Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

February 7, 2008

BÁN NƯỚC TỪ CỘI NGUỒN ÐỘC DƯỢC – NHỮNG CÂU HỎI XUNG QUANH VỤ KÝ KẾT CÁC HIỆP ÐỊNH VỀ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG

Re: Hiệp Ước Biên Giới Trên Ðất Liền Giữa Nước CHXHCN Việt Nam V (Điểm: 1)
by TrucLe ngày 10/01/2008 lúc 08:21:11 EST
NHỮNG CÂU HỎI XUNG QUANH VỤ KÝ KẾT CÁC HIỆP ÐỊNH VỀ BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG

Trần Trọng Nghĩa

Trong hơn nửa thế kỷ qua, trên cương vị độc quyền lãnh đạo đất nước ta, đảng cộng sản đã gây cho Việt Nam không biết bao nhiêu là tai họa vô cùng to lớn trên mọi lãnh vực. Muốn chỉnh đốn lại, cũng phải trải qua nhiều thế hệ sau mới hoàn tất được. Nhưng so với việc ký kết các hiệp ước, hiệp định cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải của Tổ Quốc cho Trung Quốc, cộng sản Hà Nội đã đi đến tột cùng của tội ác : Tội bán nước. Tội phản bội Tổ Quốc. Việc làm tồi bại này của cộng sản Hà Nội sẽ di hại nặng nề hơn nữa cho các thế hệ mai sau.

Sau khi ông Ðỗ Việt Sơn, một đảng viên cộng sản hồi hưu tung ra bức thư ngỏ, đề nghị Quốc Hội không thông qua bản “Hiệp Ðịnh phân định Vịnh Bắc Bộ” vì phía Việt Nam bị quá nhiều thiệt thòi, toàn dân ta, thậm chí đông đảo cán bộ, đảng viên cấp trung và cấp dưới ở trong nước, và đặc biệt là cộng đồng người Việt trên thế giới mới biết và chú ý tìm hiểu vấn đề. Cả nước bàn tán xôn xao. Dư luận ngày càng lan rộng. Từ trong đảng ra đến ngoài dân chúng. Ở trong nước, người ta đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc mà không biết hỏi ai. Vì hỏi thì sợ bị quy chụp là phản động. Chế độ đã quy định, người dân không có quyền lo việc nước. “Việc nước để Nhà Nước lo”. Lại càng không có quyền thắc mắc về những gì đảng và Nhà Nước làm. Vì đảng lãnh đạo luôn luôn “sáng suốt”. Nhưng lần này, việc xẩy ra vô cùng trọng đại, trái ngược lại tất cả những gì đảng và Nhà Nước vẫn tuyên truyền, nhồi nhét trong nhân dân. Ðảng và Nhà Nước thì vẫn miệng câm như hến. Không công bố nội dung các bản hiệp ước, hiệp định về biên giới và lãnh hải đã ký với Bắc Kinh. Trong đảng, ngoài dân chỉ được thông tin từng mẩu, từng khúc… đứt đoạn. Người dân chỉ còn cách hỏi nhau. “Ta mất những gì ?”, “Tại sao lại phải cắt đất ?”, “Ðảng có thật là đảng yêu nước và vì dân tộc hay không ?”, “Sức ép nào khiến đảng và Nhà Nước phải ký ?”. Và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa.

Việt Nam mất những gì ?

Ải Nam Quan ?

Người dân hỏi nhau “Hình như mất Ải Nam Quan rồi thì phải ?”. Ðiều này ông Lê Công Phụng, người phụng mạng Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam (CSVN), với tư cách là thứ trưởng Ngoại Giao và là trưởng phái đoàn Hà Nội đi thương thuyết với Bắc Kinh, đã xác nhận rõ ràng trên môi trường “ảo” của trang internet VASC Orient rằng : “hiện nay chúng ta công nhận mục Nam Quan là của Trung Quốc”. Như thế, câu được ghi trong sử sách, trong văn chương, văn hóa Việt Nam “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”, không còn đúng với thực tế nữa. Từ đó, lại nảy sinh ra câu hỏi “Ải Nam Quan là do ta xây hay Tàu xây ?”. Lục lại sử cũ, ông Trần Gia Phụng tại Canada đã ghi lại trong bài “Chuyện một chiếc Ải đã mất” như sau : “Theo Ðại Nam nhất thống chí, do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn xong dưới triều vua Tự Ðức (trị vì 1847-1883), ải Nam Quan “cách tỉnh thành [Lạng Sơn] 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa này dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 [1725] nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 [1728] triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm tân sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh.Phía bắc cửa có “Chiêu đức đài”, đàng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có “Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ”. Theo sử liệu này, ông Trần Gia Phụng cũng viết “Ải Nam Quan gồm hai phần kiến trúc: Thứ nhất, phần kiến trúc do chính quyền Trung Hoa xây dựng từ thế kỷ 16 gồm có cửa quan và những cơ sở phụ thuộc phía bắc ải. Thứ nhì, phần kiến trúc do chính quyền Ðại Việt xây dựng phía nam ải, gồm có “Ngưỡng đức đài” và hai dãy hành lang tả hữu, và có bia được lập vào thế kỷ 18 ghi địa giới hai nước”.

Vấn đề không nằm ở cái “cửa Ải Nam Quan”, mà là lãnh thổ Việt Nam từ xưa đến nay, sử sách vẫn chép là, ở phía Bắc khởi đi từ Ải Nam Quan. Nhưng cộng sản Hà Nội qua lời của Lê Công Phụng đã đưa ra lập luận mới là “cửa khẩu”“mốc cây số 0”. Trụ cây số 0 này, theo Lê Công Phụng nằm phía nam cửa Ải Nam Quan 200m. Nhiều người khẳng định là cả cây số. Ông Phụng nói : “Tính cột mốc số 0 trở về phía Nam là lãnh thổ của Việt Nam. Từ cột mốc số 0 trở về phía Bắc là của Trung Quốc”. Cũng nên nhớ là thực dân Pháp đô hộ nước ta từ hậu bán thế kỷ 19 và việc mở quốc lộ 1 chỉ được thực hiện sớm lắm là cuối thế kỷ 19 và việc đo đạc, có xi măng đúc trụ cây số cũng không sớm hơn đầu thế kỷ thứ 20. Trong lúc đó, sử sách ta từ nhiều trăm năm trước đã ghi chép, biên giới phía bắc nước ta là Ải Nam Quan. Cha con Phi Khanh, Nguyễn Trãi đã giả biệt nhau tại Ải Nam Quan vào đầu thế kỷ thứ 15. Vậy, lập luận của cộng sản Hà Nội nói nước ta bắt đầu ở phía Bắc từ cây số 0 là ngụy biện để che dấu tội cắt nhượng đất đai tổ tiên cho Trung Quốc. Thực sự ta đã mất một vùng đất đai quan trọng tại địa điểm lịch sử Nam Quan, trong đó có những công trình kiến trúc của ta như “Ngưỡng Ðức Ðài”.

Thác Bản Giốc ?

