi theo tỉnh Yunnan, rồi chảy dọc theo biên giới 3 nước Miến, Lào, Thái trước khi sang Cambốt và Việt Nam rồi chảy ra biển Đông. Có khoảng 60 triệu dân vùng Đông Nam Á sinh sống dọc theo hai bờ sông và nhờ sông mà có thực phẩm, đường lưu thông, và nước để sống.
Các cộng đồng sống dọc theo hạ lưu sông đặc biệt phải nhờ sông để có cá, theo lời Ủy Ban Sông Mekong – Mekong River Commission (MRC), một tổ chức liên chính quyền gồm có các nước hạ lưu là Thái, Lào, Việt Nam và Cambốt đặt trụ sở tại Vạn Tượng, thì tổng sản lượng cá vùng hạ lưu Mekong lên đến gần 2% của “tổng sản lượng cá thế giới” và 20% tổng sản lượng cá nước ngọt trên toàn thế giới.” T
heo các bản tường trình được đưa ra, thì điều đáng để ý là quyết định của Tầu nhằm dùng sông Mekong làm đường tiếp liệu thay thế đến từ việc gia tăng tiêu thụ dầu hỏa của Tầu, với tổng số dầu nhập cảng hiện nay lến đến 140 triệu tấn mỗi năm.
Hơn thế, đường Mekong là một trong hai đường tiếp liệu thay thế mỏm Malacca mà Tầu vừa bật mí. Hồi tháng 4, Tầu đã ký kết thỏa hiệp với Miến nhằm xây cất một đường ống dẫn dầu nối liền cảng trên biển Sittwe của Miến với tỉnh thành phố Côn-Minh, thủ phủ tỉnh Yunnan.
Một trong những tuyến được đưa ra là đường ống bắt đầu tại cảng thuộc lãnh thổ miến trong vịnh Bengal, dẫn thẳng về phía đông qua tiểu bang Arakan của khu vực núi non Arakan Yoma, qua Marway và Mandalay và rồi qua tiểu bang Shan trước khi tiến vào phía Nam Tầu.
Sự tài trợ của Tầu cho kế hoạch năng lượng này đã giải tỏa áp lực đến từ việc phong tỏa kinh tế chế độ quân phiệt Miến do Mỹ chủ trương. Kế hoạch xây đường ống dẫn cũng đã gây ra lo ngại về các làn sóng nhũng lạm mới có thể phát sinh do nhóm cầm quyền quân phiệt gây ra, để khai đường cho các “công trình xây dựng” tại những nơi vốn do một vài nhóm sắc tộc thiểu số sinh sống.
Theo lời ông Eong Aung, phát ngôn viên Phong Trào Khí Đốt Shwe, một tổ chức tranh đấu cho quyền cùa cộng đồng Arakan tại Miến Điện, thì “Người Tầu không màng đến sự hủy hoại môi sinh gây ra bởi nhu cầu dầu hỏa của họ.”

 

• Người dịch nhận định: Như vậy Bắc Kinh đã từ từ “lòi đuôi chồn” qua cái gọi là “chủ nghĩa tân tài phiệt Tầu”,
mà riêng cho các nước lân bang, được phát triển đại đề qua hai bước: – Nuôi dưỡng, cổ võ, kích động các chế độ tay sai Hán Tộc được ngụy trang bằng chiếc áo độc tài kiều nửa phát-xít nửa Mác-xít, hay các loại cực đoan (cực đoan Mác, Khổng, Hồi Giáo, khoác áo dân tộc), hay nói đúng hơn là “đại Hán Mao-ít”

. Cụ thể là chế độ quân phiệt Miến và ĐẢNG CỘNG SẢN VN hiện nay.
Dùng tiền, kết hợp với lộng quyền / bá quyền để mua chuộc chính giới, nhằm đạt được các thỏa hiệp “ngầm” cho việc khai thác tài nguyên có lợi cho Bắc Kinh. Khi đưa ra hai đường chuyển vận như trong bài nêu ra.
Bắc Kinh đã tránh được chi phí cho đường dài vận chuyển qua eo bể Malacca, là nơi dễ bị lâm vào thế đối đầu trực tiếp với Mỹ. Riêng cho kế hoạch vận chuyển trên Cửu Long, những nước hạ nguồn là bị thiệt hại nhiều nhất. Cửu long như vậy tuy không “cạn dòng”, nhưng các nước hạ nguồn coi chừng sẽ lãnh ô nhiễm tàn tệ từ Tầu.
Bắc Kinh dùng cách thức “Lùi một bước, tiến hai, ba bước” – ngưng ngang kế hoạch xây hàng chục đập thượng nguồn để đổi lấy việc dùng sông sao cho có lợi cho Bắc Kinh. Dòng sông này trong tương lai có thể trở thành một trục giao thông thủy chiến lược giúp Bắc Kinh xuất cảng bọn Hán tộc ra các nước khác trong mưu đồ Hán hóa toàn cầu, khởi đi từ Đông Nam Á, Phi Châu, và Nam Mỹ.
Việc dùng tiền mua chuộc các chế độ phi dân chủ qua các “mật ước” phải chăng là một hình thức “xâm lăng hợp pháp” kiểu Bắc Kinh trong thế kỷ 21 này??!!!

 Mekong river at Vientiane, Laos Dòng Sông Cửu Long cạn kiệt vào mùa Khô trên đất Lào


Liuku, Yunnan, China – 17 JAN 2006 – A Chinese woman picks through garbage on the banks of the Nu Jiang River. A leaked Chinese government report, recently cleared it to press ahead with the main parts of a plan to build a cascade of 13 dams and power stations down the gorges that line the Nu River, in the mountains where Burma, Tibet and the Chinese province of Yunnan meet. In the past five years, the startling growth of China’s economy has put pressure on both its water supplies – 90 per cent of the country’s cities are fed by contaminated rivers – and its energy resources

Fugong, Yunnan, China – 17 JAN 2006 – Villagers carry building supplies over a bridge spanning the the Nu River in Yunnan Province. A government environmental review has recommended reducing the number of dams included in a controversial hydropower proposal on the Nu River in southwestern China to limit environmental damage and decrease the number of people who would be resettled. But the construction of these dams to exploit the Nu River, as the Salween is called in China, have yet to commence due to protests from environmentalists in downstream countries and green groups in China.

