Diễn đàn Paltalk TiengNoi TuDo Cua NguoiDan VietNam

March 18, 2008

Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản lãnh đạo nhà nước Việt-Nam nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc

Trần Đại Sỹ
Bài điều trần của
Giáo-sư TRẦN ĐẠI-SỸ (IFA)
Ngày 10-11-2001

Về việc đảng Cộng-sản Việt-Nam
Lãnh đạo nhà nước
cắt lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc

 Docteur Trần Đại-Sỹ
5, place Félix Éboué
75012 PARIS, FRANCE
Tél. 01.43 07 51 46 hay 06 63 79 92 16
E-mail1: Trandaisy@yahoo.fr
E-mail2: Ifa532@yahoo.fr

Giáo-sư Trần Đại-Sỹ

Đôi lời của IFA với người Việt.

Trong mấy tháng giữa năm 2001, nội địa Việt-Nam cũng như hải ngoại đều rúng động vì tin nhà nước hay nói đúng hơn là đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc. Đau đớn nhất cho người Việt là địa danh lịch sử, đi vào tâm tư, là niềm tự hào của họ là cửa Nam-quan, suối Thiên-tuyền (Phi Khanh) nay đã ở trong lãnh thổ Trung-quốc. Ngay cả hang Pak-bo, là thánh địa của đảng Cộng-sản, trước kia ở rất xa biên giới Hoa-Việt trên 50 km, nay đứng ở sát lãnh thổ Trung-quốc.

Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, vì ký khế ước làm việc với:

– Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP)
– Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC),

Trong đó có điều căn bản là :

“Không được viết, được thuật những gì với báo chí về Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại. Không được tham gia các đoàn thể chính trị chống đối Trung-quốc, Việt-Nam”.

Nên không bao giờ ông tiết lộ bất cứ điều gì mắt thấy tai nghe trong những lần công tác tại Trung-quốc hay Việt-Nam. Tuy nhiên ông đã bị một cơ quan X (chúng tôi dấu tên) triệu hồi để điều trần về vụ này ngày 10-11-2001. Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo. Rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm với chúng tôi.

Lập trường của chúng tôi (IFA):

Dù theo cổ sử, dù theo khảo cổ, dù theo Quốc-tế công pháp thì hai quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa), Trường-sa (Nam-sa) đều thuộc Việt-Nam. Trung-quốc chỉ mới nhảy vào vòng tranh chấp khi được Thủ-tướng Phạm Văn Đồng của nước VNDCCH ký văn kiện nhượng cho năm 1958 mà thôi. Còn Phi-luật-tân, Mã-lai càng không có một chút lý nào để đòi chủ quyền tại đây. Vấn đề quá rõ ràng, không cần bàn tới. Trong khi điều trần, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ đã đứng trên quan điểm này.

Cuộc điều trần khá dài, nên Bác-sĩ Trần ngắt ra thành từng đoạn, để cử tọa đặt câu hỏi. Vì cử tọa là những người có kiến thức rất rộng, rất cao về vùng Á-châu, do thế Bác-sĩ Trần không đi vào chi tiết. Sau cuộc điều trần, vô tình một vài yếu nhân trong cử tọa làm tiết lộ. Vì các bản bị lộ không thống nhất, nên độc giả rất dễ hiểu làm. Mãi tới hôm nay (10-1-2002) chúng tôi mới được phép phổ biến toàn văn, cũng như những câu hỏi, câu trả lời (trừ một vài câu hỏi).

Kể từ hôm Gs Trần Đại-Sỹ, điều trần(10-11-2001) cho đến hôm nay (10-1-2002) chúng tôi đã nhận được:

– 1723 thư do Bưu-điện chuyển.
– 2431 E-mail:
  1124 về
Institut.Franco-Asiatique@Wanadoo.fr,
  532 về
Trandaisy@Yahoo.fr,
  còn lại về TQJV.

Đa số bằng Việt-ngữ, còn lại bằng Anh-ngữ, Pháp-ngữ, Hoa-ngữ. Nội dung thư chia ra:

– Nhiều nhất là xin hình, tài liệu bổ túc.
– Thắc mắc.
– Công kích.
– Thảo luận.
– Xin bản Hiệp-ước: Pháp ký với Thanh-triều 1887, và Hoa-Việt(1999 và 2000).

Chúng tôi xin nhắc lại, đây là một bài điều trần mật. Đánh giá về độ chính xác của bản điều trần là các vị cử tọa hôm đó, và IFA chịu trách nhiệm trước cơ quan X.

– Sự việc đã chấm dứt, chúng tôi không thể tái thảo luận. Xin ngừng gửi ý kiến tới.
– Chúng tôi cũng không cần nghe, đọc bất cứ sự công kích nào.
– Chúng tôi không thể cung cấp tài liệu, hình ảnh cho bất cứ đòi hỏi nào.

Chúng tôi đã yêu cầu Gs. Trần Đại-Sỹ cũng phải nghiêm chỉnh tuân theo nguyên tắc này.

Xin nhắc lại, bài viết của Gs. Trần Đại-Sỹ bằng tiếng Pháp. Văn phòng của chúng tôi dịch sang các tiếng của CE: Anh, Đức, Ý, Na-uy, Thụy-điển, Đan-mạch, Hòa-lan, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha để chuyển cho tất cả các vị cử tọa. Gs. Trần Đại-Sỹ e rằng những bản dịch không đúng ý của mình, nên đã cẩn thận đính kèm các bản dịch trên bằng một bản tiếng Việt. Ông ghi chú:

“Thưa ngài…

Dưới đây là bản dịch từ tiếng Pháp sang tiếng của Ngài về bài điều trần của tôi. Tôi sợ rằng bản dịch có đôi điều không đúng ý . Vì vậy tôi xin đính kèm một bản tiếng Việt. Hiện khắp châu Âu, nơi nào cũng có trí thức gốc người Việt định cư. Vậy nếu Ngài có điều gì thắc mắc, xin trao bản tiếng Việt và tiếng nước Ngài, cho một người Việt, tại nước Ngài để so sánh. Như vậy sẽ không sợ bị hiểu lầm”.