Người dân cũng nêu câu hỏi “Việt Nam mất thác Bản Giốc ?”. Liên quan đến chuyện này, Lê Công Phụng đã nói “Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp”. Lê Công Phụng cho biết là “trong Công Ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác”. Ðược hỏi tại sao hàng bao năm nay, bao nhiêu du khách, bao nhiêu người trách nhiệm trong chính quyền tới đây, lại không thấy ai đề cập đến cái cột mốc này thì Lê Công Phụng biện bạch : “Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm mét. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc”. Vụ Việt Nam chỉ có 1/3 thác chỉ mới xuất hiện từ khi Hà Nội ký hiệp định biên giới với Bắc Kinh. Trước đó, chính Lê Công Phụng cũng đã thú nhận là “Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc”. Câu hỏi được đặt ra là trước đó, đường biên giới ở cách thác Bản Giốc bao xa về phía Bắc ? Hà Nội đã tổ chức ở đây như một địa điểm du lịch và khai thác toàn bộ thác này. Ðể biện bạch cho việc Việt Nam mất thác Bản Giốc, Lê Công Phụng nói rằng : “Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay, cả hai bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình”.

Vấn đề ở đây là Bắc Kinh đã nêu lý do Hiệp Ước 1887 giữa “thực dân Pháp và Nhà Thanh” ký kết không công bằng đối với Trung Quốc và đòi Hà Nội phải thương thuyết và phân định lại biên giới. Nhưng đến Thác Bản Giốc thì Lê Công Phụng lại vin vào Hiệp Ước này để che dấu tội cắt nhượng đất đai biên giới.

Mất hơn 700 cây số vuông đất biên giới ?

Trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo cộng sản Hà Nội, ông Ðỗ Việt sơn đã viết : “yêu cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều trần nói rõ nội dung số cây số vuông đã nhượng cho Trung Quốc so với Hiệp định Pháp – Thanh và nguyên nhân đi tới ký kết”. Qua nhiều nguồn tin khác nhau, người dân trong nước đã có những con số về diện tích này, tuy không giống nhau nhưng đều trên 700 cây số vuông. Dư luận bàn tán “bao nhiêu là đúng thực tế ?”. Liên quan đến vấn đề này, Lê Công Phụng nói : “Nói chuyện chúng ta mất 700 km2, theo tôi nghĩ, hoàn toàn không thực tế. Bởi lẽ là chúng ta dựa trên đường biên giới mà thực dân Pháp và nhà Thanh đã phân định với nhau hơn 100 năm nay, chỉ đàm phán về 227 km2 thôi”. Với thực tế hiển nhiên là người dân địa phương và người dân trong nước không còn tới được Ải Nam Quan, thác Bản Giốc và nhiều vùng biên giới khác, Lê Công Phụng không thể chối là đường biên giới còn nguyên vẹn và CSVN không đánh mất đất Tổ được. Vì thế ông ta đã quanh co đưa ra con số 227 km2 mà ông nói là có sự “chênh nhau” trên bản đồ tại “164 điểm”. Ông nói thêm rằng : “Trong 227 km2 đó, chúng ta đàm phán với Trung Quốc từ năm 1993, đi đến ký kết ngày 30/12/1999. Chúng ta được khoảng trên dưới 113 km2 và Trung Quốc được trên dưới 114 km2”. Từ đây lại bật ra những câu hỏi khác “ta mất 114 cây số vuông, chắc trong đó có Ải Nam Quan ? có thác Bản Giốc ?”; “Có thật ta chỉ mất có 114 cây số vuông hay nhiều hơn nữa ?”; “Không chừng 780 cây số mới là đúng thực tế ?” v.v… Cho đến khi nào dân ta được tận mắt xem thấy nguyên văn bản Hiệp Ước mà cộng sản Hà Nội vẫn dấu kín như bưng, thì câu hỏi này vẫn lan tràn trong dân chúng.

Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa – Trường Sa ?

Thư ngỏ của ông Ðỗ Việt Sơn là nhằm “Ðề nghị không thông qua hiệp định biên giới Việt-Trung”. Liên quan đến “Vịnh Bắc Bộ”, ông Sơn viết : “Qua lời thông báo của một vị lãnh đạo của thành phố Hải Phòng tại CLB Bạch Ðằng tháng 2/2001 thì Vịnh Bắc Bộ chia đôi ta được 53%, Trung Quốc 47%. Sao kỳ lạ thế !”. Người dân cũng thắc mắc như ông Sơn : “theo Hiệp định biên giới Việt Trung mới đây ta đã nhượng bộ cho Trung Quốc hàng trăm cây số vuông đất liền và hàng ngàn cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ (so với Hiệp định Pháp – Thanh đã ký cuối thế kỷ XIX)” ? Ðể biện minh cho việc mất “hàng ngàn cây số vuông trong Vịnh Bắc Bộ”, Lê Công Phụng đã mang Công Ước Quốc Tế về luật biển năm 1982 để lòe thiên hạ và hoàn toàn phủ nhận sự phân định vịnh Bắc Việt do Pháp và nhà Thanh ký kết trước đây. Ðược hỏi là hiệp ước này có được xem là cơ sở đàm phán không, Lê Công Phụng nói : “Chúng ta không xem như vậy được, bởi lẽ nó hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế, tức là Công ước về biển của Liên Hợp Quốc năm 1982”. Thực chất, trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – Phần thứ 10, liên quan đến “Các địa trung hải hay vùng biển bán khép kín (Vịnh)”, điều 122 viết : “Nhằm mục đích của Công Ước, người ta hiểu “địa trung hải hay vùng biển bán khép kín” là một vịnh, một bể, hay một biển bao quanh bởi nhiều quốc gia và thông với một biển khác hoặc đại dương bởi một cửa hẹp, hoặc được cấu tạo toàn bộ hay chủ yếu, bởi những lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia”. Ðiều 123 về sự “hợp tác giữa các quốc gia ven bờ các địa trung hải hay vịnh” quy định các quốc gia liên hệ hợp tác với nhau trong việc hành xử quyền hạn và thi hành những nghĩa vụ được quy định bởi Công Ước. Các nước này có thể trực tiếp thương thảo với nhau hay qua trung gian một tổ chức các quốc gia trong vùng. Không có điều nào nói là Hiệp Ðịnh Pháp Thanh khi xưa là trái với luật pháp quốc tế.

Trái lại, để có thể dâng cho Bắc Kinh hơn 11.000 km2 trên Vịnh, cộng sản Hà Nội đã vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển khi họ tước đoạt quyền có lãnh hải, có vùng đặc quyền kinh tế và có thềm lục địa của Ðảo Bạch Long Vĩ. Lê Công Phụng đã lừa bịp dân ta khi tuyên bố : “… về quy chế đối với đảo Bạch Long Vĩ, vì đây là hòn đảo rất đặc biệt nằm ở giữa vịnh, mà thông thường các đảo nằm giữa vịnh thì không có vùng pháp lý xung quanh; nhưng đối với đảo Bạch Long Vĩ thì chúng ta đạt một vùng bao bọc xung quanh là 15 cây số”. Thực chất Công Ước về Luật Biển, phần thứ 8, điều 121 về “Quy Chế Các Hải Ðảo” nói rõ :
1/ Một hải đảo là một vùng đất tự nhiên được bao bọc bởi nước và vẫn hiện hữu khi thủy triều cao.
2/ Ngoại trừ như đã quy định bởi đoạn 3, vùng lãnh hải, vùng hải phận, vùng kinh tế dành riêng và thềm lục địa của một hải đảo được phân định đúng theo những điều khoản của Công Ước được áp dụng cho các vùng đất liền khác.
3/ Các rặng đá không có người ở và có một sinh hoạt kinh tế riêng biệt, không có vùng đặc quyền kinh tế.