Liuku, Yunnan, China – 17 JAN 2006 – A surveying team from a Kunming power company call in results as they check out the site for a future dam on the Nu Jiang River. A leaked Chinese government report, recently cleared it to press ahead with the main parts of a plan to build a cascade of 13 dams and power stations down the gorges that line the Nu River, in the mountains where Burma, Tibet and the Chinese province of Yunnan meet. Until the 1990s, the rivers were largely untouched. But soaring demand has led to an abundance of dam-building. China already has the most extensive hydro-electric power industry in the world, providing 20 per cent of its electricity.
But the construction of these dams to exploit the Nu River, as the Salween is called in China, have yet to commence due to protests from environmentalists in downstream countries and green groups in China.
Bingzhongluo, Yunnan, China – 18 JAN 2006 – A Nu boy a village in Bingzhongluo on the Nu River in Yunnan Province. Secrecy continues to surround the controversial plan to build a series of big dams on the Nu River in Yunnan province. Now, Chinese media reports suggest the project is set to be rammed through without environmental-impact documents being made public or open hearings held, as required by law.
Gongshan, Yunnan, China – 19 JAN 2006 – A Lisu women holds her hair in her teeth as she crosses the Nu River with her husband on a cable and pulley in Yunnan Province. Secrecy continues to surround the controversial plan to build a series of big dams on the Nu River in Yunnan province. Now, Chinese media reports suggest the project is set to be rammed through without environmental-impact documents being made public or open hearings held, as required by law. Beginning high on the Tibetan plateau, the Nu River passes through southwest China before entering Burma, where it is known as the Thanlwin (in Burmese) or the Salween (in English). The 2,800-kilometre river forms Burma’s border with Thailand for 120 km, and eventually empties into the Andaman Sea. The free-flowing status of the Nu, one of only two major rivers in China uninterrupted by dams, is under serious threat from all three of the countries it passes through.
On the Hindustan Tibet road. This is near Wangdu. The Satluj is dry as it has been dammed about 10 kms upstream. The waters are released 60 kms down stream after they have produced about 1500 MW of electricity
Escalation of China’s dam building program It was not until the mid-1990s that there was any general awareness of the scope of China’s plans for dams on the upper Mekong in the Yunnan province. This changed with the presentation of a paper by EC Chapman and He Daming in a conference held in Melbourne in October 1996.13 China had not made any major announcements of its plans and had not then, nor since, sought any international fi nance for the construction it was undertaking. Moreover, the dams it was building were located in remote areas of Yunnan, far from any casual visits by foreigners. By the time its intentions became more generally known, China was close to completing the fi rst dam, at Manwan (completed in 1996) and had started work on a second dam, at Dachaoshan (variously reported as completed or actually commissioned in late 2003). Of some interest as an indication of the importance China places on its dam building program is the fact that the Dachaoshan Dam was completed much earlier than was originally projected.
China started work on a third dam at Xiaowan in January 2003, and has now begun work on a fourth dam at Jinghong. The electricity
RIVER AT RISK 12 produced by the Jinghong Dam is to be sold to Thailand. With a projected power output of 4,200 MW, Xiaowan will be the second largest dam in China, after the Three Gorges Dam on the Yangtze. Dubbed ‘a reservoir for progress’ in the Chinese press, its construction will result in the displacement of an estimated 32,000 people. It is currently set to be commissioned in 2010–12. In the course of a visit to Jinghong, in February 2004, I observed major roadworks being undertaken on both sides of the Mekong leading up to the dam site and the readying of a large area for a construction camp headquarters. Further upstream, construction linked to the dam proper has begun, although the flow of the river is not yet restricted.14 It is planned to be commissioned in 2012–13. The dam, when built at Jinghong, is expected to displace some 5,000 people. Eventually, China intends to build a further four dams so that there will be a ‘cascade’ of eight dams on the Mekong, producing electricity intended for both domestic and foreign consumption.
At a time when China is facing severe power shortages as a result of its rapid economic growth, the hydropower to be extracted from the Mekong is only part of a much larger projected program of dam building associated with the ‘Western Region Development Strategy’; a program better known in its slogan form of ‘Develop the West’.15 This program refl ects the concern of the Chinese leadership — a leadership in which engineers have long played a dominant part — to modify the economic imbalance that has seen China’s coastal provinces surge ahead in terms of economic development by comparison with western regions of the country.
Yunnan’s hydropower potential is enormous, ontaining as it does 24% of the estimated national capacity, to be extracted, in particular, from the Yangtze, Mekong and Salween, known as the Nu, where it fl ows through China.16 With dams already built on the Mekong and Yangtze, China recently announced its intention to build 13 dams on the Salween, before that river reaches Burma. The decision to build these dams — which would lead to resettlement of 50,000 people — was taken despite the existence of a critical Environmental Impact Assessment and a surprisingly vocal series of protests from within China, including from the Chinese
ESCALATION OF CHINA’S DAM BUILDING PROGRAM 13
Academy of Sciences, as well as protests against the dams in Thailand. In a rare suggestion that critical responses to its dam building program may be having an effect at the top levels of government, it has now been reported that the Chinese premier, Wen Jiabao, has suspended plans for the dam building to go ahead in deference to opposition from environmentalists. It is likely to be some time before it is clear whether Wen Jiabao’s intervention will actually stop dams being built.Meanwhile, there are now reports that Thailand is also considering building two dams for hydropower at the Thai–Burma border.18
Neither the Manwan nor the Dachaoshan Dams are particularly large by international standards. Although it has only been producing hydropower since 1996, the Manwan Dam is already affected by the rapid build up of sediment behind the dam wall.
This is one of the reasons why the Chinese have quickly embarked on the construction of the very large Xiaowan Dam with its planned dam wall rising to a height of 300 metres and a pond (reservoir) that is expected to stretch back 169 kilometres. The hope is that, in addition to generating electricity, the construction of this dam will minimise the build up of sediment that would otherwise greatly reduce the power-generating capacity of both Manwan and Dachaoshan. Table 3.1 provides information about five of the dams built or planned.
RIVER AT RISK 14 Table 3.1: Chinese dams on the Mekong Source: Watershed: People’s Forum on Ecology, Vol. 8, No. 2, November 2002–February 2003, 43.
Dam name Status Generating Height (m) capacity (MW) Manwan Complete 1,500 126 Dachaoshan Complete 1,350 110 Xiaowan Under con. 4,200 300 Jinghong Under con. 1,500 118 Nuozhadu Planned 5,500 254 Total 14,050 — Dead storage 663 556 4,660 984 10,100 16,973 Total storage (million cubic metres) 920 933 14,560 1,233 22,400 40,046 Active storage (million cubic metres) 257 933 9,900 249 11,743 23,073
TÌNH HÌNH RẤT Ư LÀ TÌNH HÌNH .