Nhưng khi một vài vị cử tọa, nhờ người Việt so sánh. Các vị (gốc VN) ấy, vẫn còn chút lòng son với đất nước, bèn sao lấy một bản, rồi chuồn cho báo chí, cho Internet. Do đó có rất nhiều sai lạc, hoặc bị cắt, hoặc bị thêm vào nhiều đoạn.

Sau khi biết rằng bản điều trần mật bị lộ, chúng tôi xin cơ quan X. cho phổ biến toàn văn. Chúng tôi không thể gửi đến từng cá nhân, mà chỉ gửi đến các cơ quan truyền thông Việt-Hoa. Nếu Quý-vị phổ biến xin:

– Giữ nguyên bản, không thêm bớt.
– Phổ biến toàn bộ hình đính kèm.

Trân trọng (IFA)

4.

Kính thưa Quý-vị,Tôi vừa lướt qua vài nét đơn sơ về biên giới Hoa-Việt, về ngoại giao Hoa-Việt trong thời gian 989 năm. Bây giờ tôi xin đi thẳng vào đầu đề hôm nay, về việc:– Đảng Lao-động Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa (VNDCCH, 1945-1975).
– Đảng Cộng-sản Việt-Nam lãnh đạo nhà nước Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-Nam (CHXHCNVN, 1975-2001) nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân-dân Cộng-hòa quốc gọi tắt là Trung-quốc.
3. Vụ Việt-Nam dân chủ Cộng-hòa nhượng lãnh hải cho Trung-quốc,

3.1, Kết quả của văn kiện 14-9-1958

Ngày 4-9-1958, chính phủ Trung-quốc tuyên cáo về lãnh hải 12 hải lý kể từ đất liền của họ, có đính kèm bản đồ rất rõ ràng. Bản tuyên cáo này chỉ có hai nước công nhận đó là VNDCCH và Bắc Cao (Cộng-hòa Nhân-dân Triều-tiên). Việc VNDCCH công nhận như sau: Ngay khi nhận được bản tuyên cáo do sứ quán Trung-quốc tại Hà-nội trao, Chủ-tịch Hồ Chí Minh triệu tập Bộ Chính-trị đảng Lao-động Việt-Nam (tức đảng Cộng-sản Việt-Nam ẩn danh). Trong buổi họp này toàn thể các thành viên nhất trí chấp nhận bản tuyên bố của Trung-quốc. Ngày 14-9-1958, Thủ-tướng Phạm Văn-Đồng tuân lệnh Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, gửi văn thư cho Tổng-lý Quốc-vụ viện Trung-quốc Thủ-tướng) là Chu Ân-Lai, trong đó có đoạn (Văn thư đính kèm 1):

“Chính-phủ nước Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa tôn trọng quyết định ấy, và sẽ chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng-hòa Nhân-dân Trung-hoa trên mặt biển”.

Ngắt đoạn 3,

Cử tọa thắc mắc, câu hỏi 3:

Ngoài bản văn này, liệu chúng ta có thể tìm lại một vài chi tiết khác không?

Gs. TĐS:

Thưa Ngài nhiều lắm, nhưng tôi chỉ xin cử vài tài liệu mà thôi:

1, Bản tin UPI-AFP ngày 23-9-1958 .

2, Vụ việc này báo chí Việt-Hoa đều có đăng tải ngày 23-9-1958, Quý-vị có thể tìm tại thư viện Paris, London và cả một số thư viện Trung-quốc (Bắc-kinh), Việt-Nam (Hà-nội). Nội dung UPI- AFP đều đánh đi đại lược:

“Ngày 22 tháng 9 năm 1958, Đại-sứ của VNDCCH tại Trung-quốc là ông Nguyễn Khang, đã trao công hàm cho ông Cơ Bằng Phi, Thứ-trưởng Bộ Ngoại-giao Trung-quốc. Nội dung như sau:

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận Trung-quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trên mặt biển”.

3, Tháng 5 năm 1976 (chúng tôi quên ghi ngày), nhật báo Sài-gòn Giải-phóng, cơ quan ngôn luận của Thành-ủy Thành phố Hồ Chí Minh viết một bài xác nhận quần đảo Hoàng-sa, thuộc Trung-quốc. Nguyên văn có câu:

“Trung-quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí, mà còn là ông thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng-sa thuộc Trung-quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi. Trung-quốc với là hai nước sông liền sông, núi liền núi. Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này, Trung-quốc sẽ sẵn sàng giao lại”.

4, Sau trận hải chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988 với Trung-quốc, cơ quan ngôn luận chính thức của đ?ng Cộng-sản Việt-Nam, tờ Nhân-dân, số ra ngày 26 tháng 4 năm 1988, tự biện hộ về việc nộp lãnh hải của Bộ Chính-trị thời Hồ Chí Minh như sau:

“Đúng là có những lời tuyên bố đó. Cần phải đặt lại những lời tuyên bố này trong bối cảnh lịch sử của nó…Trong cuộc chiến đấu một mất một còn, chống một kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự lớn hơn mình nhiều, Việt-Nam tranh thủ được Trung-quốc gắn chặt với cục chiến đấu của Việt Nam càng nhiều bao nhiêu và ngăn chận Mỹ sử dụng hai quần đảo cũng như vùng biển Đông chống lại Việt-Nam, thì càng tốt bấy nhiêu”.

Kính thưa Quý-vị, tôi xin tiếp tục,

Theo bản tuyên bố này thì những nước liên hệ là :

– Trung-hoa Dân-quốc (Đài-loan),
– Nhật-bản,
– Hoa-kỳ (hạm đội 7),
– Phi-luật-tân,
– Mã-lai,
– Brunei,
– Indonésia,
– VNDCCH và Việt-Nam Cộng-hòa (VNCH).

