Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

June 27, 2008

Ban tuyên giáo và Bộ thông tin truyền thông CSVN chỉ đạo báo chí

Filed under: Chính trị, xã hội, Tài liệu — tudo @ 12:08 am


June 26, 2008

Cộng đồng người Việt tại Houston chống Nguyen tan Dung 25-26/6/08

Filed under: Chính trị, xã hội — tudo @ 11:35 pm

Liên Hội và đồng bào chống Nguyễn Tấn Dũng

Bam vao day de xem TV My noi ve cuoc Bieu tinh Dung xa mau o Houston
Paltalk_2008_0624_Nguoi Viet Hai Ngoai chong Nguyen tan Dung_phan 1 phat 1:03′
https://www.yousendit.com/transfer.php?action=download&ufid=3AA2C80F07BAA435
Paltalk_2008_0624_Nguoi Viet Hai Ngoai chong Nguyen tan Dung_phan 2 phat 1:18′
http://www.yousendit.com/transfer.php?action=download&ufid=BC89461B048B12C8
Paltalk_2008_0624_Nguoi Viet Hai Ngoai chong Nguyen tan Dung_phan 3 phat 1:08′
http://www.yousendit.com/transfer.php?action=download&ufid=4230B88830B4C3EA

Quyền phỉ đã ra luật trưng thu

Thursday June 26, 2008 – 07:15pm (ICT) Permanent Link 2 Comments

Luật hiếp dâm

LUẬT TRƯNG MUA, TRƯNG DỤNG TÀI SẢN
CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 3, SỐ 15/2008/QH12
NGÀY 03 THÁNG 06 NĂM 2008

Vào đây :

Wednesday June 25, 2008 – 04:10pm (ICT) Permanent Link 2 Comments

Quyền phỉ đã ra luật trưng thu

“Khi nào nhà nước Trưng Mua ?
Khi nào quyền phỉ Trưng Thu, Trưng Dùng ?.”

Lão tiệm tạp hóa đã viết thế trong entry “nguy cơ tài chính” :
“…Đối với các thể chế độc tài, tham ô lại nợ nần ngập đầu như Việt Nam hiện tại. Không vay được, không in thêm tiền được. Chính quyền Việt Cộng sẽ chỉ đạo ngân hàng:
1. Tăng lãi xuất tiền gởi của dân đến vô hạn.
2. Lấy tiền của người gởi sau, trả lãi cho người gởi trước.
3. Bất kể tiền VN$, US$, ngoại tệ mạnh, vàng ròng 9999. Hay báu vật, nữ trang. Đều được hứa hẹn với mức lãi vượt ngưỡng. Mà bất cứ người vay nợ lại từ ngân hàng; có đi ăn cướp mới mong trả nổi.
Cuối cùng khi tất cả tiền, vàng vòng, ngoại tệ, quý kim, nữ trang đã vào tay chính phủ. Nhà nước lúc đó sẽ toàn quyền tuyên bố:
Trưng Mua, Trưng Thu, Trưng Dụng, bằng một loại tín chỉ in vội vã lem nhem tệ hơn tiền của Lê Đức Thúy đã in. Cho nạn nhân ham lãi to.
Lịch sử Tài Chính đã từng như thế tại các quốc gia độc tài, các quốc gia do mấy ông hoàng đế nắm giữ vận mạng đất nước.
Và Việt Nam đã từng có mấy lần trưng thu, trưng dụng, chứ chưa từng trưng mua. Ai lúc đó có tiền mà không thể đầu tư vào công việc kinh tế nào khác, ( Vì tiền trượt giá quá nhanh) sẽ nghĩ đến việc gởi ngân hàng thu lãi cao. Lãnh búa vì nghe lợi tối mắt.”
***
Vào ngày 03.06.2008 TS. Trần Minh Hoàng có bài :
“Bộ CHÍNH TRị ĐẢNG CSVN ĐÃ THÔNG QUA CHỦ TRƯƠNG “TịCH THU TÀI SẢN” CỦA MọI NGƯờI ĐỂ CỨU CHẾ Độ TRƯỚC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ; DÂN CHÚNG VIỆT NAM NÊN TIN AI VÀ LÀM GÌ TRƯỚC KHỦNG HOẢNG? “

Trong đó có đoạn :

“Thông tin tối mật, mới nhất và độc ác nhất:

Mới đây nhất để bảo vệ đảng và chính thể cộng sản VN trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chính trị. Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã họp bí mật tại Hà Nội vào một đêm cuối tháng 5.2008, trước khi Nông Đức Mạnh đi Trung Quốc và Nguyễn Minh Triết đi Châu Âu, để thảo luận và thông qua chủ trương “Trưng thu, hay trưng mua tài sản của mọi tổ chức và cá nhân”.

Việc trưng thu hay trưng mua tài sản của người dân hay doanh nghiệp lần này được giao quyền cho đến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thực hiện .
Thực chất, đây sẽ là một kế hoạch cướp bóc có tổ chức qui mô lớn bằng bàn tay đỏ sắt máu của CS trong thế kỷ XXI”.

Mới nhất, kỹ lưỡng và nguy hiển lẫn tàn bạo nhất so với những kế hoạch tương tự mà CSVN đã từng có rất nhiều kinh nghiệm và đã làm sau 1945, 1954 và 1975 cho dân tộc Việt Nam và ngoại kiều ở VN lúc đó.