 

THEO NHỮNG TÀI LIỆU GẦN ĐÂY THÌ SỐ ĐẬP THUỶ ĐIỆN TRUNG QUỐC CHẶN SÔNG CỬU LONG SẼ KHÔNG DỪNG Ở 7 HAY 8 ĐẬP MÀ LÀ 14 ĐẬP và Thái Lan sẽ xây 2 đập tại gần biên giới Myanmar ( burma)
Tags: 1_hiemhoa_trungquoc Tuesday June 3, 2008 – 03:11pm (ICT)

TÀU GIÚP KAMPUCHIA XÂY 2 ĐẬP + LÀO 4 ĐẬP THUỶ ĐIỆN TRÊN SÔNG CỬU LONG

Filed under: Môi sinh Môi trường — tudo @ 1:41 am

 

TÀU GIÚP KAMPUCHIA XÂY 2 ĐẬP + LÀO 4 ĐẬP THUỶ ĐIỆN TRÊN SÔNG CỬU LONG

AC-ARIZONA COWBOY ; 5.000 Hectares rừng sẽ bị đốn hạ . 5.000 h đất sẽ chôn vùi dưới nước để xây đập thuỷ điện theo công nghệ và thiết bị lạc hậu do Trung Quốc cung cấp ( thải ra từ các nhà máy thuỷ điện cũ của Tàu)

Sự thèm thuồng vùng đất Kampuchia màu mở và hoang sơ của thằng Tàu chưa hề mất đi . Sau Polpot , Việt Nam sẽ chuẩn bị đối phó thế nào với mộng Đại Bá của Tàu nếu một lần nữa chính Quyền Kampuchia ôm chân Tàu .

Thủ Tướng Thaksit của Thái lanmột người Tàu di cư có vợ Thái -đã hậu thuẫn cho Trung Quốc như thế nào ? 70% nền kinh tế của Thái Lan nằm trong tay của hơn 3 triệu Hoa Kiều . Đạo quân thứ 5 này đang đóng góp gì cho mộng Thôn tính toàn bộ Đông Dương của Trung Quốc .

Cambodian Dam Threatens Protected Forest ( CLICK LINK)

túm lại nội dung từ bài báo trên : AFP & DISCOVERY NEWS

Jan. 29, 20082 Đập thuỷ điện Kamchay and Stung Atay dams xây dựng trong khu vực rừng phòng hộ tại Kampuchia sẽ huỷ diệt khối lượng khổng lồ những cây rừng để giải quyết nhu cầu điện năng . theo tin từ International Rivers Network,

Đây là dự án đầu tư của Trung Quốc tại khu vực này với sự quan tâm đỡ đầu mật thiết của chính phủ Kampuchia và BắcKinh, việc phán xét bởi dư luận công chúng không được xem xét ngó ngàng .

 

Admire While You Can...
International Rivers Network |

Hãy chiêm ngưỡng khi ta còn có thể …..

Khu vực thung lũng sông Kamchay trong khu Công Viên Quốc gia Bokor sẽ bị chôn dưới làn nước khi Đập Kamchay do Trung Quốc tài trợ hoàn tất vào năm 2010. International Rivers said.

Hệ thống Đập thuỷ điện do Trung Quốc đầu tư tại Kampuchia đe doạ tàn phá hệ thống kinh tế của cư dân trong vùng và phá huỷ nơi cư trú của hàng ngàn người “

Việc tài trợ hào phóng 600 triệu usd của Trung Quốc trong việc xây Đập Kamchay. nằm hoàn toàn trong khu rừng phòng hộ quốc gia Cambodia’s Bokor National Park và con đập này sẽ chôn vùi 5,000 hectares rừng phòng hộ dưới nước

Rừng phònh hộ tại dãy núi Cardamon ,Kampuchia cũng sẽ huỷ diệt bởi con Đập Stung Atay dự kiếnn hoàn tất vào năm 2012 và thêm 4 con Đập khác đang chờ xét duyệt.

” Những con sông tự do và nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với nó là những tài sản vô giá . Phát triển thuỷ điện một cách ấu trĩ non nớt sẽ huỷ hoại những tài sản này và xuất hiện sự kềm hãm phát triển của Kampuchia ” tuyên bố của Carl Middleton, Mekong program coordinator with International Rivers.

TÀU CHO LÀO MƯỢN TIỀN XÂY ĐẬP THỦY ĐIỆN NAM MANG 3

Theo WORLD RAINFOREST MOVEMENT

The US$63 million Nam Mang 3 Hydropower Project, located 80 kilometers northeast of the Laotian capital of Vientiane, is being financed by the Government of Laos and the China Export-Import Bank. It will be owned and operated by the state-owned utility, Electricité du Laos (EdL).

The project, which is expected to be completed by December 2004, involves the construction of a 22-meter-high dam and 10-km2 reservoir on the Nam Nyang River. Water from the reservoir will pass through a 40-MW powerhouse before being discharged into the nearby Nam Ngam River. The power is expected to be used both domestically and exported to Thailand. Nam Mang 3 is also supposed to irrigate 2,900 hectares in the Nam Ngum plain.

Nam Mang 3 has been planned, approved and financed in a nontransparent manner. Construction began in late 2001 despite the fact that the project design had not been finalized and studies required under Lao laws had not yet been conducted. The World Bank, International Monetary Fund and Asian Development Bank have expressed concerns about project implementation. Their concerns over the project approval process and procurement procedures, in particular, reportedly halted construction temporarily in 2002.

According to the World Bank, costs would have to be reduced by at least 20% to make the project viable. The World Bank and IMF are worried that Nam Mang 3 is undermining the Lao government’s efforts to improve the transparency, accountability and fiscal health of its financial sector. They are concerned that the decision to build the project was made behind closed doors and that it will increase the debt load of the already heavily debt-burdened Lao government.

It is more likely that the World Bank’s real concern is that poor implementation of Nam Mang 3 will cast serious doubts on the Lao government’s capacity to implement the controversial $1.1 billion Nam Theun 2 Hydropower Project, which the Bank is planning to finance.

At least 15,000 people are likely to suffer impacts to their livelihoods as a direct result of Nam Mang 3. Of these, about 2,700 people living in three villages will be impacted by inundation for the Nam Mang 3 reservoir. Many will lose homes, rice paddies, fruit trees, plantations, fish ponds, grazing lands and grave sites. They have not been informed of possible plans to relocate them or provide compensation for their lost assets. People living in the two Hmong villages of Ban Phou Khao Khouay and Ban Vang Hua are adamant that they do not want to be resettled to the lowlands. They want a compensation package that would give them the option of buying land on the open market and would adequately cover their loss of land and property.