Như vậy không có chuyện đảo nằm giữa vịnh là không có vùng pháp lý bao quanh.
Về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì nhiều bằng chứng rõ ràng là đảng và Nhà Nước cộng sản Hà Nội đã thừa nhận là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc từ những thập niên 50. Và từ 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực “tái chiếm” các hòn đảo mà cộng sản Hà Nội đã dâng hiến cho họ trước đây. Ðể chữa thẹn Lê Công Phụng đã ngụy biện : “chúng ta cũng đang đấu tranh rất là mạnh với các bên liên quan trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa”.

Lý do nào khiến cộng sản Hà Nội cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải ?

Câu hỏi hằn trong đầu của cán bộ, đảng viên và dân chúng tại Việt Nam là “Tại sao lãnh đạo đảng và Nhà Nước lại ký các hiệp ước, hiệp định về biên giới với Trung Quốc ?”. “Tại sao lại chấp nhận những thiệt thòi cho Việt Nam quá đáng như vậy ?”… Câu trả lời có thể tìm thấy ngay trong bức thư đầu xuân Nhâm Ngọ của Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi : “không phải vì đất nước chúng ta thua một cuộc chiến, nhưng vì những kẻ cầm quyền muốn xin thế lực ngoại nhân bảo vệ cho cái ghế của họ”. Thực vậy, trong lịch sử thế giới và cả ở nước ta, sau một cuộc chiến tranh, bên thua trận thường bị bắt buộc phải cắt đất, cắt biển cho bên thắng trận. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi nối lại, theo đảng và Nhà Nước cộng sản Hà Nội thì hiện rất tốt đẹp. Ngày 29/11/2001, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của chế độ cộng sản Hà Nội đã bình luận về chuyến “viếng thăm” Trung Quốc của tổng bí thư Nông Ðức Mạnh như sau : “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, gắn bó từ lâu. Tình hữu nghị Việt – Trung được lãnh đạo và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai Ðảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước. Việc lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên thăm viếng lẫn nhau có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. Tuyên bố chung giữa hai Tổng Bí thư tháng 2-1999 xác định phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, là phương hướng cơ bản, lâu dài phát triển quan hệ hai nước đánh dấu giai đoạn mới của quan hệ Việt – Trung”.

Trong lúc đó thì Lê Công Phụng đã tiết lộ một chi tiết đáng chú ý. Ông ta nói : “Có lẽ là dư luận rất quan tâm, ngay cả những người nói là ”Việt Nam bán đất, người Việt Nam cắt đất cho Trung Quốc” thì phần nào cũng thể hiện sự quan tâm của họ đối với đất nước, với Việt Nam. Nhưng trong đó cũng không ít người có ý xấu, kích động tinh thần dân tộc, gây phức tạp cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Chi tiết này cho thấy, cộng sản Hà Nội rất ưu tư về mối quan hệ giữa họ và Bắc Kinh. Nói cách khác, họ lo sợ mối bang giao này xấu đi. Tại sao ?

Trái với luận điệu tuyên truyền trên tờ Nhân Dân khi nói rằng quan hệ “gắn bó” từ lâu, cuộc chiến tranh biên giới giữa hai bên mới xảy ra được một con giáp còn hằn sâu dấu ấn trên trận địa lẫn trong lòng mọi người, việc cộng sản Hà Nội phải “hồi đầu” quy thuận thiên triều Bắc Kinh sau khi Liên Xô sụp đổ chắc chắn đã phải kèm theo một cái giá rất đắt. Cứ theo dõi những cuộc “viếng thăm” Bắc Kinh của các vị đầu lãnh đảng và Nhà Nước cộng sản Hà Nội, mà thực chất chỉ là những lần triều kiến, khấu tấu thiên triều, người ta cũng đoán được phần nào những yêu sách, những sức ép từ Bắc Kinh đè lên đầu Hà Nội. Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay từ những ngày đầu nối lại bang giao, Bắc Kinh đã bắt buộc cộng sản Hà Nội phải giải quyết tức tốc vấn đề biên giới trên đất liền, trên vịnh Bắc Bộ và trên biển Ðông. Bắc Kinh đã hối thúc bằng các phái đoàn sang Hà Nội. Bắc Kinh còn gọi cả Ðỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh sang tận Bắc Kinh để đốc thúc và ra hạn là phải ký trước năm 2000. Có như vậy thì thiên triều Bắc Kinh mới ban cho cộng sản Hà Nội “16 chữ vàng” mà Hà Nội coi như khuôn vàng thước ngọc, như sắc chỉ tấn phong, như ách bảo hộ của đế quốc Trung Cộng.

Chiêu Bài dân tộc của cộng sản Hà Nội có còn đứng vững không ?

Từ khi xuất hiện trên đất nước ta, Hồ Chí Minh và bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản luôn tìm cách “gắn liền đảng với dân tộc”. Vì thế mà đã có không ít người, từ người nông dân với trình độ học thức thấp kém đến một số trí thức đã vì “lá cờ dân tộc” này mà đi theo chủ nghĩa, đi theo đảng cộng sản. Ngày hôm nay, trước hành động tình nguyện cắt đất Tổ dâng cho ngoại bang, đông đảo cán bộ, đảng viên, và người dân trong nước đang sững sờ với những câu khỏi không có giải đáp : “Ðảng có thật vì dân vì nước không ?”; “Cách mạng vô sản có phục vụ cho dân cho nước không ?”; “Lá cờ dân tộc đảng phất trước đây để huy động toàn dân ta đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược phải chăng là giả ?”; “Dân tộc ta có phải đã bị một nhóm người cộng sản đội lốt dân tộc lừa gạt hay không ?”. Ở vị trí của những ai đặt các câu hỏi này, thật là khó trả lời. Vì ít nhiều gì họ đã giúp cho đảng có ngày hôm nay. Nhìn nhận mình bị lừa, mình sai lầm… là một chuyện không dễ làm.
Nhưng phương ngôn Tây Phương có câu “Chỉ có kẻ đần độn mới không biết nhận sai lầm”. Thực ra, vấn đề không nằm ở chỗ luận bàn sai lầm hay không sai lầm. Vấn đề là phải nhìn cho rõ thực chất của cộng sản. Cộng sản chủ trương “tam vô” và nhắm tới “thế giới đại đồng”. Hồ Chí Minh trong chuyến viếng thăm Ðền Vạn Kiếp thờ Ðức Trần Hưng Ðạo, đã chẳng đề bài thơ ngạo mạn, gọi tiền nhân bằng bác, xưng tôi để nói lên chủ trương đó sao ? Thơ rằng :

Vốn tay hào kiệt, vốn anh hùng,
Tôi bác cùng chung nợ kiếm cung.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng sắp thành công

Như vậy, ngay từ đầu, không một tay lãnh đạo cộng sản nào nghĩ rằng dân tộc, tổ tiên, quốc gia, lãnh thổ vv… là những giá trị cao quý. Họ làm cách mạng để diệt đi tất cả những thứ đó. Ngọn cờ dân tộc họ đã phất lên trong quá khứ chỉ là lá cờ giả hiệu. Với ngọn cờ giả hiệu đó, họ đã lừa bịp được dân chúng Việt Nam, lừa được thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngày hôm nay, mọi người, kể cả cán bộ, đảng viên cũng đã thấy rõ chiêu bài dân tộc cộng sản Việt Nam đưa ra không còn đứng vững nữa.