Mục đích chính đáng được ngụy biện đưa ra sẽ là để bảo vệ an ninh quốc gia, khi có khủng hoảng xảy ra. Thực chất hành động cướp bóc này là để bảo vệ thành quả cách mạng của đảng, để bảo vệ đảng CS và chính thể phi pháp CSVN hiện nay trước cơn khủng hoảng đang xảy ra.Đây là một quyết định quan trọng và được yêu cầu giữ bí mật tuyệt đối do Trương Tấn Sang, Ủy viên bộ Chính trị, Thường trực ban bí thư trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị và được bộ tứ là Nông Đức Mạnh lẫn Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng bảo trợ tán thành hết mình. Trừ Phạm Gia Khiêm Bộ trưởng Ngoại giao còn chần chừ do lo ngại các quan hệ quốc tế WTO…. Quyết định quỷ quái hay còn gọi là quyết định Ngũ quỷ, do (5 người) quỷ quái chóp bu của CSVN hiện nay quyết định thông qua.

Một quyết định mang tính chất phi pháp, đậm màu sắc của kẻ cướp bóc, theo kiểu độc tài cộng sản và được giữ tối mật, đã được CSVN trù tính và quyết định xong vào cuối tháng 5 vừa qua.Trước đó, vấn đề này CSVN cũng đã dọn đường pháp lý để chuẩn bị cho hành động phi pháp của mình bằng một Dự thảo luật đã được chỉ thị cho một Viện Nghiên cứu Pháp luật của Quốc hội và một Viện nghiên cứu tư pháp của Bộ Tư pháp chuẩn bị Dự thảo thành luật và dự định trình ra Quốc hội trong đợt này, nhưng tình hình chưa cho phép, nên CSVN đành cho hoãn lại.Khi thông qua quyết định này, Bộ chính trị đảng CSVN đã tính đến khả năng thực hiện bí mật theo các qui định lãnh đạo điều hành đất nước của Đảng CS mà không cần có một Luật do Quốc hội thông qua.

Bất kể Luật Pháp quốc tế, Công ước quốc tế, Hiệp định đã ký kết với các nước, với WTO, Hiến Pháp 1992 vốn là Hiến Pháp phi pháp của Việt Nam và các Luật pháp XHCN khác trong nước do CSVN nặn ra trước nay
Nhưng dù không cần, không có luật, thì đảng Cộng sản và chính phủ cộng sản vốn phi pháp của Việt nam cũng có thể thực hiện bằng một nghị quyết của Bộ chính trị có thể ban hành và cộng bố trên toàn bộ hệ thống thông tin của mình vào cuối buổi chiều và được thực hiện ngay trong đêm? Một quyết định mà Chính phủ phi pháp và quốc hội bù nhìn của CSVN phải chấp hành theo đúng cơ chế chính trị ở VN tất cả đều do đảng CS lãnh đạo.

Chúng ta cũng nên nhớ, với ưu thế độc tài, độc đảng, độc ác, CSVN hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì, dù phi pháp, phi nhân, phi nghĩa, như họ đã từng làm trong suốt lịch sử tồn tại của đảng CSVN vừa qua. Mục đích chỉ để họ (CSVN) được tồn tại, mà bất chấp tất cả.

Cứu kinh tế sụp đổ cứu dân tộc hay cứu đảng CS : Bộ chính trị đảng CSVN quyết định chỉ cứu đảng CS mà thôi, và sẵn sàng đưa đất nước và dân tộc vào thời kỳ lầm than mới dưới gót giầy và họng súng và nhà tù của cộng sản Việt Nam.
Họ chấp nhận quay lại bản chất cộng sản, không như mọi người nghĩ là họ đã từ bỏ khi hội nhập quốc tế và chấp nhận cuộc chơi , khi tha thiết vào WTO và tha thiết xin được hưởng Quy chế PNTR của Hoa Kỳ”
***
Ai chưa đọc 2 bài viết trên thì bấm vào ĐÂY hoặc kéo xuống entry phía dưới.
***
Mời bà con đọc bài báo nóng hổi “CÔNG BỐ 4 LUẬT MỚI” , (24/06/2008 06:25)
QUYỀN PHỈ NỔI ĐIÊN RỒI BÀ CON ƠI.

Các bạn có thể đọc nguyên văn bài báo ở ĐÂY
***
…Về việc nên làm gì trước khủng hoảng kinh tế Việt Nam:Chúng tôi chỉ xin được phép nhắc nhở mọi người rằng : hãy tự tỉnh táo để bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình trước cơn khủng hoảng kinh tế này.Việc bảo vệ này không đi đôi với những gì mà chính phủ CSVN đưa ra kêu gọi mọi người hưởng ứng, vì đó chỉ là những sự lừa bịp, qua mặt mọi người tiếp theo, những mong cứu giúp cho CSVN kéo dài thêm sự sụp đổ về kinh tế và chính trị, để tiếp tục thực hiện các tội ác với tổ quốc và nhân dân VN, mà chắc chắn sẽ không bao giờ giải quyết được cái gốc vấn đề là giải quyết khủng hoảng kinh tế được trong lúc này.Những việc quý vị có thể tự làm để bảo vệ quyền lợi của mình, và làm nhanh không chần chừ, nhỡ lỡ cơ hội và thiệt hại cho quyền lợi của bản thân. Đó là :

1. Nên rút hết tiền đã gởi ra khỏi các ngân hàng của Việt Nam ngay : Mọi người hãy rút toàn bộ những khoản tiền để dành, tích lũy hay kinh doanh ra khỏi các ngân hàng của Việt Nam, nếu không muốn bị CSVN lấy đi hết trong những ngày sắp tới. CSVN sẽ lấy tiền của mọi người bằng cách gì? Đơn giản họ chỉ cho phá giá VND và đổ thừa cho lạm phát, thì giá trị thực của đồng tiền và tài sản của quý vị sẽ giảm đi, hay mất đi tức thì chỉ trong 1, 2 ngày nhanh chóng. Có thể mất là 50, 70 hay 90% giá trị tài sản chỉ qua một đêm, hay chỉ trong một vài ngày.Chẳng hạn như : chỉ sau 3 tháng thì giá trị tài sản của những người đầu tư chứng khoán ở Việt Nam đã mất đi 70% và còn tiếp tực mất đi nữa. Do thị trường chứng khoán VN bị sụp đổ. Hay tài sản của những người đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam, chỉ sau 3 tháng qua cũng đã bị mất từ 60 đến 80% tùy trường hợp. Do 2 thị trường này sụp đổ hoàn toàn mới đây. Điều này sẽ kéo theo Thị trường tài chính ngân hàng ở VN cũng sẽ sụp đỗ trong nay mai. Đó chính là sự thật và lời khuyên cho quý vị ở phần này.