Thousands of people living along the Nam Nyang and Nam Ngam rivers will face impacts to their livelihoods due to Nam Mang 3. Diversion of water from the Nam Nyang will dramatically lower water levels downstream of the dam. This will reduce fish populations, impact riverbank gardens and impair drinking and other domestic water supplies. Increased water flow on the Nam Ngam River will impact at least 1,100 households in seven villages who depend on the river for fisheries, irrigation and riverbank gardens.

Efforts to mitigate the impacts of Nam Mang 3 are likely to fail. The project’s own environmental management and social action plan points out the difficulties in successfully mitigating the impacts of Nam Mang 3 due to the lack of adequate financial resources and problems with institutional capacity in implementing the program.

The experience with Nam Mang 3 thus far echoes that of other hydro projects in Laos. The Asian Development Bank funded Nam Leuk and Theun-Hinboun Hydropower Projects were troubled by poor implementation, inadequate project studies and serious impacts to people’s livelihoods, which remain largely unmitigated.

The concerns with Nam Mang 3, coupled with the experiences with Nam Leuk and Theun-Hinboun, point to the great difficulties in implementing large-scale infrastructure projects in Laos. The same problems have been repeated, regardless of which financial institutions, bilateral agencies or contractors are involved. This time, however, villagers have raised the stakes by speaking out against the Nam Mang 3 Dam and risking their own personal security.

The experiences with hydropower in Laos bring up fundamental questions regarding the Lao government’s institutional capacity and political will to ensure that infrastructure projects are adequately monitored, that compensation is fairly and fully distributed and that environmental issues are properly addressed. As long as the Government of Laos does not have the institutional capacity and political will to implement such projects according to international standards, international financial institutions should not support the construction of any other dams in Laos.

 

http://www.irn.org/programs/mekong/052003.nm3report.pdf

By: Susanne Wong, International Rivers Network, e-mail: swong@irn.org

 

 

 

 

 

ĐẬP THUỶ ĐIỆN NAM THEUN 2( CLICK LINK)

 

Dam

 

Powerhouse

Outstanding financing

A total of US$ 1,580 million in capital commitments for NTPC was completed to finance the total base Project cost of US$ 1,250 million, contingencies and ancillary bonding facilities. The US$ senior debt facilities include political risk guarantees from the Asian Development Bank (ADB), the World Bank and the Multilateral Investment Guarantee Agency (MIGA), export credit agency support from COFACE of France, EKN of Sweden and GIEK of Norway, and direct loans from multilateral and bilateral development agencies including the ADB, Nordic Investment Bank, Agence Française de Développement (AFD), PROPARCO and the Export-Import Bank of Thailand. Nine international commercial banks and seven Thai commercial banks are providing long term loans to NTPC. Shareholders are contributing equity pro-rata to their respective participation in NTPC. The equity contribution of LHSE is financed by means of loans and grants from institutions including the AFD, ADB, European Investment Bank and the World Bank. In total, 26 financial institutions provide debt finance for the Project under 11 different debt facilities, for which the Nam Theun 2 Project represents one of the largest and most diverse project financing ever undertaken in Asia.

The beginning of commercial operations is scheduled in late 2009, four and half years after the Financial Close, which was achieved in June 15 2005.

 

THÊM 3 ĐẬP THUỶ ĐIỆN TRUNG QUỐC ĐANG THỰC HIỆN TẠI LÀO

Nam Lik 1-2 CWE (China) 80% VỐN

Nam Ngum 5 Sinohydro (China) 85% VỐN

Nam Ou (IPP) Sinohydro (China) 75%

Ngày 5/4, Cty TNHH Xêkaman 3, Cty CP Đầu tư phát triển điện Việt – Lào (thuộc TCT Sông Đà) khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Xêkaman 3 tại huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông, Lào.

Nhà máy có công suất lắp máy 250 MW, điện năng bình quân năm 982 triệu KWh. Tổng vốn đầu tư 273 triệu USD với hình thức B.O.T, thời gian 30 năm.

Dự kiến, từ năm 2008 vào hoạt động, sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách 2 nước, tăng kim ngạch xuất khẩu giữa 2 quốc gia khoảng trên 40 triệu USD/năm.

Ngay sau khi dự án Xêkaman 3 đi vào thực hiện, Cty CP Đầu tư và phát triển điện Việt – Lào đã tiến hành làm thủ tục xin phép đầu tư xây dựng tiếp dự án Xêkaman 1 công suất 460 MW.

 

Các Bác tha hồ phá rừng nguyên sinh của Lào .đi . Hậu quả sông Cửu Long cạn nguồn huỷ diệt cá tôm thì con cháu lãnh đủ

BẰNG CHỨNG VN ĐỐN HẠ RỪNG CỦA LÀO

 


VIETNAM: HOW THE COUNTRY HAS BECOME A HUB FOR THE REGION’S ILLEGAL TIMBER TRADE. ( click link)

 

Vietnam is operating as a centre for processing huge quantities of unlawfully-logged timber from across Indochina, threatening some of the last intact forests in the region, a major new report reveals

© EIA/Telapak

C) EIA/Telapak

 

 

 

tài liệu Borderlines
PDF File [831.22 K] DOWNLOAD


 

 

 

VỤ ÁN CÔNG TY LÂM SẢN HÀ NỘI CLICK LINK)

…..

Theo tài liệu điều tra, từ năm 1999-2001, Phòng Xuất nhập khẩu – Chi nhánh Công ty TMLS Hà Nội tại Bắc Ninh; Xí nghiệp XNK, bảo quản nông lâm sản miền Nam, Chi nhánh Công ty TMLS Hà Nội tại Quản Ninh đã lập nhiều phương án kinh doanh gỗ Lào và được Phan Anh Sơn (Giám đốc Công ty TMLS Hà Nội), Lê Thị Thanh Minh (Kế toán trưởng) duyệt.

Sau đó, Phan Anh Sơn đã ký các hợp đồng kinh tế mua gỗ với các doanh nghiệp của Lào. Đồng thời, Sơn ký 19 hợp đồng tín dụng vay vốn của Ngân hàng liên doanh Lào Việt (Chi nhánh Hà Nội) và Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng rồi điều chuyển vốn vay từ phòng Kế hoạch kinh doanh sang phòng XNK sau đó chuyển cho các đơn vị trên chuyển sang Lào kinh doanh gỗ. ….