Trước đây, họ đã hy sinh quyền lợi Tổ Quốc, quyền lợi dân tộc, xương máu nhân dân… vì lợi ích của chủ nghĩa, của phe cộng sản thế giới, cho mục tiêu nhuộm đỏ thế giới. Ngày nay, chủ thuyết đã phá sản, thế giới cộng sản đã tan rã. Chỉ còn mấy nước dựa lưng vào nhau trong nỗ lực sinh tồn. Vì bọn người này đã mất hết lương tri và dân tộc tính, cho dù ngày nay không còn chủ thuyết, họ vẫn không hồi đầu về với cội nguồn, dân tộc. Trái lại, họ hồi đầu quy thuận thế lực ngoại bang để mưu lợi cho phe cánh, cho cá nhân. Họ hết còn “trong sáng” như lời tuyên truyền. Thực chất, họ không bao giờ trong sáng cả. Những lời nói nhân nghĩa, yêu nước của họ chỉ là giả dối, lường gạt. Vì thế họ đã nhanh chóng bị tha hóa. Dư luận đồn về tác phong bẩn thỉu của những tay lãnh đạo cộng sản Hà Nội từ đầu tới giờ. Tin đồn Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài “mỹ nhân kế” hồi năm 1988, có đứa con rơi là gái. Người ta còn kháo nhau rằng đầu lãnh cộng sản Hà Nội đã bán nước với giá 2 tỷ mỹ kim… Thực ra, Bắc Kinh chẳng cần bỏ ra một số tiền to như vậy để mua lấy đất đai, mặt biển của tập đoàn lãnh đạo chóp bu Hà Nội. Sức ép chính trị, kinh tế, ngoại giao của họ, nhất là hậu thuẫn cho đảng tiếp tục cầm quyền đủ khiến Hà Nội tình nguyện bán nước.

Kết Luận.

Phần kết luận của bài này xin dành để trả lời câu hỏi “Chế độ cộng sản hiện nay tại nước ta có còn lý do để tồn tại hay không ?”. Khi tìm cách trả lời những câu hỏi được đặt ra xung quanh việc cộng sản Hà Nội ký kết các văn kiện bán nước cho Trung Quốc, người ta đã thấy rõ :
-Thứ nhất, tập đoàn cộng sản Hà Nội đã phản lại quyền lợi của Tổ Quốc, phản lại xương máu của đồng bào, chiến sĩ đã đổ ra bảo vệ từng tấc đất, gang sông.
-Thứ nhì, từ đầu đến ngày hôm nay, họ đã và còn tiếp tục lừa gạt nhân dân ta để phục vụ cho họ.
-Thứ ba, họ cam tâm bán rẻ tổ quốc để đánh đổi lấy sự che chở, hậu thuẫn của Bắc Kinh hầu củng cố độc tài thống trị trên đất nước ta.
-Thứ tư, toàn bộ tập đoàn lãnh đạo đảng và Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã tự đứng ra ngoài vòng dân tộc Việt Nam, đã tha hóa, tham ô, bóc lột, bán nước cầu vinh, làm tay sai cho ngoại bang.

Một chế độ được hình thành bởi những con người như thế, với đường lối như thế, phản bội tổ quốc như thế, không có lý do nào tồn tại trên đất nước Việt Nam. Ðã đến lúc, toàn dân ta phải đứng lên, vứt bỏ sự lãnh đạo phản bội của đảng CSVN, cùng nhau quyết tâm bảo vệ bờ cõi, giữ lấy chủ quyền và giành lại chính quyền về tay nhân dân.

Trần Trọng Nghĩa

———

Re: Hiệp Ước Biên Giới Trên Ðất Liền Giữa Nước CHXHCN Việt Nam V

BÁN NƯỚC TỪ CỘI NGUỒN ÐỘC DƯỢC

Trần Thúc Vũ

Dù yêu hương cốm thơm Hà Nội
Không quên Bắc Hải liễu xanh cành
Phương Nam nguyện hái hoa màu lửa
Cho thỏa lòng mơ bạn Bắc Kinh.

(Chế Lan Viên)

Bốn câu thơ trên đây là của Chế Lan Viên, một trong những cây bồi bút của đảng cộng sản Hà Nội. Những câu thơ này chắc chắn không phải là ngẫu hứng tùy tiện của tác giả Lửa Thiêng ngày nào, mà nó chính là đuòng lối, là ý đồ, là chỉ thị của đảng cộng sản Hà Nội, nó thể hiện đường lối của tập thể bao gồm những tên chóp bu nô dịch, ngu xuẩn và hèn hạ, những kẻ chỉ muốn làm đẹp lòng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, của Tổ Quốc Việt Nam.

Hồ chí Minh, tên đầu đàn của cái lũ quái gỡ kia, muốn lập công với quan thầy phương Bắc bằng hành động tự nguyện đem máu lửa về đốt cháy quê hương, tàn phá dân tộc, tiêu hủy văn hóa truyền thống của nền văn minh Đại Việt, và điều đó phù hợp với những khao khát mà hàng ngàn năm trong quá khứ, tập đoàn thống trị phương Bắc đã lao tâm khổ lực mà chỉ chuốc lấy những thảm nhục, những bại vong. Đến ngày nay, Hồ chí Minh và bè lũ hậu duệ, đàn em đã cúc cung tận tụy chu toàn những khát khao của phương Bắc.

“… Không quên Bắc Hải liễu xanh cành – Phương Nam nguyện hái hoa màu lửa – Cho thỏa lòng mơ bạn Bắc Kinh…” đủ để phơi trần cái dã tâm đốn mạt của bè lũ vong bản: không sơn hà, không xã tắc, không tổ tiên, không Tổ Quốc, không hồn thiêng sông núi. Chúng hiện nguyên hình là loài cầm thú, sẵn sàng bán đi tất cả, dâng lên tất cả cho bọn quan thầy, ngữa cổ ngóng đợi, rập khuông mọi hành vi của quan thầy để răm rắp làm theo dù phải ném vào lửa đỏ toàn thể sinh linh của dân tộc Việt. Những việc làm của cộng sản Việt Nam trong quá khứ chứng tỏ điều này.