2. Nên mua ngay vàng hoặc ngoại tệ có giá và chuyển sang gởi các ngân hàng nước ngoài để giữ tài sản : Để bảo đảm giá trị tài sản của mình, khi rút hết tiền ở các ngân hàng Việt Nam ra quý vị nên mua lại vàng, hay các loại ngoại tệ có giá khác để giữ, và gởi vào các ngân hàng nước ngoài.

3. Tuyệt đối không tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam : Không mua công trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán, hay tham gia vào canh bạc là Thị trường chứng khoán của Việt Nam vì nó đã đang đổ vỡ thực sự và còn tiếp tục bị chôn vùi sâu hơn, không còn mấy cơ hội gượng dậy nữa.

4. Không gởi tiền, vàng (cả ngoại tệ) vào các ngân hàng Việt Nam nếu vì tham lãi suất cao : Đây là chiêu dụ lãi suất cao của hệ thống ngân hàng Việt Nam để lừa mọi người đưa tiền hay tài sản vào để ngân hàng được thoi thóp sống, trong khi đồng tiền VN mất giá nhanh và quý vị sẽ không lấy ra được khi diễn biến kinh tế xấu hơn, lúc đó VND mất giá, quý vị sẽ bị thiệt, thậm chí trắng tay. Như đã đề cập ở phần 1 trên đây.Chưa kể khả năng nhà nước CSVN sẽ truy tìm và tịch thu hay gọi với từ ngữ hoa mỹ hơn là “trưng thu hay trưng mua” các tài sản của quý vị phục vụ cho lợi ích .. quốc gia trá hình của CS mà chính phủ CSVN có thể biết và kiểm soát được.Do cần phân tích sâu và cập nhật tình khủng hoảng kinh tế của Việt Nam cho bạn đọc trong nước nên các nội dung về khủng hoảng chính trị Việt Nam xin được tiếp tục trong các bài viết tiếp theo của loạt bài này.
TS. Trần Minh HoàngSài gòn, ngày 03.06.2008

Tuesday June 24, 2008 – 01:15pm (ICT) Permanent Link 16 Comments
——————————
Luật hiếp dâm
Luật hiếp dâm _ 2

Tài liệu:
luatdatdai_cs2008_22441.doc
VNCS–QuyetDinh_100_CP_1977.pdf : http://www.mediafire.com/?q9jmmjjzy1o
VNCS–QuyetDinh_111-CP_1977.pdf : http://www.mediafire.com/?xghdz24tfmb

LUẬT TRƯNG MUA, TRƯNG DỤNG TÀI SẢN

Hỏa tốc

Thời buổi này rồi mà cái gì tụi nó cũng giấu như mèo giấu cứt .

Thursday June 26, 2008 – 07:15pm (ICT) Permanent Link 2 Comments

Luật hiếp dâm

LUẬT
TRƯNG MUA, TRƯNG DỤNG TÀI SẢN
CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 3, SỐ 15/2008/QH12