 

BỌN PHÁ RỪNG ĐÂY NỮA :

 

Ngoài ra Công ty Gỗ Tài Anh cũng cung cấp số lượng lớn các loaị Gỗ khác từ Lào, Châu Phi: Giáng Hương, Mum, Chò Chỉ, Dầu, Lim Lào,Táu Mật, Gụ…
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Văn phòng Đại Diện Công Ty Tại Hà Nội
số 479 Giải Phóng- Thanh Xuân- Hà Nội.
Tel: 04.6288577
Fax: 04.6288578
Mobile: 0982762622 gặp Tuấn Anh
Email: tuananh@taianh.com
Website:www.taianh.com

 

Tags: 1_hiemhoa_trungquoc Tuesday June 3, 2008 – 03:31pm (ICT)

Blacky bàn về đảng cộng sản

Filed under: Chính trị, xã hội, Quan điểm — tudo @ 1:26 am

 

” Trái Tim Việt Nam ”

Trước cảnh nhân dân đi biểu tình chống quân xâm lược bị đàn áp , nhạc sỹ nhà thơ bị quản thúc , nhà báo bị khủng bố và nhà văn bị bị họ xúc phạm nhân phẩm một cách quá thô thiển , tôi thực sự đã hết kiên nhẫn và vô cùng phẫn nộ khi phần đông bà con ta không biết gì , thậm chí trong đó có rất nhiều bạn bè của tôi ở ở Việt Nam ngay trên mảnh đất quận 1 Sài Gòn cũng không hề biết chuyện gì đang xãy ra xung quanh cái giường họ đang ngủ .

Độc Đảng và Đa Đảng mặt nào có lợi và mặt nào gây hại cho Quốc gia ?

Đã có rất nhiều người bàn luận và tốn rất nhiều tài nguyên mạng cho vấn đề này, nay tôi xin được nói thêm về cái hại của chế độ độc đảng mà một đất nước như Việt Nam phải gánh chịu.

Trước hết xin lấy một số dẫn chứng cụ thể, khách quan để chứng minh cho nhận định của mình:

1. Phàm là cái gì tốt thì sẽ nhiều người làm, cái gì xấu, dở thì sẽ ít người theo (tôi nói trong tổng thế, khái quát, vì nếu không sẽ có người trách tôi ăn nói hồ đồ, vơ đũa cả nắm). Như vậy có thể thấy, trên thế giới hơn 200 quốc gia này, ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ các quốc gia theo thể chế chính trị độc tài đảng trị (bao gồm đảng cộng sản, và một số đảng phái khác tại Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar v..v…), các quốc gia khác đều thiết lập một nhà nước dân chủ đa đảng, đặc biệt có thể thấy rõ tại Mỹ, Nhật, tây âu và các quốc văn minh khác.

Và hệ quả của nó là gì? Các bạn có thể thấy là tại các quốc gia văn minh, dân chủ này (tất nhiên không thể nói là văn minh, dân chủ 100% được, vì chả có cái gì là tuyệt đối) thì có thể thấy đa số đời sống nhân dân sung túc, khá giả, có thể tóm gọn các thành tựu trong xã hội của họ bằng cụm từ: Nhà nước pháp quyền, dân chủ tự do và nhân quyền hạnh phúc.

Như vậy có thể thấy, trào lưu phát triển của xã hội loài người là xu hướng tôn trọng xã hội dân chủ, đa nguyên đa đảng, cho dù đó là xã hội phương tây hay phương đông; châu Á, châu Âu hay các châu khác thì giá trị muôn đời hay cái đích của con người hướng đến là một nhà nước đa đảng, đa nguyên, như vậy quyền con người mới được tôn trọng đảm bảo.

Đó là thực tế thứ nhất không thể phủ nhận.

2. Nói Xã hội chủ nghĩa là tốt đẹp, xin trả lời là hoàn toàn đúng ( nhưng các bạn phải học lại thế nào là xã hội chủ nghĩa và so sánh xem nó có giống với những gì đang diễn ra ở Việt Nam không ? ),

Vậy vẫn biết XHCN là tốt, là đẹp đấy nhưng trong tình hình hiện tại có làm được hay không là chuyện khác. Bởi vậy Đảng cộng sản Việt Nam trong các kỳ Đại hội đảng luôn có câu nói thế này:chúng ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, còn khi nào lên được chắc cả tôi, bạn và những người khác đều đã đi gặp Bác Hồ rồi. Họ nói uyển chuyển, khéo léo quá phải không bạn, vô thưởng, vô phạt, ai muốn tin thì tin, không tin thì thôi, chẳng mất xu thuế đánh vào lời phát biểu đó. Giỏi thật !!!!

Còn nếu ai nói Xã hội Tư bản là xấu xa thì có lẽ cũng nên học lại thế nào Xã Hội tư Bản . Thực tiễn đã chỉ ra rằng, không có con đường nào là ngắn nhất mà nhân loại có thể đi tắt đón đầu, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN để tiến thẳng lên CNXH như ở Việt Nam vẫn hay thường nói. Đó chỉ là cách nói của nhóm giai cấp lãnh đạo lên cầm quyền, phục vụ cho mục đích thống trị của họ mà thôi,

Rồi nếu cứ theo cái gọi là CNXH của Mark- Lênin như họ nói trước đây thì làm gì có chuyện bóc lột nhỉ, ấy là tôi nói đến cái chuyện tạo ra giá trị thặng dư. Họ coi nếu để cho tư nhân được mở nhà máy, làm ông chủ thì sẽ thuê lao động để sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư, và cái giá trị này sẽ rơi vào túi ông chủ, điều này tạo nên phân hóa giàu nghèo trong xã hội, dẫn tới đấu tranh giai cấp. Do vậy để triệt tiêu điều này, Đảng cộng sản chỉ cho phép các cơ sở kinh doanh của nhà nước được tồn tại thôi, rồi vì cái quan niệm này mà Việt Nam suýt nữa gặp tai họa như Liên Xô trước đây, và để Đảng cộng sản tiếp tục tồn tại thì họ buộc phải tiến hành công cuộc “Đổi mới”, cho phép doanh nghiệp tư nhân thành lập, cho phép đầu tư nước ngoài, cho phép ông chủ tư bản vào bóc lột giai cấp công nhân, nông dân (những thành phần ưu tú nhất của Đảng cộng sản Việt Nam), đến khi giai cấp này không chịu nổi nữa đứng lên biểu tình đòi hỏi quyền lợi chính đáng thì Đảng cộng sản quay ngoắt 180 độ, quay lưng lại với họ mà hùa với ông chủ tư bản ngăn cản họ biểu tình. Vậy đấy, giữa nói và làm là hai chuyện khác nhau. Như vậy có những cái rất tốt được nhiều người cho là đúng (giống như XHCN vậy đó) nhưng rất khó làm, bởi vì nó không khả thi, và không có tính thực tiễn. Mong muốn của con người phải phù hợp với quy luật vận động xã hội và tự nhiên nữa,

“ mặt trời đứng bóng thì xế ,

mặt trăng khi tròn thì khuyết ,

vật gì thịnh lắm thì suy .”