Từ cuộc phát động cải cách ruộng đất, đấu tố giết hại biết bao dân lành vô tội, đến việc gây chiến tranh, ném vào lửa đỏ hàng triệu sinh linh, gây hận thù giữa anh em cốt nhục, tàn hủy biết bao những mầm non, biết bao nhiêu những tài năng, gây xáo trộn đảo điên đến tận cùng xã hội, tiêu hủy hết mọi truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tận diệt mọi lương năng và đạo đức, phá hủy lòng yêu thương, gieo rắc hận thù mà ngày nay hậu quả là một xã hội tan tác, đầy dẫy tội ác, một đất nước đắm chìm trong bóng tối của tội lỗi. Mọi sinh lộ của dân tộc bị tắt nghẽn. Một dân tộc vốn quật cường khí phách như thế, thì nay đã trở thành một dân tộc sợ sệt, nép mình cam chịu những thống khổ từ bạo quyền.

Đảng cộng sản Hà Nội – những tên chóp bu – chỉ mong có thế, để ngông nghênh bóc lột xương máu, rút bòn đến tận cùng xương tủy dân lành, mà người dân cam đành cúi đầu nhẫn nhục. Chúng chỉ mong có thế để tha hồ thao túng lộng hành, và quan thầy của chúng, bọn phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta cũng chỉ mong có thế để dập tắt lòng bất khuất của một dân tộc hào hùng hầu rữa được mối nhục bại vong bao lần trong quá khứ. Chúng muốn những con dân Đại Việt tiêu diệt lẫn nhau để thênh thang chiếm đoạt, đặt dân tộc Việt Nam dưới ách đô hộ như ngàn năm cũ, và dần dần đồng hóa, tiêu hủy một dân tộc mà suốt mấy ngàn năm chúng không thể khuất phục. “Cội nguồn độc dược” bắt nguồn từ những tham vọng điên cuồng của một nhóm người có trái tim ác quỷ. Chúng lợi dụng những chiêu bài hoa mỹ, huênh hoang rêu rao chủ nghĩa, lợi dụng ngọn cờ dân tộc, lừa mị những trái tim khao khát một lý tưởng tự do và độc lập, để cuốn vào cơn lốc say mê những điều chúng biết rất rõ là chẳng bao giờ chúng mong muốn sự thật. Chúng khai thác tận cùng mọi ngôn ngữ, để giương danh, đễ khoe khoang thành tích, mà thực chất chúng chỉ là những tên
đồ tể khát máu đội lốt hiền nhân lừa mình, dối người.

Không phải đến nay cộng sản Hà Nội mới lộ diện bản chất bán nước của chúng, đỉnh cao trí tuệ của chúng chỉ sánh ngang hàng bản chất của loại súc sanh. Nếu không phải như thế, thì tại sao năm 1974, khi mà Hải quân Trung Quốc tấn công chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo mà 200 năm về trước đã có cái tên Việt Nam là “Cát Vàng”. Chúng dư biết đó là quần đảo của Việt Nam, của Tổ Quốc Việt Nam, vậy mà chúng vỗ tay reo mừng, tạc tượng tên chỉ huy cuộc xâm lược ấy mà hoan hô rầm rĩ. Vậy mà tên Phạm Văn Đồng lại đánh điện chúc mừng chiến thắng của lũ cưỡng chiếm đất đai của Tổ Quốc mình.

Tập đoàn chóp bu của đảng cộng sản Hà Nội không thể đỗ thừa cho cá nhân bất cứ một ai, chúng không thể chạy tội trước lịch sử và dân tộc. Chúng thường vỗ ngực khoe khoang “xuyên suốt sợi chỉ đỏ”, “cá nhân lãnh đạo, tập thể chỉ huy”. Nhân dân không còn khờ khạo để chúng chạy tội, đổ vấy trách nhiệm cho riêng bất cứ một người nào. Quốc hội bù nhìn do chúng điều khiển đã thông qua hiệp ước bán nước này. Tập đoàn khốn kiếp ấy làm sao chạy được tội. Chắc chắn không thể nào khác được. Nhân dân sẽ vùng lên và bắt chúng phải đền tội.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của một cuộc trường kỳ kháng chiến. Chiến đấu và chiến thắng mới có thể tồn tại đến ngày nay. Vị trí địa dư của đất nước đặt dân tộc Việt vào thế sống còn, luôn luôn phải đối đầu với kẻ thù truyền kiếp đất rộng người đông. Chủ trương nhất quán của Hán tộc là “đại thống nhất thiên hạ” và “dĩ hạ biến di”. Bởi vậy lịch sử Trung Hoa là lịch sử của những cuộc chiến tranh xâm lược triền miên, bành trướng và đồng hóa các dân tộc khác. Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa đều thống nhất quan điểm cho rằng Hán tộc không phải là một tộc người có mặt ở Trung Nguyên đầu tiên nhưng là một tộc người chiếm lĩnh Trung Nguyên cho đến ngày nay. Và tiếp tục mưu đồ thôn tính, đồng hóa mãi mãi và mãi mãi, dù ở bất cứ chế độ nào, bất cứ chế độ nào, bất cứ danh xưng nào, bất cứ hình thức nào miễn là đạt được mục đích của mưu đồ xâm lược và đồng hóa.

Ngay từ thời cổ đại, Việt tộc đã phải chiến đấu liên tục, nhưng đã từng bước bị đẩy lùi xuống phương Nam. Cộng đồng Việt tộc ly tán khắp nơi, dần dà thành lập từng quốc gia riêng biệt, nên có tên gọi là Bách Việt. Cuối thời Xuân Thu chiến quốc, Việt tộc đã liên kết nhiều phen vùng dậy, nhưng cuối cùng bị nhà Tần đàn áp và thôn tính, tiêu diệt cả văn tự lẫn xóa nhòa ký ức cội nguồn dân tộc. Cho đến khi nhà Tần suy vong, Việt tộc đã một phen vùng dậy. Triệu Đà thành lập nước Nam Việt, liên kết với Âu Việt và Mân Việt rồi xưng đế, hiệu là Triệu Vũ Đế, tự coi mình ngang hàng với Văn Đế nhà Hán. Ông đem quân đánh phá quận Trường Sa, Hán Văn Đế không làm gì được, bị Triệu Vũ Đế buộc phải trao trả toàn bộ lãnh thổ nước Xích Quỷ của Việt tộc mà biên giới khởi từ phía Nam núi Ngủ Lĩnh trở xuống để đổi lấy sự giao hòa.