Thế nhưng từ hồi đó đến nay các nhà nghiên cứu Âu-Mỹ cho đến các nước Á-châu Thái-bình-dương (ACTBD) không hề để ý đến văn thư trên. Ngay VNCH, bấy giờ cơ quan tình báo được gọi là Sở Nghiên-cứu Chính-trị và Xã-hội, được chỉ đạo bới một trí thức siêu việt, đào tạo tại Pháp là ông Ngô Đình Nhu, mà cũng không để ý tới. Vì đọc bản tuyên bố lãnh hải kể từ đất liền, là 12 hải lý, đúng theo công ước Liên-hiệp quốc họp tại San Francisco năm 1951, thì có chi bận tâm?

Vì sao một người tinh minh, mẫn cán như ông Ngô Đình Nhu mà cũng bị sơ sót?

Bản tuyên bố chỉ đọc trên hệ thống truyền thanh của Trung-quốc, rồi cũng được các báo Trung-quốc đăng lại, mà không có bản đồ đính kèm. Cả thế giới (kể cả Hoa-kỳ, Trung Hoa Dân Quốc, VNCH) cứ nhìn trên bản đồ Trung-quốc cũng như vùng Nam-hải phân định lãnh hải từ 1887 mà cho rằng: theo Quốc-tế công pháp thì lãnh hải hầu hết các nước đều gồm 12 hải lý, kể từ thềm lục địa. Vụ Trung-quốc tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của họ là một sự bình thường. Cái tưởng lầm tai hại đó cho đến nay (11-2001), những người chống đối vụ nhường đất cho Trung-quốc ở trong nội địa Việt-Nam, cũng như hải ngoại chỉ kết tội vu vơ, không rõ ràng, không chứng cớ vì nguyên do không bản đồ này.

Do kết quả không có bản đồ đính kèm của Trung-quốc tuyên bố lãnh hải của họ (gần như trọn vẹn vùng biển Nam-hải, đính kèm), Hoa-kỳ cũng như thế giới không biết (hay không công nhận), nên suốt thời gian 1958-2001:

– Hạm đội 7 của Hoa-kỳ tuần hành trong vùng lãnh hải tuyên bố này, đầy đe dọa Trung-quốc, mà Trung-quốc vẫn ngậm bồ hòn.

– Chiến hạm của Pháp, Đức, Ý cũng như một số nước Úc, Âu trong thời gian 1975-1980 vẫn tuần hành, hộ tống những con tầu vớt người Việt trốn chạy trong vùng, mà Trung-quốc đành im lặng.

Hôm nay tôi cần phải trình bày trước các vị và làm sáng tỏ nội vụ.

Kính thưa Quý-vị,

3.2. Những bí ẩn

Cái bí ẩn đó không có gì lạ cả, rất rõ ràng, rất chi tiết.

– Về phía các nhà nghiên-cứu Âu-Mỹ, ACTBD không có bản đồ đính kèm bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung-quốc, họ cứ nhìn vào bản đồ đã phân định từ 1887, giữa Pháp và triều Thanh. Họ cũng cứ nhìn bản đồ của các nước vùng Nam-hải, của Trung-quốc, của Trung-hoa Dân-quốc cũ, rồi cho rằng lãnh hải 12 hải lý thì đúng công ước quốc tế.

Nhưng nếu họ có bản đồ về lãnh thổ đính kèm bản tuyên bố thì họ sẽ toát mồ hôi ra. Vì bản đồ này bao gồm toàn bộ các đảo trong vịnh Bắc-Việt, toàn bộ các đảo ở biển Nam-hải như Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa). Như vậy nếu tính lãnh hải 12 hải lý, tính từ các đảo này thì:

– Lãnh hải Trung-quốc ở biển Nam-hải, phía Tây sẽ sát tới bờ biển suốt miền Trung, Bắc Việt-Nam.
– Phía Đông sát tới lục địa Phi-luật-tân, Brunei,
– Phía Nam sát tới Indonésia, Mã-lai.

Trở lại với Chủ-tịch Hồ Chí-Minh, bộ Chính-trị đảng Lao-động (Cộng-sản) Việt-Nam và chính phủ VNDCCH hồi 1958, khi các vị ấy có bản tuyên bố lãnh hải của Trung-quốc, thìï cũng có bản đồ chi tiết. Nhưng các vị ấy gửi thư chấp nhận bản tuyên bố đó thì có nghĩa rằng:

Họ đồng ý nhường cho Trung-quốc toàn bộ:

– Các đảo của Việt-Nam trên biển Nam-hải.
– Toàn bộ lãnh hải Việt-Nam cách các đảo đó 12 hải lý, nghĩa là toàn bộ biển Nam-hải.

Bản đồ tuyên bố lãnh hải 12 hải lý của Trung-quốc ngày 4-9-1958. Theo bản đồ này thì lãnh hải của họ chiếm hết biển Nam-hải, cách Phan-thiết, Quảng-Nam Mã-lai, Phi-luật-tân có 50 hải lý. Quyết định này được đảng Cộng-sản VN tán thành.

Kính thưa Quý-vị,

3.3, Bí ẩn vụ Trung-quốc chiếm Hoàng-sa (Tây-sa)

Từ trước đến giờ, có nhiều vị hiện diện hôm nay từng đặt câu hỏi với tôi rằng:

– Tại sao năm 1974, thình lình Trung-quốc đem quân đánh quần đảo Hoàng-sa (Tây-sa) từ VNCH. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, phía Trung-quốc bị thiệt hại gấp ba VNCH (về nhân mạng, về chiến hạm, tài liệu này tôi có từ phía Trung-quốc). Nhưng VNCH vì quân ít, vũ khí chỉ có đại bác, chiến hạm nhỏ. Trong khi Trung-quốc có hỏa tiễn địa-địa, chiến hạm lớn đông gấp bội VNCH. VNCH lại đang có nội chiến, phải đương đầu với quân đội VNDCCH, vì vậy VNCH phải bỏ kế hoạch tái chiếm Hoàng-sa. Bấy giờ Hoa-kỳ với VNCH có hiệp ước hỗ tương an ninh, Hoa-kỳ đang tham chiến tại Việt-Nam, hạm đội 7 hùng hậu đang tuần hành gần vùng giao chiến. Tại sao Hoa-kỳ không can thiệp, không lên tiếng bênh vực VNCH? Ngay việc thủy thủ VN, tầu bị chìm, mà hạm đội 7 cũng không vớt theo luật hàng hải Quốc-tế.

Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 4:

– Xin Gs cho biết trong trận hải chiến này, phía Trung-quốc, VNCH, bên nào nổ súng trước?

Gs TĐS:

– Thưa VNCH. Hải-quân VNCH rất thiện chiến, tác xạ rất chính xác, các sĩ quan đều được huấn luyện theo tiêu chuẩn Âu-Mỹ, thêm kinh nghiệm VN. Ngay loạt đạn đầu tiên khiến 4 hạm trưởng Trung-quốc tử trận.

Tôi xin trở lại đầu đề:

Vì:

Trong-cuộc mật đàm giữa Hoa-kỳ (Kissinger) và Trung-quốc (Mao Trạch Đông). Phía Trung-quốc trao cho ông Kissinger bản tuyên bố lãnh hải 4-9-1958 cùng bản đồ. Ông Kissinger đã công nhận bản tuyên bố đó. Cho nên ông Kissinger vừa rời Trung-quốc hai ngày, thì ngày 11 tháng 1 năm 1974, Trung-quốc tuyên bố hai quần đảo Tây-sa (Hoàng-sa) và Nam-sa (Trường-sa) là của Trung-quốc, rồi Trung-quốc đem hạm đội xuống Hoàng-sa. Bấy giờ Hoàng-sa do VNCH trấn đóng.

Vì:

Văn thư của ông Phạm Văn-Đồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc. Trung-quốc chiếm Hoàng-sa chỉ là việc chiếm lại lãnh thổ được văn thư 14-9-1958 công nhận. Nghĩa là Trung-quốc chiếm lại lãnh thổ đã bị VNCH xâm lăng 16 năm.

Ngắt đoạn 4,

Cử tọa hỏi, câu hỏi 5, cấm phổ biến.

Về nguồn gốc tài liệu cuộc mật đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Đông và Cố-vấn Kissinger. Gs Trần trình bày chi tiết. Toàn bộ cử tọa chấp nhận; nhưng chúng tôi bị cấm không được phổ biến.

Sau khi Gs Trần trình bầy, một trong ba vị chủ tọa phát biểu:

Tôi xin bổ túc những gì Gs Trần lướt qua. Bấy giờ (1974) là thời điểm chiến tranh Đông-dương đang diễn ra cực kỳ sôi động, mà tình hình giữa Liên-sô với Trung-quốc cũng căng thẳng cực kỳ. Qua những cuộc mật đàm giữa Chủ-tịch Mao Trạch Đông với Cố-vấn Kissinger; Trung-quốc, Hoa-kỳ đã đi đến những thỏa thuận quan trọng. Rồi Tổng-thống Richard Nixon thăm Trung-quốc.

Chúng ta đều biết sự hiện diện, của Hoa-kỳ tại Đông-dương là ngăn chặn hai mũi dùi Cộng-sản từ Afghanistan, Đông-dương nối với nhau. Bây giờ Hoa-kỳ biết chắc Trung-quốc, Liên-sô không thể hàn gắn lại, khối Cộng bị vỡ làm nhiều mảnh. Vì vậy sự hiện diện của Hoa-kỳ trở thành vô ích, vừa tốn tiền, vừa tốn máu. Cho nên họ muốn rút ra khỏi Đông-dương, dùng Đông-dương làm bình xăng tưới vào ngọn lửa đang thiêu đốt căn nhà ngoại giao Trung-Sô.

Chìa khóa của Đông-dương là Việt-Nam. Mà tại Việt-Nam, mọi quyết định do Bộ Chính-trị. Chủ-tịch Hồ Chí Minh chết 5 năm rồi, vấn đề tranh quyền đã ngã ngũ, phe chạy theo Liên-sô Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thắng thế. Trung-quốc biết rất rõ. Suốt bao năm Trung-quốc cưu mang cho Bắc VN, nay bỗng dưng Trung-quốc mất hết, chỉ còn tay trắng ư? Trung-quốc phải kiềm chế Bắc VN. Thế nhưng Trung-quốc muốn kiềm chế mà không được. Mao tìm cách nắm Cambodge mà bấy giờ Cambodge còn nằm trong tay Bắc VN. Vì vậy Trung-quốc muốn tìm cách dùng Nam VN (VNCH) làm bức tường cản Bắc Việt-Nam (VNDCCH). Trung-quốc tìm cách gần Nam VN bằng hai ngả:

Ngả thứ nhất: Mật sứ của Trung-quốc tại Londre gặp Đại-sứ Nam VN (VNCH) ngỏ ý cho biết Hoa-kỳ đang muốn trao VNCH cho Bắc VN. Nếu VNCH muốn, Trung-quốc sẽ giúp như sau: Mặt Bắc, chặn con đường tiếp tế từ đường bộ Liên-sô qua lãnh thổ Trung-quốc. Trung-quốc đem đại quân ép Bắc biên. Mặt Nam tiếp tế vũ khí cho VNCH. Như vậy bắt buộc Bắc VN phải rút quân về.

Ngả thứ nhì, Trung-quốc qua mấy nhân vật trí thức VN trong Phong Trào Liên Bang Đông Nam Á (hội tư luật 1901) tại Paris, trực tiếp nói cho Tổng-thống, và Bộ Ngoại-giao VNCH biết rằng: Việc Hồng-quân tiến xuống Trường-sa chỉ là cái cớ để Trung-quốc với VNCH ngồi vào bàn hội nghị. Nhưng không rõ VNCH quan niệm ra sao, mà lại khai hỏa trước.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 6:

– Hồi đầu năm 1974, tôi có đọc trên một tờ báo Anh-ngữ xuất bản tại Hương-cảng tường thuật về trận đánh giữa VN (VNCH) và Trung-quốc ngày 19-1-1974 trong vùng quần đảo Hoàng-sa. Giáo-sư có thể cho biết: Lực lượng tham chiến của hai bên ra sao? (Người đặt câu hỏi nguyên là Đô-đốc)

Gs TĐS:

– Thưa Ngài tôi xin chiếu lên màn ảnh để Ngài thấy.