Có người đã từng bao biện rằng: Đường lối của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn tuy nhiên việc thi hành các đường lối đó của các cán bộ cấp dưới lại không hoàn toàn đúng đắn thì đó là lỗi của cá nhân chứ không phải lỗi của Đảng” thì tôi không hiểu người đó có phải là người nắm được vấn đề hay không, Mà ở đây người đó lại bảo là lỗi của cá nhân chứ không phải lỗi của Đảng, có ngụy biện một cách thô thiển quá không, hay người đó là một Đảng viên cộng sản nên muốn nói gì thì nói ? Cái quan trọng là biết nhìn nhận lỗi về mình chứ? Đảng cầm quyền là lực lượng chính lãnh đạo một quốc gia, một nhà nước, bây giờ nếu bảo ở trên làm đúng, lỗi tại cấp dưới thì hóa ra ở trên chẳng có lỗi gì sao. Một đảng cầm quyền là phải vạch ra được đường lối phát triển đất nước và giám sát được các khuyết tật của bộ máy mình tạo dựng ra, chứ cứ đổ lỗi lẫn nhau như vậy thì bao giờ đi lên được. Như vậy đây cũng chính là câu trả lời cho cái hại của một quốc gia chỉ có một đảng .

Có người bảo tôi là thằng phản động và nói với tôi rằng :

Đảng ta bao giờ cũng lấy ý kiến của nhân dân để giải quyết các vấn đề của quốc gia.
Còn Đa đảng gây mất ổn định về chính trị trong nước do tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau. Không có lợi cho sự phát triển của đât nước!

Chúng ta cứ sợ đa đảng rối mù lên thì đến bao giờ mới tốt đẹp được. Nếu ai đó lo sợ nó xảy ra thì cứ nhìn vào mấy quốc gia như Mỹ, Nhật, Tây Âu xem có loạn không? Hay đó là thiên đường mà ai cũng mơ tới, con cái lãnh đạo nào của Việt Nam cũng đều đang du học ở đó, để mong tiếp thu được nhiều tri thức bổ ích hơn là đi học ở mấy nước XHCN trước đây?

Đó là thực tế thứ hai không thể phủ nhận.

3. Nói tới thành tựu của Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta không phủ nhận tất cả mọi điều (cả xấu lẫn tốt) mà Đảng này đã làm trong quá khứ và đang cố gắng thể hiện trong hiện tại. Nhưng chúng ta cũng cần phải là những con người duy lý và thực tiễn một chút, không nên có thái độ quá tôn sùng một điều gì đó (thường thì dân châu Á, trong đó có dân Việt Nam hay có tâm lý này). Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khách quan để đánh giá sự vật, hiện tượng đúng bản chất của mình. Xin cho phép tôi được trình bày như sau:

– Trong chiến tranh Đảng cộng sản có vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập (đó là công lao?), nhưng nếu không có quần chúng nhân dân thì Đảng này có thành công hay không?. Tôi lại đặt một câu hỏi như thế này (có thể các bạn sẽ cho là tôi bị điên) rằng: nếu không có Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản thì Việt Nam liệu có giành được độc lập không? Tôi xin đưa ra các tình huống sau, bao gồm các yếu tố nội tại của dân tộc và yếu tố khách quan của tình hình thế giới để trả lời:

– Nếu không có Hồ Chí Minh thì lại sẽ có một nhân vật xuất chúng khác của Việt Nam lãnh đạo dân tộc đứng lên giành chính quyền, trong trường hợp không có được một cá nhân xuất chúng đó thì sẽ có nhiều nhân vật không xuất chúng bằng tập hợp nhau lại để cùng lãnh đạo nhân dân Việt Nam .

– Nếu không có Đảng cộng sản Việt Nam thì sẽ có các đảng phái khác biết kêu gọi, đoàn kết nhân dân Việt Nam hợp thành một sức mạnh chung, ví dụ Đảng Dân chủ, Đảng Lao động v…vv đã từng tồn tại trong lịch sử.

Trong trường hợp không xuất hiện hai tình huống trên, tức là không có Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản thì liệu dân tộc Việt Nam có thoát được ách nô lệ hay không. Điều này thật khó trả lời cụ thể, nhưng có thể căn cứ vào thực tiễn hiện nay trên thế giới: không còn nước nào trên thế giới là thuộc địa đô hộ của các nước khác nữa, điều này có được hoặc là do dân tộc đó tự đứng lên đấu tranh, hoặc là do các nước đế quốc buộc phải trao trả thuộc địa (nếu không trao trả cũng không được). Như vậy là đã có câu trả lời cho vấn đề này.

Vậy thì sau khi giành được độc lập, hòa bình thống nhất thì Đảng cộng sản cũng không nên ưỡn ngực khoe khoang mình có công lao nhất, tự cho mình là ưu việt nhất rồi quay ra coi thường nhân dân, mọi việc đều tự cho mình quyết mà không thèm hỏi ý kiến nhân dân (cụ thể Việt Nam chưa có Luật trưng cầu dân ý, mà tôi biết rằng, Quốc hội Việt Nam đang trong quá trình xây dựng luật này, tuy nhiên mọi vấn đề liên quan tới việc trưng cầu dân ý về thể chế chính trị, vai trò cầm quyền của Đảng cộng sản tuyệt nhiên sẽ bị loại bỏ, mà đây mới chính là những vấn đề quan trọng cần phải trưng cầu). Như vậy một Đảng không trung thực, sòng phẳng liệu có dám đổi mới bản thân hy sinh vì quyền lợi dân tộc hay không? (rất khó).

Điều đơn giản mà chúng ta có thể thấy sự cao ngạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đó là khi mỗi ai trong chúng ta bước chân vào bất kỳ phòng họp hay hội trường nào của cơ quan nhà nước, hay trụ sở làm việc của chính quyền thì đều thấy cờ Đảng và cờ Tổ quốc được treo cao ngang nhau, đây chẳng phải là sự cao ngạo đặt mình ngang hàng với Tổ quốc sao?

Có một nhận định như thế này trong đầu óc các bạn trẻ học tập dưới mái trường XHCN ( trong đó có cả tôi ):”

Đảng cộng sản Việt nam đã phạm phải tội ác không thể nào dung thứ , đó là biết bao nhiêu thế hệ học sinh từ khi họ như 1 tờ giấy trắng thì đã bị Đảng Cộng Sản đem 2 khái niệm Yêu Nước và yêu Đảng vốn chẳng liên quan gì đến nhau lại được khéo léo chắp vá lại thành 1 .