Lịch sử của Việt tộc thời Hùng Vương dựng nước với bao nhiêu hưng phế, thăng trầm mà đỉnh cao là thời Triệu Vũ Đế, tiếp theo là thời kỳ kỳ suy vi cũng tại bởi những âm hiểm của kẻ thù phương Bắc. Khi Triệu Vũ Đế băng hà, vợ ông là Cù Thị, vốn người phương Bắc, đã đem Nam Việt dâng cho Hán tộc, dù rằng thừa tướng Lữ Gia hết dạ trung trinh báo quốc cũng không xoay nỗi thời vận. Bọn Hoàng Đồng bị Hán tộc mua chuộc, bọn phản quốc ấy đã ra tay hãm hại Tây Vũ Vương, đẩy Nam Việt vào thời kỳ suy vong, mở ra “đêm dài nô lệ” nghìn năm kéo dài từ 111 trước Tây lịch cho đến năm 938 sau Tây lịch kỷ nguyên. Tuy rằng trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, Việt tộc đã bao phen vùng dậy mong dành quyền tự trị, nào là Bà Trưng, bà Triệu, Lý Bôn, Lý Bí, Khúc Thừa Mỹ, Khúc Thừa Dụ, Mai Hắc Đế ( Mai Thúc Loan), Phùng Hưng, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục… nối tiếp nhau đứng lên dựng cờ khởi nghĩa và đã bị quân Hán tộc ra tay đàn áp, nhưng vẫn không dập tắt được ngọn lửa kiên cường bất khuất của tộc Việt.

Đến khi nhà Đường suy vong, Trung Nguyên bị phân hóa, đó là thời Ngủ Quỷ, Ngô Vương Quyền đứng dậy khơi nền tự chủ, trải qua được ba triều đại. Đến năm Tân Tỵ 981, quân Nam Hán do Hầu Nhân Bảo chỉ huy xuôi Nam, vượt biên giới xăm lăng Đại Việt bị tướng Lê Hoàn đánh tan tác trên Bạch Đằng Giang. Phải cho mãi đến khi nhà Lý dựng nghiệp, thiên đô về Thăng Long, từ đó nền tự chủ của đất nước Đại Việt mới bước vào giai đoạn bền vững. Lúc ấy nhà Tống bên Tầu đang bị khốn quẩn bởi Tây Hạ và Tây Liêu, kho lẫm hoàn toàn trống rổng, Tống Nhân Tông dùng Vương An Thạch làm Thừa Tướng, và vì Tân pháp của y thất bại nên nhà Tống mưu tính xâm lăng Đại Việt nhằm vơ vét tài nguyên, của cải và mở rộng bờ cõi. Biết rõ mưu định của Bắc phương, “tiên hạ thủ vi cường”, danh tướng Lý Thường Kiệt của triều Lý đã đem 10 vạn quân chia làm hai cánh thủy bộ bất ngờ đánh thốc vào nội địa đất Tầu, chiếm luôn châu Liêm và châu Ung, phá tan ý đồ của Vương An Thạch, đập nát cứ điểm của Lưu Gi và bẽ gẫy mũi dùi xâm lược của Tống triều từ trong trứng nước. Để rữa hận, nhà Tống sai Quách Quì đem quân phục thù và Bắc quân bị chận lại trên bờ sông Như Nguyệt, và bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của của Đại Việt ra đời:

Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

182 năm sau, quân Nguyên Mông chiếm lĩnh Trung Hoa, ba lần mở cuộc tấn công vào Đại Việt dưới thời Trần triều 1257 – 1284 – 1288. Thành Cát Tư Hãn và hậu duệ đã làm rung chuyển Âu Á. Quân Mông Cổ tấn công như chớp giật và chiến thắng một cách thần tốc vào bất cứ quốc gia nào, vó ngựa chúng đi qua, cỏ không thể mọc, tàn hủy, đốt phá đến tận cùng, không một dân tộc nào ngăn được, kể cả Nhật Bản. Năm 1281, nếu không có cơn sóng thần phá tan và nhận chìm binh thuyền địch thì liệu với chỉ 8000 võ sĩ Sumarai há có thể giữ cho nước Nhật được bình yên? Ngay cả Nam Dương cũng bị đoàn chiến thuyền của Toa Đô xâm lăng và chế ngự đảo Java cũng vào thời điểm ấy. Vậy mà cả ba lần tấn công Đại Việt, lần sau quân số đông gấp bội lần trước, Đại Việt và chỉ duy nhất dân tộc Đại Việt mà thôi, đủ cả ba lần đánh cho đạo quân hung cuồng ấy tan tác. Sức mạnh của dân tộc Đại Việt được tiềm ẩn và phát huy cao độ trong sự đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của vị anh hùng dân tộc vĩ đại, đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, mà cho đến cả về sau này, binh sĩ quân Nguyên khi nghe nhắc đến thuở Nguyên phong còn sợ hãi đến bạc đầu.

“Tay trỏ xuống một phen: Bạc phơ đầu lũ giặc!”

Kể từ đó, 123 năm sau, giặc Minh phương Bắc lại cướp phá, xâm lược Đại Việt. Và Lê Lợi với 10 năm kiên cường, nằm gai, nếm mật, đã chặt đầu Liễu Thăng, bay hồn Mộc Thạch, bắt trói Vương Thông đuổi cổ về Tàu.

Rồi 362 năm sau, năm 1789, bọn Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, dắt theo 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Việt đã bị người anh hùng Áo Vải Tây Sơn chỉ trong 5 ngày đêm đã đánh tan quân Thanh, tướng giặc Tôn Sĩ Nghị đã phải mở tung thành mà thoát thân, Sầm Nghi Đống sợ đến nỗi phải tự mình treo cổ mà chết ở Gò Đống Đa. Gò Đống Đa là dấu tích ô nhục của quân xăm lăng phương Bắc… Uy vũ của Quang Trung Hoàng Đế khiến cả triều đình nhà Thanh khiếp sợ đến nỗi dọc biên thùy Hoa Việt 300 dặm sâu, dân Tầu bỏ chạy túa theo đoàn quân thất trận, bỏ làng mạc, nhà cửa đến không còn cả tiếng gà gáy, tiếng chó tru.

Truyền thống “bành trướng Hán tộc” với tham vọng “Đại Thống Thiên Hạ” không bao giờ ngưng chảy trong huyết quản của kẻ thù phương Bắc, vẫn luôn dòm ngó, thèm thuồng giải đất phương Nam của dân tộc Đại Việt, dù rằng đã bao phen phơi thây chật đất. Bắc phương thừa hiểu dân tộc Việt Nam cực kỳ kiên cường và bất khuất, và nhất là thời đại ngày nay, Bắc phương không thể ngang nhiên dùng lá bài quân sự để xăm lăng một nước khác, dù rằng 23 năm về trước chúng đã vờn thử bằng một cuộc tấn công dưới danh nghĩa dạy cho người đàn em cộng sản một bài học để phải trả cái giá nặng nề cả về tinh thần lẫn vật chất. Liệu rằng bọn cầm quyền phương Bắc có quên được mối hận đối với đứa đàn em lường lọc, phản bội, ăn cháo đá bát ấy được không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Nỗi đau uất và căm giận ấy không thể nào nguôi ngoai và sẽ có ngày Bắc phương buộc bọn đàn em vong ân bội nghĩa phải trả bằng cái giá lớn lao cộng cả vốn lẫn lời. Chẳng lẽ bọn cầm quyền Hà Nội ngu xuẩn đến độ không biết được điều đó hay sao?