Về phía VNCH:

1. Lực lượng tham chiến:

    4 chiến hạm:

    – Khu trục hạm Trần Khánh Dư, ký số HQ4, hạm trưởng là Trung-tá Vũ Hữu San.

    – Tuần dương hạm Trần Bình Trọng, ký số HQ5, hạm trưởng là Trung-tá Phạm Trọng Quỳnh.

    – Hộ tống hạm Nhật-tảo, ký số 10, hạm trưởng là Thiếu-tá Ngụy Văn Thà. Khi chiến hạm hỏng máy, bị chìm, trong khi tất cả thủy thủ đoàn xuống xuồng chạy, thì ông cương quyết ở lại, chết với tầu của mình. Tuẫn quốc.

    – Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, ký số HQ16, hạm trưởng là Trung-tá Lê Văn Thự.

2. Lực lượng trừ bị:

    – Tuần dương hạm Trần Quốc Toản, ký số HQ6,

    – Hộ tống hạm Chí-linh, ký số HQ11

    – Không quân: Phi -đoàn F5-A37.

Nhưng lực lượng trừ bị Hải-quân ở quá xa chưa kịp can thiệp thì trận chiến đã kết thúc. Không quân thuộc Quân-khu I, không can thiệp. Vì vậy sau trận đánh, Tư-lệnh Hải-quân ra lệnh cho các sĩ quan tham dự, không thuyết trình cho Tư lệnh quân khu I là tướng Ngô Quang Trưởng.

Về phía Trung-quốc:

1. Lực lượng tham chiến:

    14 chiến hạm:

    – Hộ tống hạm Kronstadt, ký số 271, hạm trưởng là Đại-tá Vương Kỳ Uy, tử thương.

    – Hộ tống hạm Kronstadt, ký số 274, hạm trưởng là Đại-tá Quan Đức, tử thương. Đây là soái hạm của chiến dịch. Tư lệnh mặt trận là Đô-đốc Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó hạm đội Nam-hải của Trung-quốc với bộ tham mưu đi trên chiến hạm này. Khoảng giữa trận chiến, ông cùng bộ tham mưu tử thương (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 sĩ quan cấp úy).

    – Trục lôi hạm, ký số 389, hạm trưởng là Trung-tá Triệu Quát, tử thương.

    – Trục lôi hạm, ký số 396, hạm trưởng là Đại-tá Diệp Mạnh Hải, tử thương.

    – Phi tiễn đỉnh Komar 133, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx hạm trưởng là Thiếu-tá Tôn Quân Anh.

    – Phi tiễn đỉnh Komar 137, trang bị hỏa tiễn đĩa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Mạc Quang Đại.

    – Phi tiễn đỉnh Komar 139, trang bị hỏa tiễn địa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Tạ Quỳ.

    – Phi tiễn đỉnh Komar 145, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Ngụy Như.

    – 6 Hải vận hạm chở quân.

2. Lực lượng trừ bị:

    – 2 Tuần dương hạm.

    – 4 Pháo-hạm.

    – 4 Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn Kianjiang.

    – 2 Phi đội MIG 19.

    – 2 phi đội MIG 21.

    Do chính Đô-đốc Tư-lệnh hạm đội Nam-hải chỉ huy. Chúng tôi không biết tên ông.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 7:

– Tổn thất 2 bên ra sao? (Vẫn vị cựu Đô-đốc trên)

Gs TĐS:

– Xin mời ngài xem bảng so sánh, tôi chiếu lên.

Về phía VNCH,

    – 3 chiến hạm bị thương (HQ 4-5-16 bị thương nhẹ, rút về Đà-nẵng, sau khi sửa chữa, lại hoạt động như cũ.

    – HQ10 bị chìm.

    – Một hạm trưởng tử thương.

Về phía Trung-quốc,

    – Tư lệnh mặt trận, bộ tham mưu (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 sĩ quan cấp úy) và 4 hạm trưởng tử thương,

    – Hộ tống hạm 274 bị chìm.

    – Hộ tống hạm 271, hai trục lôi hạm 389-396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó phải phá hủy.

    – 4 ngư thuyền chở quân bị chìm.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 8:

Cấm phổ biến: Nội dung về nguồn gốc tài liệu tổn thất về phía Trung-quốc.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 9:

– Tôi nghe Hoa-kỳ trang bị cho VN (VNCH) những vũ khí, cũng như chiến hạm tối tân nhất. Trong khi Giáo-sư chiếu hình 4 chiến hạm tham chiến đều thuộc loại hạ thủy vào thập niên 1940, quá cũ kỹ. Vũ khí cũng vậy. Tại sao VN (VNCH) không đem những chiến hạm, vũ khí tối tân ra tham chiến? (Người đặt câu hỏi nguyên là kỹ sư hàng hải).

Gs TĐS:

– Thưa quả đúng như Ngài nhận xét. Tất cả chiến hạm Hoa-kỳ viện trợ cho VNCH đều thuộc loại phế thải. Thay vì Hoa-kỳ phá hủy, họ tân trang lại rồi trao cho VN. Bốn chiến hạm tham dự trận đánh đều là những chiến hạm tốt nhất mà VN nhận được. HQ4 hạ thủy năm 1943. (Cử tọa bật cười). HQ5 hạ thủy năm 1944. HQ10 hạ thủy năm 1942. HQ 16 hạ thủy năm 1942. Còn vũ khí, cũng có chiến hạm trang bị loại đại bác bắn liên thanh. Nhưng khi trao cho VN thì Hoa-kỳ tháo đi. Dường như Hoa-kỳ đoán trước có cuộc hải chiến này, nên một chiến hạm trang bị loại đại bác trên, tuy đã trao cho VNCH, nhưng bị tháo đi trước đó mấy tháng. Bằng không phía Trung-quốc bị thiệt hại còn nặng hơn nhiều.