Tôi cũng xin được giải thích lại cho chính xác, vì các bạn đó không hiểu vấn đề, hoặc bị ngộ nhận bởi các phát biểu của Đảng cộng sản hoặc cố tình lái vấn đề theo hướng tuyên truyền lâu nay của Đảng này.

Trước hết, chúng ta cần phải thống nhất với nhau một điểm rằng: Nhà nước được xây dựng bởi một giai cấp thống trị, hay theo như Ông Mark đã định nghĩa Nhà nước như một công cụ thống trị giai cấp. Nhà nước sinh ra để thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội đại diện cho lợi ích và nguyện vọng của giai cấp ấy. Như vậy, ở Việt Nam rõ ràng Nhà nước này là đại diện cho giai cấp thống trị của Đảng cộng sản (bởi như đã nói Đảng cầm quyền chính là cha đẻ của Nhà nước). Để có thể hiểu vấn đề rõ ràng hơn thì chúng ta tham khảo lại Hiến pháp 1992 của Việt Nam để rõ hơn về hệ thống chính trị của nhà nước này (cả những đặc thù mà những nước dân chủ trên thế giới không hề có).

Tại điều 4 của Hiến pháp 1992 qui định: Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, do vậy Đảng này từ trước đến nay có quyền bố trí nhân sự của mình vào bộ máy Nhà nước, bao gồm Chính phủ, Quốc hội, Viện Kiểm sát và Tòa án Nhân dân. Cái đặc trưng nhất trong thể chế chính trị nước ta hiện nay là không có tam quyền phân lập, quan hệ giữa 3 cơ quan Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp chỉ là cơ chế điều hòa, phối hợp. Do vậy, chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng là trong Quốc hội (cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân- theo Hiến pháp) có thể tìm thấy hơn 90% đại biểu Quốc hội là các đảng viên cộng sản, tiếp đến trong số này phần lớn lại là hoạt động bên hành pháp (tức Chính phủ), bên Tư pháp (Viện kiểm sát, Tòa án) và cũng là người của bên Đảng (các Bí thư tỉnh ủy). Như vậy thử hỏi, đại biểu dân cử ngoài đảng còn chưa đến 9% của tổng số 493 đại biểu , vậy thì hoạt động ra sao, chưa kể nói đến họ hoàn toàn là những người không hề có một chút quyền lực gì trong Bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương. Do đó khi họ phát biểu tại các kỳ họp Quốc hội thì không hề được tiếp thu ý kiến. Còn các vị khác thì không bao giờ phát biểu ý kiến, hoặc có phát biểu thì cũng chỉ là chung chung vô thưởng, vô phạt, không đụng chạm đến ai, và cũng chẳng thể hiện được gì cho quyền lợi của nhân dân (tức là những cử tri buộc phải bỏ phiếu bầu cho họ).

Vì sao tôi lại lấy Quốc hội ra để dẫn chứng, vì Quốc hội theo Hiến pháp VN qui định là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân. Nhưng có thực là cơ quan quyền lực cao nhất không thì tôi e không phải, đó chỉ là cách nói giả hiệu nghe có vẻ mỹ miều như vậy thôi. Vì phải nhìn vào bản chất của vấn đề là Việt Nam chỉ có một đảng (mà tai họa lại là đảng cộng sản) bởi vậy Bộ chính trị của Ban chấp hành Đảng cộng sản khóa X gồm 14 vị mới thật sự là những người có quyền sinh quyền sát ở cái đất nước này. Quốc hội chỉ là nghị gật mà thôi, người ta quả không sai khi nói rằng Quốc hội là cơ quan thể chế hóa các nghị quyết của Đảng. Quốc hội với tư cách là cơ quan bầu ra Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ (sau khi có sự giới thiệu của Chủ tịch nước) và nội các Chính phủ (theo giới thiệu của Thủ tướng) quan trọng như vậy mà cũng chỉ là nghị gật thôi, thì thử hỏi quyền lực làm sao về tay nhân dân được. Chẳng phải mỗi kỳ họp Quốc hội ở Việt Nam người ta thường có câu Đảng cử – Dân bầu hay sao? Mọi thứ đều được sắp xếp hết từ trước rồi, không có tự do dân chủ gì đâu.

Đó là thực tế thứ 3 không thể phủ nhận. Đừng ảo tưởng !

Tôi nghĩ rằng nếu cứ tranh luận thì sẽ còn rất nhiều vấn đề ai đúng, ai sai. Nhưng ở đây tôi chỉ muốn nêu lên một điều, tất cả những điều trên chúng ta nói ra chỉ nhằm mục đích thấy được bản chất của một Đảng cầm quyền là như thế nào. Liệu Đảng đó có thực sự xứng đáng với sự cầm quyền của mình trong tình hình mới hay không? Cách thức tổ chức của một nhà nước như thế nào để có thể mang lại đời sống ấm no thật sự cho người dân mình, hạn chế sự lạm quyền của đảng, tạo thế cạnh tranh quyền lực công khai minh bạch có lợi cho quốc dân đồng bào, và điều này càng cấp thiết hơn nữa khi mà Đảng cộng sản Việt Nam đã quá hèn và nhu nhược trước quân xâm lược Trung quốc đến nỗi phải đàn áp người dân yêu nước .

Tôi chỉ xin nếu mấy ý kiến nhỏ sau:

– Không có gì là tồn tại mãi mãi cả. Đảng phái nào ra đời thì cũng phải phục vụ cho đông đảo nhân dân, ngày hôm qua Đảng có thể tốt, nhưng hôm nay có thể lụi tàn vì không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Đất nước Liên Xô hùng mạnh là thế nhưng vẫn phải xụp đổ vì đảng cộng sản cầm quyền đã không đủ sức lèo lái đất nước.