NGÀY 03 THÁNG 06 NĂM 2008
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
2. Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
3. Người có tài sản trưng mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua.
4. Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng.
Điều 3. Chính sách trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp về tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.
2. Người có tài sản trưng mua được thanh toán tiền trưng mua tài sản; người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về tài sản do việc trưng dụng gây ra thì được bồi thường thiệt hại theo giá thị trường.
3. Nhà nước khuyến khích và ghi nhận bằng văn bản việc tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước hoặc cho Nhà nước sử dụng tài sản mà không nhận bồi thường trong trường hợp trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 4. Nguyên tắc trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
2. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử.
3. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và phải tuân theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.
4. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.
5. Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng phải đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
Điều 5. Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản
Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe doạ theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Điều 6. Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Quyết định trưng mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.
2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.
3. Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành.
Điều 7. Huỷ bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản trái với quy định của Luật này;
b) Khi quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản chưa được thực hiện nhưng điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản quy định tại Điều 5 của Luật này không còn;
c) Khi quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản chưa được thực hiện nhưng vì lý do khách quan mà tài sản không còn tồn tại.
2. Khi xảy ra một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền ra quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có trách nhiệm huỷ bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản; trong trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) không quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản thì Thủ tướng Chính phủ quyết định huỷ bỏ.
3. Quyết định huỷ bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành; người có tài sản trưng mua, trưng dụng được nhận quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.
4. Trường hợp quyết định trưng mua tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bị huỷ bỏ mà tài sản trưng mua đã được bàn giao, tiếp nhận và người có tài sản trưng mua không nhận lại tài sản thì người có tài sản trưng mua được thanh toán theo quy định tại Điều 19 của Luật này; nếu người có tài sản trưng mua nhận lại tài sản mà việc trưng mua đã gây thiệt hại cho họ thì được bồi thường theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
5. Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bị huỷ bỏ mà tài sản trưng dụng đã được bàn giao, tiếp nhận và việc trưng dụng đó đã gây thiệt hại thì người có tài sản trưng dụng được bồi thường theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
Điều 8. Quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng
1. Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành.
2. Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản;
b) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thanh toán tiền trưng mua tài sản, chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản và người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng theo quy định của Luật này;
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về trưng mua, trưng dụng tài sản theo thẩm quyền.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng
1. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có các quyền sau đây:
a) Được thanh toán tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra;
b) Được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.
Điều 11. Quản lý, lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản
Các tài liệu liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản phải được lập thành hồ sơ và được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Trưng mua, trưng dụng tài sản không đúng đối tượng, điều kiện, thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản để tham ô, tham nhũng, trục lợi hoặc vì mục đích cá nhân khác.
3. Trì hoãn, từ chối hoặc chống lại việc thực hiện quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản, quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng.
4. Bán, trao đổi, tặng cho và các giao dịch dân sự khác làm thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản đã có quyết định trưng mua.
5. Hủy hoại, làm thay đổi hiện trạng của tài sản đã có quyết định trưng mua, trưng dụng.
6. Cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc trưng mua, trưng dụng tài sản.
7. Quản lý, sử dụng tài sản trưng mua, trưng dụng trái với quy định của pháp luật.
Chương II
TRƯNG MUA TÀI SẢN
Điều 13. Tài sản thuộc đối tượng trưng mua
1. Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này.
2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.
3. Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Điều 14. Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 của Luật này.
3. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được uỷ quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản.
Điều 15. Nội dung quyết định trưng mua tài sản
1. Quyết định trưng mua tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng mua tài sản;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng mua;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;
d) Mục đích trưng mua;
đ) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua;
e) Giá trưng mua tài sản (nếu thoả thuận được);
g) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;
h) Thời hạn, hình thức và địa điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản.
2. Quyết định trưng mua tài sản phải được giao ngay cho người có tài sản trưng mua; trường hợp người có tài sản trưng mua vắng mặt thì quyết định trưng mua tài sản phải được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi có tài sản trưng mua.
Điều 16. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua
1. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua được thực hiện theo đúng đối tượng, thời gian và địa điểm quy định tại quyết định trưng mua tài sản. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì phải có hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản kèm theo; trường hợp vì lý do khách quan chưa cung cấp được hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó thì thực hiện bàn giao tài sản theo hiện trạng.
2. Thành phần tham gia bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua gồm có:
a) Người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp;
b) Đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua.
3. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng mua;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản trưng mua tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận;
d) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua;
đ) Danh mục hồ sơ, giấy tờ kèm theo (nếu có).
4. Trường hợp người có tài sản trưng mua hoặc người đại diện hợp pháp không có mặt tại địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng mua theo thời hạn đã quy định thì trong biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản phải ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng mua.
Điều 17. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng mua tài sản
Trường hợp quyết định trưng mua tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng mua không chấp hành thì người quyết định trưng mua tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi có tài sản trưng mua tổ chức cưỡng chế thi hành.
Điều 18. Giá trưng mua tài sản

1. Việc xác định giá trưng mua tài sản được quy định như sau:
a) Giá trưng mua tài sản được xác định căn cứ vào giá phổ biến trên thị trường địa phương của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ tại thời điểm quyết định trưng mua tài sản;
b) Trường hợp tại thời điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản, giá thị trường của tài sản trưng mua cao hơn so với giá thị trường tại thời điểm quyết định trưng mua thì giá trưng mua tài sản được tính theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán;
c) Đối với tài sản là bất động sản, phương tiện kỹ thuật hoặc tài sản khác mà việc xác định chính xác giá khó thực hiện ngay tại thời điểm trưng mua tài sản thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định giá trưng mua tài sản.
2. Giá trưng mua tài sản do người có tài sản trưng mua và người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản thoả thuận theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và được ghi vào quyết định trưng mua tài sản. Trường hợp không thoả thuận được thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản quyết định giá trưng mua tài sản; nếu người có tài sản trưng mua không đồng ý với giá này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.
Điều 19. Thanh toán tiền trưng mua tài sản

1. Tiền trưng mua tài sản được thanh toán một lần cho người có tài sản trưng mua trong thời hạn như sau:
a) Không quá bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.
2. Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn, nhưng thời gian gia hạn không quá bốn mươi lăm ngày đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không quá ba mươi ngày đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng mua biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương chịu trách nhiệm thanh toán tiền trưng mua tài sản cho người có tài sản trưng mua theo đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 20. Kinh phí thanh toán tiền trưng mua tài sản

Kinh phí thanh toán tiền trưng mua tài sản do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 21. Quản lý, sử dụng tài sản trưng mua

Việc quản lý, sử dụng tài sản trưng mua được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Điều 22. Hiến, tặng cho tài sản trưng mua

Trường hợp người có tài sản trưng mua tự nguyện hiến, tặng cho tài sản trưng mua cho Nhà nước thì Nhà nước không phải thanh toán tiền cho người hiến, tặng cho tài sản. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.

Wednesday June 25, 2008 – 04:13pm (ICT) Permanent Link 12 Comments
———————————————————————
Luật hiếp dâm _ 2

Chương III
TRƯNG DỤNG TÀI SẢN
Điều 23. Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng

1. Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Điều 25. Nội dung của quyết định trưng dụng tài sản

1. Quyết định trưng dụng tài sản bằng văn bản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng tài sản;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
d) Mục đích, thời hạn trưng dụng tài sản;
đ) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng;
e) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng vắng mặt thì quyết định trưng dụng tài sản phải được giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.
Điều 26. Trình tự, thủ tục quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói

1. Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói. Khi quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản phải viết giấy xác nhận việc trưng dụng tài sản ngay tại thời điểm trưng dụng. Nội dung giấy xác nhận phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản; tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng; mục đích, thời hạn trưng dụng; tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
2. Chậm nhất là bốn mươi tám giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng tài sản và gửi cho người có tài sản trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản một bản. Văn bản xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
Điều 27. Huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng

1. Trường hợp tài sản trưng dụng phải có người vận hành, điều khiển nhưng tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng không có người vận hành, điều khiển thì người quyết định trưng dụng tài sản được huy động người đang vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng đó để vận hành, điều khiển .
2. Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định huy động;
b) Họ tên, địa chỉ của người được huy động;
c) Mục đích huy động;
d) Thời điểm, thời hạn huy động.
3. Quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng phải được thể hiện bằng văn bản và phải được giao cho người được huy động. Trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định huy động người vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bằng lời nói và phải có giấy xác nhận việc huy động ngay tại thời điểm huy động. Giấy xác nhận phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người được huy động vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động.
Điều 28. Thời hạn trưng dụng tài sản

1. Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:
a) Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;
b) Không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 của Luật này.
2. Trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày.
3. Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Điều 29. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng

1. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng được thực hiện theo đúng đối tượng, thời gian và địa điểm quy định tại quyết định trưng dụng tài sản.
2. Thành phần tham gia bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng gồm có:
a) Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
b) Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng.
3. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản trưng dụng tại thời điểm bàn giao, tiếp nhận;
d) Thời gian và địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản trưng dụng.
4. Trường hợp người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng không có mặt tại địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản theo thời gian đã quy định thì trong biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản phải ghi rõ sự vắng mặt của họ và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản trưng dụng.
Điều 30. Bàn giao, tiếp nhận tài sản trong trường hợp quyết định trưng dụng bằng lời nói

Người đang quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng phải giao ngay tài sản cho cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sau khi có quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói.

Điều 31. Cưỡng chế thi hành quyết định trưng dụng tài sản

Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật mà người có tài sản trưng dụng không chấp hành thì người quyết định trưng dụng tài sản ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản trưng dụng tổ chức cưỡng chế thi hành.

 
Điều 32. Quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng

Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng có trách nhiệm sau đây:
1. Sử dụng tài sản đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả;
2. Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian trưng dụng.
Điều 33. Hoàn trả tài sản trưng dụng

1. Tài sản trưng dụng được hoàn trả khi hết thời hạn trưng dụng theo quyết định trưng dụng tài sản.
2. Quyết định hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa điểm hoàn trả tài sản.
3. Thành phần tham gia hoàn trả tài sản trưng dụng:
a) Cá nhân, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản.
4. Việc hoàn trả tài sản trưng dụng phải được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có:
a) Tên, địa chỉ của người có tài sản trưng dụng, người đại diện hợp pháp hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản trưng dụng;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản;
c) Tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của từng tài sản hoàn trả;
d) Thời gian và địa điểm hoàn trả.
5. Trường hợp người có tài sản trưng dụng hoặc người quản lý, sử dụng hợp pháp tài sản không đến nhận tài sản thì tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng tiếp tục quản lý và tài sản được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp người có tài sản trưng dụng tự nguyện hiến, tặng cho tài sản cho Nhà nước thì xác lập sở hữu Nhà nước đối với tài sản đó. Việc hiến, tặng cho tài sản được lập thành văn bản.
Điều 34. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra

1. Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản trưng dụng bị mất;
b) Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;
c) Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.
2. Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thoả thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thoả thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.
3. Trường hợp người có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả tài sản.
4. Trường hợp tài sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa.
Điều 35. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị mất

1. Trường hợp tài sản trưng dụng bị mất thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
2. Mức bồi thường bằng tiền được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, mức độ hao mòn với tài sản đã trưng dụng trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
3. Trường hợp tài sản bị mất đã được mua bảo hiểm, đóng lệ phí trước bạ thì mức bồi thường bao gồm cả chi phí mua bảo hiểm và lệ phí trước bạ.
Điều 36. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng

1. Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng sửa chữa, khôi phục lại tài sản và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự sửa chữa, khôi phục lại tài sản.
2. Trường hợp tài sản trưng dụng là đất thì việc bồi thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng khôi phục lại mặt bằng và hoàn trả cho người có tài sản trưng dụng;
b) Người có tài sản trưng dụng được bồi thường các khoản chi phí bồi bổ, tôn tạo lại mặt bằng theo giá thị trường tại thời điểm hoàn trả tài sản để tự khôi phục lại.
3. Trường hợp tài sản trưng dụng bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục được thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 35 của Luật này.
Điều 37. Bồi thường thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra

1. Trường hợp thu nhập của người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao tài sản trưng dụng đến ngày hoàn trả tài sản trưng dụng được ghi trong quyết định hoàn trả tài sản.
2. Mức thiệt hại thu nhập thực tế được xác định như sau:
a) Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, mức thiệt hại được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng tại thời điểm trưng dụng tài sản;
b) Đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, mức thiệt hại được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản trưng dụng mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm trưng dụng.
Điều 38. Chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra

1. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả một lần trong thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày hoàn trả tài sản.
2. Trường hợp không thể thanh toán kịp theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì lý do bất khả kháng thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho người có tài sản trưng dụng được biết trước khi kết thúc thời hạn thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra được chi trả trực tiếp cho người có tài sản trưng dụng.
4. Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra cho người có tài sản trưng dụng theo đúng quy định của Luật này. Trường hợp chậm trả tiền bồi thường thiệt hại thì phải thanh toán tiền lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán.
Điều 39. Bồi thường thiệt hại đối với người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng

1. Trong thời gian được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng, người được huy động được bồi thường thiệt hại theo mức thu nhập trung bình ba tháng liền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động.
2. Khi thi hành quyết định huy động của người có thẩm quyền quy định tại Luật này, nếu người được huy động để vận hành, điều khiển tài sản trưng dụng bị thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp bị ốm đau, tai nạn mà thiệt hại về sức khoẻ thì được thanh toán chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ;
b) Trường hợp bị ốm đau, tai nạn làm suy giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng lao động thì được bồi thường tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
c) Trường hợp bị ốm đau, tai nạn mà chết thì được bồi thường chi phí cho việc mai táng và tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị tai nạn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về lao động;
d) Trường hợp bị thương hoặc chết mà đủ điều kiện thì được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về người có công.
Điều 40. Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra

1. Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Đối với tài sản trưng dụng đã tham gia bảo hiểm bị thiệt hại nhưng không được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả hoặc số tiền được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chi trả theo chế độ quy định thấp hơn số tiền người có tài sản trưng dụng được bồi thường thì số tiền chênh lệch do ngân sách nhà nước chi trả.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật, bộ luật

1. Bỏ cụm từ “trưng mua” tại đoạn 2 khoản 1 Điều 270 của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và sửa đổi đoạn này như sau:
“Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ hoặc tịch thu”.
2. Bỏ cụm từ “trưng dụng” tại Điều 55 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 và sửa đổi, bổ sung Điều này như sau:
“Điều 55. Huy động các nguồn lực cho hoạt động chống dịch
1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khoẻ nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.
2. Tài sản đã huy động nếu được hoàn trả phải được vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trước khi hoàn trả.
3. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định của Luật này.”
3. Thay cụm từ “trưng dụng” bằng cụm từ “huy động” tại khoản 8 Điều 14 của Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11 và sửa đổi, bổ sung khoản này như sau:
“8. Trong trường hợp cấp thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và huy động phương tiện giao thông, thông tin, các phương tiện kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó theo quy định của pháp luật.”
4. Thay cụm từ “trưng dụng đất” bằng cụm từ “quyết định sử dụng đất có thời hạn” tại điểm đ khoản 2 Điều 35 của Luật đê điều số 79/2006/QH11 và sửa đổi, bổ sung điểm này như sau:
“đ) Trường hợp khẩn cấp chống lũ, lụt, bão, thiên tai khác mà cần phải sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có quyền quyết định sử dụng đất có thời hạn. Chính phủ quy định chi tiết việc trả lại đất và bồi thường thiệt hại cho người có đất bị Nhà nước quyết định sử dụng đất có thời hạn.”
5. Thay cụm từ “trưng dụng đất” bằng cụm từ “quyết định sử dụng đất có thời hạn” tại điểm a khoản 8 Điều 42 của Luật đê điều số 79/2006/QH11 và sửa đổi, bổ sung điểm này như sau:
“a) Hướng dẫn việc bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất hoặc bị quyết định sử dụng đất có thời hạn để phục vụ cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và các công trình phòng, chống lũ, lụt, bão”.
6. Bãi bỏ Điều 45 của Luật đất đai số 13/2003/QH11.
7. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung quy định về trưng mua, trưng dụng tài sản tại các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật này.
Điều 42. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
2. Đối với các trường hợp Nhà nước đã thực hiện việc trưng mua, trưng dụng tài sản của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo các quy định của pháp luật tại thời điểm trưng mua, trưng dụng.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng

Bai 11: Trần Minh Hoàng: Hoa Kỳ sẽ làm việc với chính phủ phi pháp CSVN như thế nào?

Bài 11: Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng chính trị ở Việt Nam
CHÍNH PHỦ HOA KỲ SẼ LÀM VIỆC VỚI CHÍNH PHỦ CSVN PHI PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
TS. Trần Minh Hoàng tstranminhhoang@gmail.com

Tư cách của chính phủ cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ lần này là gì ?

Chính phủ là người đại diện cho chính thể của một quốc gia một dân tộc, nhưng chính thể đó nhất quyết phải do chính nhân dân nước đó lựa chọn bầu lên một cách tự do dân chủ chiếu theo Hiến Pháp của quốc gia có giá trị theo sự lựa chọn của toàn dân

Chính phủ CHXHCNVN thuộc loại “vô” lệ trên đây…

Và chính phủ CHXHCNVN thực chất là một chính phủ phi pháp :

http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2396 .

Do bản chất phi pháp đó chính phủ CSVN ngày càng đã trở thành chính phủ mỵ dân lừa đảo thế giới và phản bội lại với nhân dân của mình.

Đó là loại chính phủ bán nước, hại dân.

Sự phản bội đó ngày càng nguy hiểm hơn và chuyển sang “phản động” đối với nhân dân VN bằng các hành vi tàn bạo cả trong dân chủ nhân quyền, kinh tế chính trị xã hội đạo đức giáo dục… và còn mưu đồ tạo phản quốc tế theo chân đàn anh trực tiếp là chính phủ CS Trung quốc.

Chính phủ của nước Việt Nam cộng sản hoàn toàn không do nhân dân Việt Nam bầu lên mà chỉ do nội bộ đảng cộng sản tàn ác với đất nước và nhân dân Việt Nam cử ra để vơ vét tài nguyên tham nhũng và cai trị nhân dân theo kiểu phát xít.

http://webwarper.net/ww/~av/tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5960

Chính phủ CSVN phi pháp đã từng trình diễn với các màn diễn rất tồi :

http://www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2251

Chính phủ CSVN bán nước hại dân chưa xong lại tiếp tục tìm cách chui sâu lòn cao vào LHQ để lừa đảo tiếp thế giới.

Chính phủ phi pháp này sau khi vào được WTO, được hưởng PNTR và ra khỏi CPC thì đã quay quắc lại bản chất cộng sản tàn ác tham tàn. Bất kể sự kỳ vọng của nhiều chính phủ, trước tiên là chính phủ Hoa Kỳ. Thực hiện ngay nhiều điều trái khoái, ví dụ như :

http://webwarper.net/ww/~av/tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5754

Chính chính phủ phi pháp này đã nói láo với thế giới về nền khinh tế CS là kinh tế thị trường.

Chính chính phủ CS này là thủ phạm chính làm cho kinh tế đất nước khủng hoảng hiện nay mà toàn dân VN phải gánh chịu nặng nề nhất trong hơn 20 năm đổi mới một cách nữa vời của CSVN.