Quý vị có biết không? Hộ tống hạm ký số HQ10, giữa trận đánh, máy bị hỏng, do cũ quá chứ không phải bị trúng đạn, vì vậy không di chuyển được, làm bia lĩnh đạn, sau đó bị chìm.

Cử tọa hỏi, câu hỏi 10:

– Trong quá khứ, giữa VN với Trung-quốc đã xẩy ra những trận thủy chiến nào? Kết quả ra sao? (Người hỏi nguyên là giáo sư sử Đông-Á)

Gs TĐS:

– Thưa Ngài trong lịch sử 5000 năm của Hoa-Việt, chiến tranh liên miên. Về bộ chiến, kị chiến thì cả hai bên khi khi thắng khi bại. Duy thủy chiến, bao giờ Việt cũng thắng.

Cử tọa hỏi câu hỏi 11:

– Xin cho biết những trận nào?

Gs TĐS:

– Trận cổ nhất vào năm 42 sau Tây-lịch. Chiến địa xẩy ra ngoài biển Đông. Đô-đốc Trung-quốc là Đoàn Chí. Đô-đốc Việt là Trần Quốc, một nữ tướng. (Cử tọa ồ lên). Kết quả hạm đội Trung-quốc bị đánh chìm hết. Đoàn Chí bị giết.

– Hồi đó người Việt theo chế độ mẫu hệ ư?

– Thưa không. Nhưng vị Hoàng-đế cai trị là một phụ nữ. Trong suốt năm nghìn năm lịch sử, đời nào VN cũng có những nữ tướng kiệt hiệt.

– Hiện có còn chứng tích nào về vị nữ Đô-đốc này không?

– Nếu Ngài du lịch VN, xin tới Hà-nội, thuê xe, bảo tài xế đưa đến làng Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm là nơi có đền thờ bà. Tôi xin chiếu vidéo về đền thờ này. (chiếu vidéo 5 phút).

– Thưa Ngài trận thứ nhì do Vua Ngô (938), trận thứ ba do vua Lê (981), trận thứ tư do Hưng Đạo vương (1288). Cả ba trận sau đều diễn ra trên sông Bạch-đằng, Trung-quốc đều bị bại. Trận 1288 là trận khủng khiếp nhất, bên Trung-quốc do vua Mông-cổ là Hốt Tất Liệt chỉ đạo. Kể từ đó cho đến năm 1974, mới có trận Hoàng-sa.

Đền thờ công chúa Gia-hưng Trần Quốc, đại đô đốc thời Lĩnh-Nam (vua Trưng), tại làng Hoàng-xá, xã Kiêu-kỵ, huyện Gia-lâm, Hà-nội. Bốn chữ đại tự trên là VẠN CỔ ANH PHONG. Có 3 câu đối ở mặt tiền, câu thứ 2 nói lên huân nghiệp của ngài:

Tô khấu tước bình trực bả quần thoa đương kiếm kích,

Trưng vương dực tải hảo tương cân quắc hộ sơn hà.

(Bình giặc Tô Định, đem quần thoa, chống với kiếm kích. Phò Trưng vương, đem khăn yếm giữ non sông)

 

Đền Kiếp-bạc, thờ Hưng Đạo vương. Bốn chữ đại tự trên là: DỮ THIÊN VÔ CỰC. Bốn chữ dưới là TRẦN HƯNG ĐẠO VƯƠNG TỪ.

Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 12:

– Xin cho biết lực lượng hải quân Trung-quốc và Việt-Nam hiện giờ?

Gs TĐS:

 – Trình bày chi tiết, cử tọa chấp nhận. Nhưng chúng tôi bị cấm không được phổ biến.

Tôi xin trở lại với bài điều trần:

– Cũng có vị hỏi tôi rằng: Tại quần đảo Trường-sa (Nam-sa) hiện có quân của Trung-hoa Dân-quốc (Đài-loan), Phi-luật-tân, Mã-lai, Việt-Nam. Thế sao hải quân Trung-quốc luôn khai hỏa vào hải quân Việt-Nam. Quan trọng nhất là trận chiến 14 tháng 3 năm 1988. Việt-Nam chỉ phản đối lấy lệ?

Nay tôi xin thưa:

Do văn thư của ông Phạm Văn-Đồng công nhận quần đảo này là của Trung-quốc.

Lập luận phía Trung-quốc là: Thủ-tướng Phạm Văn-Đồng đã công nhận vùng này là lãnh hải Trung-quốc, tại sao quân đội Việt-Nam còn hiện diện tại đây? Như thế là Việt-Nam xâm phạm lãnh thổ Trung-quốc. Quân đội Trung-quốc phải đánh đuổi quân xâm lăng, bảo vệ đất nước là lẽ thường. Quân đội Đài-loan đóng tại đây, mà Trung-quốc không tấn công vì quân Đài-loan thì cũng là quân đội Trung-quốc đóng trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn Phi, Mã-lai với Trung-quốc đang tranh chấp trên quần đảo này chưa ngã ngũ; thì quân đội của họ hiện diện là lẽ thường. Trung-quốc không thể tấn công họ, vì như vậy là Trung-quốc ỷ lớn hiếp nhỏ.

Đối với vụ việc tranh chấp Trung-quốc, Việt-Nam trên đảo Trường-sa (Nam-sa) đã giải quyết bằng văn thư của Việt-Nam ngày 14-9-1958. Chính vì lý do này mà Trung-quốc chỉ chấp nhận đàm phán về vùng đảo với từng nước, mà không chịu đàm phán chung với tất cả các bên liên hệ. Có nghĩa họ gạt Việt-Nam ra ngoài, vì Việt-Nam đã công nhận các đảo này là của Trung-quốc.

Cử tọa hỏi, câu hỏi thứ 13:

– Giáo-sư có thể cho biết chi tiết về trận đánh ngày 14-3-1988 không? Tổn thất hai bên như thế nào?

Gs TĐS:

– Về phía Trung-quốc dường như không có ai tử thương. Cũng không có chiến hạm nào bị chìm. Về phía VN, thì:

– 1 Chiến hạm Thượng-hải do Trung-quốc viện trợ cho trước đây, bị chìm.