Từ khi Liên Xô sụp đổ, bọn cầm quyền Hà Nội như một đứa trẻ bơ vơ lạc loài không nơi nương tựa. Nếu khôn ngoan một chút, thông minh một chút, can trường một chút, thể diện một chút… vẫn đóng cửa biên giới, đoạn tuyệt với kẻ tử thù thì vị tất đã làm được gì trong định luật quốc tế hiện nay? Và biết đâu tương lai sẽ được mở ra từ nhiều phương trời khác. Bang giao Trung Việt được nối lại, Hà Nội khúm núm, xum xoe, đi bằng gối, cúi mặt thần phục Bắc Kinh, chẳng cần đến đám con trời đa nghi và thâm hiểm, bất cứ ai cũng chẳng thể nào đặt niềm tin vào loại người “ăn cháo đá bát”. Và mọi điều đã và đang diển ra, mâm cơm sơn hào hải vị đã bị Bắc phương trộn những lượng độc dược khủng khiếp nhất, vi diệu nhất. Và như một đàn chó đói, tập đoàn cộng sản Hà Nội đã bị đánh bả. Nay thì vô phương cứu chữa. Độc dược đã ngấm đến tận tâm can tỳ phế.
Mưu đồ cắt đất, bán nước được ký kết và giữ kín như bưng, vậy mà lại bị tiết lộ. Ai? Ai đã bật mí? Chẳng ai khác, chính là bọn chóp bu Trung Nam Hải.

Luồng căm phẩn trong dân chúng trong và ngoài nước cuồn cuộn dâng cao, cả nhân loại đều nhìn về Hà Nội chê cười, phỉ nhổ. Cái danh hảo mà trên 70 năm trời tô son, trét phấn, lao tâm khổ trí bỗng chốc tan tành thành mây khói để lộ hiện nguyên hình một lũ đầu trâu mặt ngựa, lòng lang dạ thú ghê tởm nhất trong dòng lịch sử dân tộc Việt. Bọn chóp bu Trung Nam Hải đang ngồi rung đùi nheo mắt cười ruồi. Chưa hết, sẽ đến một lúc, nếu cần, bọn cầm quyền Bắc Kinh sẽ bạch hóa tất cả những đê tiện của lũ người vong bản, tráo trở, bỉ ổi từ “bác Hồ muôn vàn kính yêu” của chúng trở xuống.

Bọn chóp bu Hà Nội chẳng những bị nhân dân nguyền rũa, chết không đất chôn thây, và bản án dành cho dòng họ bòn rút xương máu của muôn dân chắc chắn sẽ không bỏ sót. .. Cái số phận dành cho những tên bán nước cầu… nhục từ xưa đến nay luôn luôn là thảm khốc. ” Thiên võng khôi khôi. Sơ nhi bất lậu.” Đất đai Tổ Quốc bị cắt xén từng phần đưa đến họa diệt vong của cả một dân tộc không phải là điều không thể xẩy ra. Nếu con dân Đại Việt cứ tiếp tục thủ phận, sợ hãi, nhắm mắt làm ngơ để mặc cho tập đoàn cộng sản Hà Nội chuyên quyền thao túng, tự tung tự tác, thì đến một lúc nhà tan, cửa nát, đất nước tiêu vong – “đêm dài nô lệ” của nghìn năm trước lại một phen mở ra. Trước viễn ảnh đen tối đó, thử hỏi có muốn an thân, thủ phận cũng chẳng còn được nữa. Phải chăng điều âu lo ấy đã được thi sĩ Tản Đà báo động từ trước:

Hồng Lạc nhi tôn kim hữu chủng
Bất tri thử hậu cách hà như

(Cháu con Hồng Lạc còn đây
Rồng Tiên không biết mai này ra sao ?)
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

Nếu trước đây, Bộ Thuộc Địa Pháp nhận lá thư xin việc của Nguyễn Sinh Cung thì chắc chắn lịch sử Việt Nam đã đổi khác, dân tộc Việt Nam đã không phải gánh chịu hậu quả thảm khốc như ngày nay. Muốn nói sao thì nói, nhưng không thể phủ nhận Hồ Chí Minh là một thiên tài. Phải! Đúng là một “thiên tài đốn mạt”. Khắp trong thiên hạ, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây không một gã gian hùng nào có thể sánh bằng cho đến bây giờ, dù rằng đã trên 30 năm đi chầu Lenine nhưng còn rất nhiều người còn mơ hồ về con người đốn mạt ấy. Một con người không biết yêu thương cha mẹ, anh em, vợ con… thì làm sao biết yêu thương quê hương, Tổ Quốc, dân tộc; làm sao biết yêu thương, và xót xa cho sinh linh trăm họ. Cuộc đời của Hồ là cuộc đời của kẻ lường gạt, dối mình, lừa người, gian dâm, quỷ quyệt. Một con người như thế thì không điều gì y không làm. Nếu không phải là Hồ thì làm sao Trường Chinh dám tùy tiện tàn hại dân lành trong vụ “cải cách ruộng đất”. Nếu không phải là Hồ thì làm sao Phạm Văn Đồng, một gã thủ tướng bù nhìn, dám tùy tiện bán nước? Vậy mà khi y giương cao ngọn cờ dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp là được toàn dân bừng bừng ủng hộ. Hàng trăm vạn thanh niên, trí thức, nông dân, thợ thuyền, mọi tầng lớp, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, bỏ hết sản nghiệp, tương lai, bừng bừng tụ nghĩa thề “quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh”.

Nếu ngày ấy Hồ Chí Minh lộ diện là một tên cộng sản quốc tế, giương cao ngọn cờ quốc tế vô sản, chủ nghĩa xã hội thì liệu có qui tụ được sức mạnh dân tộc như thế hay không? Liệu có thể thành lập được đội quân mà cộng sản rêu rao là “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”?

Ngay từ khởi đầu, dã tâm của tên tay sai quốc tế vô sản đã lộ hiện bản chất vô cùng tàn độc. Y đã dùng trăm phương ngàn kế để bôi nhọ, thủ tiêu, tận diệt các đảng phái yêu nước khác: Đức thầy Huỳnh Phú Sổ, đảng trưởng Đại Việt Trương Tử Anh, Đại Việt Duy Dân Lý Đông A và vô số những người yêu nước khác chỉ vì họ là những người thật lòng yêu nước. Và mặt khác, y trở mặt phản phúc giết hại những người đã từng cưu mang giúp đở cuộc chiến đấu chống Pháp đến tận cùng khánh kiệt tài sản như bà Cát Thanh Long, toàn gia bị truy sát… Sự phản phúc, tráo trở, vắt chanh bỏ vỏ không dừng lại ở đó, mà nối tiếp từ tập đoàn lãnh đạo thế hệ này qua tập đoàn lãnh đạo thế hệ khác. Những Hồ chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu… đều là một dòng, một duộc như nhau.