Chính vì những lẽ trên làm sao người dân Việt Nam có thể tin được chính phủ. Và chắc chắn rằng nếu người dân không còn lòng tin thì tương lai của chính phủ phi nháp CSVN sẽ đến lúc cáo chung theo từng tháng từng ngày.

Bài 1 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2189

Bài 2 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2290

Bài 3 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2291

Bài 4 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2460

Bài 5 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2493

Bài 6 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2503

Bài 7 : http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2512
http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6010

Bài 8 http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2518
http://webwarper.net/ww/~av/tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6020

Bài 9 http://webwarper.net/ww/~av/tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6032
http://webwarper.net/ww/~av/www.tapchidanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2531

Bài 10
http://webwarper.net/ww/~av/tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=6045

Và “ tức nước ắt sẽ vỡ bờ “ bất kể bờ đó là thành trì chuyên chính kiên cố đến mức nào của CSVN.

Trong cơn “hồng thủy” đó nhân dân Việt Nam sẽ biết phải làm gì và bằng các phương thức nào để lật đổ chính phủ phi pháp một cách phù hợp, nhanh chóng và hiện đại nhất để giữ được ổn định đất nước trong quá trình chuyển tiếp dân chủ sau khi chính phủ CSVN và đảng CSVN bị loại ra khỏi chính trường thậm chí sẽ bị đặt ngoài vòng pháp luật của Dân chủ Việt Nam

Chính phủ Hoa Kỳ còn tin và kỳ vọng gì vào chính phủ phi pháp CSVN lúc này.

Những chuyện làm ăn kinh tế thương mại hiện ngay theo kỳ vọng và mong muốn của chính phủ , tư bản và nhân dân Hoa Kỳ thực chất chỉ làm cho đảng và chính phủ CSVN phi pháp duy trì sự tồn tại vốn phi pháp và tiếp tục gieo bao tai ương cho dân tộc Việt Nam và nhân loại ?

Hậu quả trước tiên là tuyệt đại đa số người dân Việt Nam phải gánh chịu cùng khổ thêm và đau đớn hơn với đời sống khó khăn tột cùng và sự đàn áp dân chủ nhân quyền hết sức dã man của CSVN diễn ra hàng ngày.

Chúng ta hãy chờ xem chính phủ Hoa Kỳ sẽ nói gì , làm gì với chính phủ phi pháp CSVN trong chuyến đi của ngài Nguyễn Tần Dũng đến Hoa Kỳ trong tuần này.

Có một điều chắc chắn rằng :

Ngài G.W. BUSH thay mặt chính phủ Hoa Kỳ sẽ có những động thái rất quyết liệt và cần thiết lúc này để giữ lời hứa về bảo vệ dân chủ tự do nhân quyền cho các dân tộc trên toàn thế giới không riêng gì dân tộc VN lúc ngài nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ.

Và Đảng Cộng hòa của ông sẽ có thêm hay sẽ mất thêm hàng triệu phiếu bầu của người VN định cư và là công dân của Hoa Kỳ trong kỳ bầu cử tháng 11 sắp tới.

Điều này tùy thộc rất nhiều vào sự làm việc của ông với chính phủ phi pháp VNCS do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu đến Hoa Kỳ lần này.

Chúng ta có quyền kỳ vọng và hãy chờ xem…

TS. Trần Minh Hoàng
tstranminhhoang@gmail.com
Sài Gòn, ngày 23.06.2008

Tường trình cuộc biểu tình chống Nguyen Tan Dung tại Washington 24/6

Filed under: Chính trị, xã hội — tudo @ 7:03 pm

Download:
Truyền thanh qua diễn đàn internet toàn cầu :
http://www.mediafire.com/?woxomw2gq7y

Demonstration around White House:

June 24 – Nối Kết DC Biểu Tình Nguyễn Tấn Dũng

Biểu Tình Trước Bộ Thương Mãi Hoa Kỳ Chống Nguyễn Tấn Dũng

http://video.google.com/videoplay?docid=4680225638374084491
http://video.google.com/videoplay?docid=-7529970191040476984
http://video.google.com/videoplay?docid=7314424830993364984