– Mọi vật trong tự nhiên đều phải trải qua quá trình đấu tranh mới tồn tại được, Đảng cầm quyền cũng vậy, nếu không có đảng phái khác cạnh tranh, thì sao có thể hoàn thiện mình. Nếu đảng cứ cho mình quyền độc tôn mãi mãi thì có thể một ngày nào đó chính đảng đó sẽ mục ruỗng từ bên trong và kết thúc một đế chế lụi tàn. Bạn hãy tưởng tượng tới một rừng cây, trong đó cây nào cũng vươn lên hướng về ánh sáng mặt trời, cây nào khỏe sẽ vươn lên mạnh mẽ để che bớt cây kia đi, đó chính là qui luật sinh tồn và phát triển của tự nhiên. Con người cùng với cách thức tổ chức xã hội của mình cũng phải tuân theo qui luật tự nhiên mới sống sót được. Tự mình đứng tách ra, thiếu sự cạnh tranh tất sẽ tự hủy diệt. Bạn thấy chăng vào cuối đông người ta đều phải cưa thân cây táo sát gốc để sang mùa xuân tạo một sức sống mới cho cây phát triển. Nếu cứ như ĐCS Việt Nam hiện nay không chấp nhận có lực lượng chính trị khác cạnh tranh, một mình một cõi, đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ, đi ngược lại xu thế phát triển nhân loại thì phải chăng đó chính tự mình hủy diệt mình?

Một so sánh đơn giản mà người viết muốn nêu ra trước khi kết thúc bài viết ở đây đó là:

Bạn là người thanh niên việt nam , bạn tự hào vì đang được sống trong giai đoạn phát triển của dân tộc vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi :

Một nước Nhật điêu tàn thảm bại sau khi kết thúc chiến tranh 30 năm, đã vươn mình trở thành cường quốc số 2 trên thế giới về sức mạnh kinh tế. Một Đài Loan thua kém Việt Nam về tài nguyên thiên nhiên và cả nguồn nhân lực vậy mà bây giờ GDP của họ là 16.000 USD (2006) tôi viết là 16 ngàn chứ ko phải là 1 ngàn 6 , các bạn đừng nghĩ tôi đánh máy sai . Trong khi đó các bạn hãy nghe Đảng ta tuyên bố rất chi là tự hào nhé : Trong bản báo cáo mới công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam từ nay đến hết năm 2006 rất khả quan. Đầu tư công sẽ hồi phục, môi trường bên ngoài thuận lợi, GDP tăng 7,8% và thu nhập bình quân đầu người đạt 715 USD, tăng 80 USD so với năm ngoái.

Hãy nhìn Việt Nam 30 năm sau khi giành chiến thắng Mỹ vẫn nằm trong số 10 nước đói nghèo nhất thế giới. Hãy nhìn vào thành tựu mà Đảng cộng sản tự nhận mình giành được nhé:

– Hàng triệu người Việt Nam vượt biên tìm cuộc sống hạnh phúc ở xứ người

– Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để bán thân

– Hàng trăm ngàn lao động chạy ra ngước ngoài bán sức

– Bao cảnh đời khó khăn khổ sở đói nghèo trong nước phải làm những nghề mạt hạng ăn xin, bán thân, trộm cắp…( nói đến đây tôi nhớ lại khi được 1 nhà báo Mỹ hỏi rằng : theo ông cuộc cách mạng của VN có thành công không ? .Phạm Xuân Ẩn nhìn ra người ăn xin trên vĩa hè ví von rằng : chừng nào còn những mảnh đời như thế thì cuộc cách mạng chưa thành công . )

– Tham nhũng tràn lan, quan sống phè phỡn, đạo đức xã hội suy đồi, giao thông cơ sở hạ tầng , giáo dục xuống cấp, tụt hậu thê thảm so với thế giới .

– Tình trạng dân oan khiếu kiện kéo dài, oán hận không được giải quyết

Công An nhân dân thì mãi lộ , múa kiếm , bóp cổ, nhũng nhiễu nhân dân …

– Nghiêm trọng đến nỗi người dân yêu nước biểu tình chống quân xâm lược cũng bị đàn áp .

– Đâu là bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam anh hùng nữa

Hỡi ơi, lỗi này thuộc về nhân dân ư? Lỗi tại thanh niên việt nam bất tài ư ? Lỗi tại thiên tai ư? Lỗi tại chiến tranh ư?

Nếu càng tìm lỗi ngụy biện cho vai trò cầm quyền của Đảng thì e rằng Việt Nam ta vẫn cứ đói nghèo 100 năm tới.

Mỗi đêm tôi vẫn thường mơ thấy một nước Việt đại hùng mạnh, khi đi đến đâu nói tôi là người Việt Nam thì đều nhận được những cái nhìn trọng thị của những người Mỹ , người Nhật … tôi đã khóc thật hồn nhiên khi cầu thủ số 10 ấn định chiến thắng 5-0 trước Brazil để đưa Việt Nam đoạt chức vô địch World Cup …. và học sinh các nước Châu Âu Châu Mỹ …thì đua nhau đến Việt Nam du học .

Nếu bạn đến mơ cũng không mơ được như tôi thì có lẽ vận mệnh của nước Việt đã đến hồi kết thúc, chúng ta đang sống trong màn đêm của nhân loại và đảng cộng sản đã ru ngủ bạn rằng :

” Đảng đã cho ta một mùa xuân và ước vọng ,

Bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang
Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới
Tiến theo cờ Đảng đã thấy tương lai sáng tươi

Đảng đã cho ta cả mùa xuân của cuộc đời
Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai”

(1 bằng chứng nho nhỏ là sự kiện Trường Sa Hoàng Sa vừa qua mấy trăm cơ quan truyền thông phát thanh từ đài tiếng nói cộng sản đã mở những bản nhạc slow dịu dàng ru ngủ luôn tri thức – ý chí tiến thủ của cả 1 dân tộc )

Bịt mắt -bịt tai -bịt miệng người khác là 1 hành động không thể tha thứ .

Huống hồ chi dám bịt luôn đường sống tự do của cả toàn dân tộc

Hãy tỉnh dậy đi hỡi những con người Việt Nam xin đừng thờ ơ và do dự khi vận mệnh để xây dựng 1 nước Việt tự do dân chủ đã đến rất gần . Cơ hội nằm trong nhận thức của mỗi người dân chúng ta

Còn nhiều khối u nữa trong ca đại phẩu nàysức tôi không thể trình bày hết, mấy lời tâm huyết, xin cảm ơn bạn đọc quan tâm, theo dõi.

 

Taiwan_2007-12-24 Blacky Prison Break.

(cảm ơn anh MB-CP đã giúp em hoàn thành bài viết )

 

Tags: 2_blacky_trai_tim_viet_nam_07.12.24

Monday December 24, 2007 – 04:00am (ICT) Permanent Link | 32 Comments

Trich dai VSR_2008_0620_Bao Khanh phong van Luat su Bui Kim Thanh

Filed under: a1 audio, Chính trị, xã hội, dân oan — tudo @ 12:56 am

Trich dai VSR_2008_0620_Bao Khanh phong van Luat su Bui Kim Thanh

Older Posts »

Blog at WordPress.com.