Cuộc chiến tranh chống Pháp 9 năm, công lao thuộc về toàn dân Việt Nam. Xương máu bao người đã đổ ra chỉ vì nền độc lập của dân tộc bị tập đoàn cộng sản lợi dụng cho mưu đồ đen tối mang tính Mác Lê của chúng. Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc khởi đầu là đoàn quân tập hợp những người yêu nước, dần dần bị lợi dụng làm phương tiện riêng cho đảng cộng sản: ” Trung với đảng, hiếu với dân”. Vậy thì Tổ Quốc nằm đâu trong sự trung liệt ấy ? Rõ ràng vị trí Tổ Quốc không hề có trong lòng những tên chóp bu cộng sản. Chúng tẩy nảo, nhồi sọ thế hệ tuổi thơ “yêu bác Hồ chí Minh”, “yêu bộ đội cụ Hồ” mà không hề dạy dỗ con em yêu cha mẹ, anh chị em, họ hàng, chòm xóm, quê hương và Tổ Quốc… để từ từ khi trưởng thành tuổi thơ quên hết cội nguồn mà hậu quả là ngày nay xã hội Việt Nam đầy dãy tội ác, mất lương tri và vô đạo. Cộng sản dạy các em “Yêu Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”, vậy nếu Việt Nam không là xã hội chủ nghĩa thì sao? Chắc các em phải căm thù?!

Từ những cội nguồn vô luân khốn kiếp ấy, những hành vi bán nước buôn dân vừa được phát giác không phải là một sớm, một chiều, không phải chỉ là một cá nhân, mà là một chủ trương nhất quán “xuyên suốt sợi chỉ đỏ” khởi nguồn từ tên đầu sỏ thứ nhất. Ý đồ bán nước không phải bắt nguồn gần đây, mà thực chất là một mưu đồ thực thi khát vọng muôn đời của kẻ thù phương Bắc mà Chế Lan Viên gọi là “cho thỏa lòng mơ bạn Bắc Kinh!”.

Dã tâm “vắt chanh bỏ vỏ” rõ ràng hơn sau ngày cộng sản chiếm miền Nam. Cung cách đối sử với nhân dân Việt nam càng ngày càng tàn bạo. “Nướng con đen trên ngọn lửa hung tàn. Đầy con đỏ xuống đáy hầm tai vạ.” Ngay cả những người đã đóng góp công lao cho cộng sản đến kiệt sức và được tuyên dương là “những người Mẹ Viêt Nam anh hùng”, những chiến sĩ anh hùng, Quân Đội Nhân Dân Anh Hùng… đều bị chúng coi như cỏ rác. Ai làm nên “sự nghiệp bóc lột” cho chúng ngày nay? Ai đã tạo ra những Điện Biên Phủ mà cộng sản đã dương danh? đó chẳng phải là những người lính chiến mà ngày nay lương lương của họ chỉ bằng 1/3 lương của một cán bộ đồng cấp khác trong ngành công an, chưa kể đến những quyền lợi béo bỡ dành cho dành cho ngành công an, ngành được coi là “phương tiện trấn áp nhân dân, phương tiện bảo vệ đảng”. Công hãn mã của những người lính chiến năm xưa dưới chế độ cộng sản ngày nay là những quảng đời còn lại trong cái cảnh:

Đầu đường Đại Tá vá xe
Cuối đường Trung Tá bán chè đậu đen!

Họ đã bị lừa gạt dưới chiêu bài chiến đấu cho Tổ Quốc, cho độc lập dân tộc, cho chủ quyền lãnh thổ, cho tự do, công bằng. Nay họ đã hiểu ra rằng họ đã vô tình dựng lên một tập đoàn còn hung bạo hơn bất cứ một kẻ thù xâm lược và đô hộ nào khác của ngoại bang. Không phải đến hôm nay, một số các cựu tướng lãnh của họ, các cấp chỉ huy của họ, các bạn đồng ngủ của họ mới can trường đứng lên hạch tội đảng bán nước. Năm 1997, trong ngày kỷ niệm thành lập Quân Đội Nhân Dân 20 tháng 12, người ta đọc thấy một biểu ngữ lớn đuọc treo trong ngày Đại Hội viết: “Trung với nước – Hiếu với dân – Khó khăn nào cũng vượt qua – Kẻ thù nào cũng đánh thắng.” Tại sao không còn trung với đảng? Phải chăng có sự thức tỉnh, trở mình? Biểu ngữ sau đó biến mất và người ta không biết biến chuyển có ý nghĩa đó có bị dập tắt, trù dập trong bóng tối hay không.
Người ta tự hỏi, đứng trước hành vi bán nước, phản bội dân tộc của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN, kẻ thù cần phải đánh thắng, cần phải đập nát là tập đoàn lãnh đạo bán nước kia, những chiến sĩ trong hàng ngủ Quân Đội Nhân Dân có vì “trung với nước, hiếu với dân” mà hoàn thành một cuộc cách mạng đổi đời khi trong những ngày gần đây, sau khi một phần lãnh thổ củaTổ Quốc bị cắt dâng cho Tầu, lòng dân đang hướng về tập thể quân đội.

Đất đai của Tổ Quốc không phải chỉ “bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” mà mỗi tấc đất của Tổ Quốc chính là từng tấc máu xương của ông cha để lại. Bọn xâm lược Bắc Phương đã chiếm đoạt của chúng ta hàng ngàn năm nay muôn ngàn tỷ tỷ những tấc đất máu xương. Đâu rồi Phiên Ngung Thành! Đâu rồi Lĩnh Nam Sơn! Đâu rồi núi Phân Mao! Đâu rồi Đồng Trụ!…Rồi ngày nay Bản Giốc, Ải Nam Quan, Đồng Đăng, Yên Tử … tiếp nối từ từ chìm khuất vào nội địa Trung Hoa với sự tiếp tay của tập đoàn phản quốc Hà Nội.
Sự xâm thực dần mòn từ phương Bắc sẽ không dừng lại và có thể tiếp nối với những chiều hướng nhanh và mạnh hơn. Bọn chóp bu Hà Nội đã khai mở và vẽ đường cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Liệu đã có bao người nghĩ tới câu hỏi mai này Thăng Long vê đâu ? Huế là đâu ? Sài Gòn, Cà Mâu là đâu nếu cả một giải non sông gấm vóc ấy, một dân tộc kiên cường và bất khuất ấy bị Bắc phương tràn ngập, xóa nhòa trong ký ức nhân loại… nếu cả một dân tộc cứ chịu cúi đầu, khoanh tay nhắm mắt làm ngơ mặc cho tà quyền Hà Nội quyết định số phận mình và số phận của Tổ Quốc.

Đau đớn thay! Giữa lúc đất nước đang bị xói mòn, cắt bán, nhân dân Việt Nam đang bị đày ải xuống tận cùng tai vạ thì đám văn nô, bồi bút đua nhau hổ trợ cho bọn cuồng xâm bằng những thơ văn dạng Tố Hữu, Chế Lan Viên… và cả những tác phẩm ở hải ngoại bôi bẩn lịch sử, bôi bẩn văn hóa, bôi bẩn những anh hùng dân tộc, nhục mạ tổ tiên… và điều đó chỉ có tác dụng làm lụn bại khí phách của giống dòng Đại Việt, tiếp tay cho bè lũ bán nước trước mưu đồ xâm lược của Bắc phương.
Làm sao có thể ngoãnh mặt làm ngơ để như thế được?!

Trần Thúc Vũ

(Theo Web Diễn Đàn Dân Chủ)

Leave a Comment »

No comments yet.

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.