– 1 Tuần dương hạm của VNCH để lại, bị chìm.

– 1 Một hải vận hạm do Nga-sô viện trợ bị chìm.

– Nhân mạng khoảng trên 300 chết.
(…)

—–
– Các sách Trung-quốc được dịch, bán tự do: Từ tiểu thuyết tới sách tham khảo, dĩ chí cả bói toán, phong thủy. Nhà xuất bản Văn-học vừa cho dịch, xuất bản hai bộ tiểu thuyết của Kim-Dung, mà từ trước đến nay bị coi là quốc cấm. Trong khi nhà nước Việt-Nam hô hào giao lưu văn hóa với người Việt ở nước ngoài, nhưng họ chỉ muốn đem sách trong nước ra ngoài bán, mà họ không cho đem sách của người Việt ở ngoại quốc vào trong nước, dù là sách khoa học, kỹ thuật, y học, tin học. Trước sau họ cho xuất bản không quá 10 quyển sách của người Việt hải ngoại, mà đa số sách đó nói xấu về VNCH, hoặc bôi nhọ xã hội người Việt ở ngoại quốc. Đi đâu cũng thấy người lớn, trẻ con luận bàn những nhân vật trong các bộ sách:

1/ Mười đại hoàng đế Trung-quốc

2/ Mười đại thừa tướng Trung-quốc.

10/ Mười đại gian thần Trung-quốc

không ai nói tới những anh hùng Trưng Trắc, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng thắng Trung-quốc bảo vệ đất nước quốc.

Ghi chú của IFA (bổ túc ngày 13-2-2002)

Trước khi vụ nhượng đất cho Trung-quốc bị lộ (2001), Liên-Âu, nhất là Pháp, rất cảm tình với Việt-Nam. Trong nghi lễ, đối với các cơ sở Ngoại-giao VN, Liên-Âu thường không dấu diếm tình cảm đặc biệt này. Tỷ như một cơ quan vận tải, mỗi tháng dành cho tòa Đại-sứ VN tại Pháp một container, muốn gửi gì về VN thì gửi, miễn phí. Gia đình nhân viên sứ quán được nhập cảnh vào Pháp học thoải mái, miễn phí. Nay thì Liên-Âu coi VN như một thuộc địa của Trung-quốc. Bằng chứng, hồi Tết Nhâm-ngọ vừa qua, Liên-Âu quay một vòng 180 độ, trong nghi lễ Ngoại-giaop đối với VN. Ngày 13 tháng 2 năm 2002 tức mùng hai Tết, Tổng-thống Jacques Chirac đã mời ông Đại-sứ Trung-quốc, nhân viên sứ quán, phái đoàn Hoa-kiều đến điện Élysée ăn Tết, và chúc Tết. Tổng-thống cũng mời một phái đoàn Việt-kiều cùng vào điện Élysée ăn Tết. Tổng-thống chúc Tết, nhận lời chúc Tết của các đại diện Việt-Nam, nhưng không mời Đại-sứ VN. Hầu hết các Quốc-trưởng những nước Liên-Âu đều gửi thư, chúc tết Đại-sứ các nước Á-châu. Duy Đại-sứ VN thì không, vì họ coi VN là một thuộc quốc của Trung-quốc, thì …chúc Tết Trung-quốc cũng đủ rồi, không cần chúc tết một tỉnh (VN) của Trung-quốc nữa. Sau lần viếng thăm mới đây của Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân (17-2-2002), bộ Giáo-dục và Đào-tạo của CHXH CH Việt-Nam đang bắt tay vào việc sửa đổi sách giáo khoa. Cũng nên nhắc lại, sách giáo khoa Việt-Nam (CS) từ 1947, luôn đề cao “Trung-quốc hôm này là Việt-Nam ngày mai”, bóp méo những lần Trung-hoa xâm lăng VN. Đến năm 1979, khi Đặng Tiểu Bình xua quân tràn qua biên giới, tàn phá 6 tỉnh Bắc-biên, thì tất cả những cái xấu xa của nghìn năm đô hộ lại được đem vào sách giáo khoa, kể cả những xấu xa mới từ 1947 đến 1979. Trong dịp này Giang Chủ-tịch cũng nhắc nhở Tổng-bí thư đảng Cộng-sản Việt-Nam là Nông Đức Mạnh rằng:

“Trong lần Nông thăm Trung-quốc, Giang đề nghị Nông có 16 chữ vàng, làm mẫu mực cho việc bang giao Hoa-Việt:

Láng giềng hữu nghị,

Hợp tác toàn diện.

Ổn định lâu dài,

Hướng tới tương lai”

Nay nên thêm vào 4 chữ nữa là 20:

Hoàn toàn tin cậy”.

Cho đến hôm nay, chúng tôi cũng chưa biết ông Nông Đức Mạnh có nghe theo không?

5.2.5,

Chúng tôi muốn biết các vị có nhận thấy sự bất thường trong thông tin tại Việt-Nam hiện giờ không? Hiệp định ký nhượng đất ký ngày 30-12-1999, sau đó diễn ra:

– Cuộc trao đất,

– Cuộc trao dân,

– Các cơ sở hành chính, quân sự Việt-Nam phải rút khỏi khu nhượng địa, rất ồn ào.

– Các chính quyền vùng bị nhượng từ cấp xã, huyện, tỉnh được thông báo, được chỉ thị rộng rãi.

– Suốt gần 2 năm qua, có hàng triệu người Việt băng qua các cửa khẩu đã nhượng cho Trung-quốc, thì họ phải biết rất rõ khu đất thiêng bị mất.

Như vậy thì cuộc nhượng đất này đâu có thể bưng bít? Báo chí trong nước cấm không được đăng tải là lẽ thường. Thế sao không ai thông báo cho người Việt hải ngoại? Mãi tới những ngày gần đây (tháng 9 năm 2001) mới thấy trên Internet từ trong nước gửi ra ba bài của Đỗ Việt Sơn, Lê Chí Quang và Quang-Chính, nói lờ mờ về vụ này. Chúng tôi biết cái bí ẩn đó là lớp người mới bất mãn với lớp người cũ trong Bộ Chính-trị. Họ muốn quy trách cho cá nhân, trong khi bộ Chính-trị đảng Cộng-sản mới là những người chủ động.