video: Bush và Nguyen Tan Dung tại WhiteHouse

Filed under: Chính trị, xã hội — tudo @ 6:56 pm

Bí ẩn về cái chết của Võ Văn Kiệt

Filed under: Chính trị, xã hội — tudo @ 6:51 pm

– PHÓNG SỰ ÁN MẠNG:NHÁT DAO THỦNG PHỔI TRÁI VÕ VĂN KIỆT ĐƯỢC PHÁT HIỆN !! 26/06/2008 Đọc tiếp…

Trại súc vật

Tóm tắt nội dung :
Một con lợn già tên là Thủ Lĩnh (Old Major) bất chợt nhận ra rằng muôn loài trong trang trại đang bị bóc lột bởi ông chủ trại, và muôn loài xứng đáng được hưởng cuộc sống tự do và sung sướng hơn bây giờ. Thế nhưng lý tưởng tốt đẹp này của Thủ Lĩnh đã bị những con lợn kế nghiệp thay đổi và xuyên tạc: Loài lợn, sau khi lãnh đạo thành công các gia súc khác dành tự do từ ông chủ trại, đã tự cho mình quyền thống trị các loài và hưởng mọi đặc quyền đặc lợi.
Chúng sống trong nhung lụa, đồ ăn thức uống loại hảo hạng, trong khi các loài khác lao động cực nhọc vì sự nghiệp chung. Trong giấc mơ tự do, độc lập và bình đẳng, muôn loài sống khổ cực hơn so với khi bị “bóc lột” bởi loài người, và luôn phải thực hiện những ý tưởng điên khùng duy ý chí của loài lợn.
Để duy trì quyền lực của mình, loài lợn đã đưa ra những điều luật có lợi cho mình, xây dựng một hệ thống “cảnh sát” mạnh để đàn áp, xử tử những kẻ bất đồng chính kiến vì tội “phản quốc” “phản động” hoặc “gián điệp”, và dùng những báo cáo thành tích giả tạo để lừa dối muôn loài…
Tác phẩm ra đời cách nay đã hơn nửa thế kỷ vậy mà giờ đây khi đọc nó chúng ta có thế thấy được 1 xã hội Việt Nam hiện lên rõ ràng, trần trụi qua từng con chữ .
Bạn có thể đọc 2 tác phẩm ở đây :
Trại súc vật
1984
Bạn nào lười đọc thì có thể download sách nói (audio book) trại súc vật bản tiếng việt ở đây : Animal Farm
chương trình đọc truyện đêm khuya đến đây xin kết thúc, hẹn gặp lại các bạn vào đêm mai , mong các bạn không gặp ác mộng với cái trại súc vật này .
————–
Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mĩ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mĩ là 195 500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25 500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590 000 cuốn được in ở Mĩ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư, Aixlen và Ukraine. Sau hơn 50 năm kể từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới và thuờng xuyên được tái bản. Trong lần bình chọn 100 tác phẩm hay nhất trong thế kỉ XX do nhà sách Random House tiến hành, Trại Súc Vật được xếp thứ 31.
Sau tác phẩm Trại Súc Vật, George Orwell còn viết một tác phẩm nổi tiếng 1984. Tác phẩm này nằm ở vị trí 13 trong bảng tổng sắp của nhà sách Randomhouse đã nói ở trên. Tin rằng một ngày gần đây tác phẩm bất hủ này cũng sẽ ra mắt độc giả tiếng Việt.
Phạm Minh Ngọc
“Kể đến những sách tố cáo chế độ cực quyền phát xít hay cộng sản, truyện “1984” của George Orwell là một trong những tác phẩm đứng hàng đầu. Hơn cả chục bộ khảo luận dày cộm, “1984” mô tả một cách xúc động rõ ràng guồng máy độc tài và thân phận hãi hùng của con người bị tước hết quyền tự do, biến thành một đám nô lệ ngoan ngoãn phục vụ một lũ cầm quyền nặc danh vô nhân đạo.”
Tuy ai cũng phải công nhận văn chương của ông trong hai cuốn này rất điêu luyện, sắc bén chẳng kém những ý tưởng sâu xa của ông, trước khi được nhà Seder & Warburg nhận in, quyển “Trại súc vật” đã bị khoảng mười nhà xuất bản viện lẽ này nọ từ khước. Chung qui vì những đề tài do ông nêu ra đụng chạm các học thuyết xã hội thịnh hành lúc bấy giờ (và tới tận đầu năm tám mươi).
Trái với dự đoán của nhà xuất bản, “Trại súc vật” được độc giả Âu Mỹ nhiệt liệt hoan nghênh, và sự hưởng ứng đó khuyến khích ông viết “1984” (84 là ngược số của 48, tức năm ông khởi sự viết truyện này) mặc dầu lúc ấy ông đang bị bệnh lao hoành hành. Ông đã dồn hết sinh lực và tâm tư của ông vào sự hoàn thành tác phẩm chót này, đến độ học viết tay trái khi tay phải của ông bị liệt vì bị tiêm quá nhiều. Bởi được viết khi ông đang chống chọi với tử thần – ông mất đầu năm 1950, vài tháng sau khi được thấy sách xuất bản – “1984” cũng là di chúc của ông khuyến cáo nhân loại cảnh giác trước mối đe dọa nguy ngập của nền độc tài cực quyền.
*******
Trại súc vật (tên tiếng Anh trong nguyên bản là Animal Farm) là một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích nước Liên Xô thời Stalin của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell (19031950).
Trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Thế nhưng những tiên đoán của George Orwell hoàn toàn đúng với những gì xảy ra sau này, dù là ở Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt Nam.
Tác phẩm ra đời cách nay đã hơn nửa thế kỷ vậy mà giờ đây khi đọc nó chúng ta có thế thấy được 1 xã hội Việt Nam hiện lên rõ ràng, trần trụi qua từng con chữ
NHững bài Có liên quan:
Tội ác của STalin
Tội ác của LêNin
Tội ác của chế độ diệt chủng Pôn pốt
Tội ác của nhà cầm quyền Trung Quốc chống lại nhân loại&Thiên AN Môn đẫm máu
Trích:
xem tiếp video, photos:
http://blog.360.yahoo.com/blog-ZHIzJg47eqUKQD3WYUe0Y4tQGAKgwQ–?cq=1&p=1024
Trại súc vật
Animal Farm

VIDEO:
video Animal Farm (ENGLISH) – Trại súc vật
1-

http://www.youtube.com/watch?v=Rqko1yNUv5I

2-

3-

4-

5-

6-

7-

8-

June 23, 2008

Mau than Hue 1968: Đâu là Sự thật

Filed under: a1 Video, Mậu thân Huế 1968 — tudo @ 11:33 pm

105 Đâu là Sự thật 1
106 Đâu là Sự thật 2
107 Đâu là Sự thật 3
108 Đâu Sự thật 4
109 Đâu là Sự thật 5
110 Đâu là Sự thật 6
111 Đâu là Sự thật 7
112 Đâu là Sự thật 8
113 Đâu là Sự thật 9
114 Đâu là Sự thật 10

115 Đâu là Sự thật 11

116 Đâu là Sự thật 12

117 Đâu là Sự thật 13

118 Đâu là Sự thật 14

119 Đâu là Sự thật 15
120 Đâu là Sự thật 16
121 Đâu là Sự thật 17

 

« Newer PostsOlder Posts »

Create a free website or blog at WordPress.com.