Ghi chú của IFA,

Chúng tôi nhận được lệnh phải điều trần về vấn đề này do văn thư số 3778-7 ngày 11-2-2001. Chúng tôi ủy cho Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, vì thuộc phần hành của ông. Mãi tới ngày 10-11-2001 ông mới hoàn tất và điều trần. Theo như chúng tôi biết thì cho đến ngày này, trong nước mới chỉ có vài bài gửi ra nói lơ mơ về vụ cắt đất. Cho nên người ta gán cho chúng tôi (IFA) và Bác-sĩ Trần là người đầu tiên bắn phi đạn vào Bộ Chính-trị đảng Cộng-sản VN. Chúng tôi xin minh xác: Chúng tôi cũng như Bác-sĩ Trần chỉ làm nhiệm vụ của của người nghiên cứu. Suốt toàn bản điều trần, không hề có một câu ác ý hay thù nghịch với đảng Cộng-sản Trung-quốc cũng như VN. Thưa Quý-vị,

Phần điều trần của tôi đến đây chấm dứt. Chúng tôi đợi những thắc mắc của Quý-vị.

Cử tọa đặt câu hỏi, câu hỏi thứ thứ 23:

– Một nguồn tin thân cận, ông Lê Kinh Tài là một Đại-sứ của Việt-Nam có nói rằng, sở dĩ ông Nông Đức Mạnh được đưa lên chức Tổng Bí-thư, vì nhờ uy tín của thân phụ là cố Chủ-tịch Hồ Chí Minh. Sự thực ra sao?

Một vị trong chủ-tọa đoàn (là Giáo sư y khoa) trả lời:

– Câu hỏi của Ngài đặt Gs Trần trước một khó khăn. Nếu ông không nói thực thì ông phạm tội đại hình là nói dối chúng ta. Còn như ông nói ra thì ông sẽ bị kiện lôi thôi. Tài liệu nghiên cứu ADN (DNA) về ông Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu của Gs Trần đã bán cho công ty DNAW hồi tháng 3 vừa rồi. Nên không thể tiết lộ. Tôi chỉ có nói tổng quát, tài liệu đó dùng hệ thống ADN để làm sáng tỏ nguồn gốc mơ hồ của các danh nhân cận đại Việt-Nam, trong ấy có 2 vụ lớn nhất.

– Cận sử, cũng như dư luận nói rằng Đại-Nam hoàng đế Bảo-Đại là con ông Hồng-Đề chứ không phải là con của Đại-Nam hoàng đế Khải-Định. Sự thực ra sao? Nhóm của Giáo-sư Trần đã tìm ra, được kiểm nhận là đúng với phương pháp ADN mới nhất (3-2001).

– Đảng Cộng-sản VN công bố Chủ-tịch Hồ Chí Minh là con ông Phó-bảng Nguyễn Sinh Huy. Ông Nguyễn Sinh-Huy là con một nông dân tên Nguyễn Sinh-Nhậm. Nhưng sử gia Trần Quốc Vượng của viện Sử-học Hà-nội lại công bố rằng ông Nguyễn Sinh Huy không phải là con ông Nguyễn Sinh-Nhậâm mà là con ông Hồ Sĩ Tạo. Rồi những nguồn tin trong nước nói ông Nông Đức Mạnh và mấy người nữa là con của Chủ-tịch Hồ Chí Minh. Sự thực ra sao? Nhóm của Giáo-sư Trần cũng nghiên cứu, được kiểm nhận là đúng với phương pháp ADN mới nhất (3-2001).

Vẫn vị cử tọa trên:

– Làm thế nào mà Gs Trần có thể lấy được ADN của những người trong cuộc?

Vẫn vị trong chủ tọa đoàn: – Thưa Ngài không khó vì …(chúng tôi bị cấm không phổ biến). Ngay những xương của người quá cố lâu rồi, ADN vẫn có khả năng xác định.

Tài liệu này được đánh số IFA-532-101001

PHỤ BẢN

Về cuộc mật đàm giữa Tổng Bí-thư Đỗ Mười, Thủ-tướng Võ Văn Kiệt và Chủ-tịch nhà nước Trung-quốc Giang Trạch Dân năm 1997.

Lời giới thiệu của IFA

Tháng bẩy năm 1977, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ được cử làm trưởng đoàn Pháp, của Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (Comité médical Franco-Chinois=CMFC) dẫn phái đoàn Pháp sang Trung-quốc làm việc trong hai tháng ở Bắc-kinh.

Đang lúc ông ở Bắc-kinh, thì Tổng-bí thư đảng Cộng-sản VN. Đỗ Mười và Thủ-tướng CS. Võ Văn-Kiệt cũng sang đây, hội với Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch-Dân. Nhờ quen thân với một vài ký giả ban Việt-Ngữ của đài tiếng nói Bắc-kinh, ông biết khá nhiều về cuộc mật nghị này. Trở về, ông viết thư cho một người bạn là ký giả Hồ Anh, chủ nhiệm bán nguyệt san Văn-nghệ Tiền-phong ở Virginia, Hoa-kỳ. Tuy là thư riêng, nhưng đây là một tài liệu lịch sử bang giao Hoa-Việt, nó có thể giúp độc giả một cái nhìn rõ ràng hơn về bang giao giữa hai đảng Cộng-sản Trung-quốc, Việt-Nam, nên chúng tôi xin đăng nguyên văn, để một biến cố lịch sử này không bị chôn vùi. Cứ như nội dung bài này, thì năm 1997, đảng Cộng-sản VN còn kênh với đảng CS Trung-quốc, thế mà sau đó sang thời kỳ Lê Khả Phiêu, thì Trung-quốc dùng phép tắc nào mà biến VN thành một thuộc địa? Điều này xin để các vị cao minh giải đoán.

Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản lãnh đạo nhà nước Việt-Nam nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc

Leave a Comment »

No comments yet.

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.